Thứ Ba, 10 tháng 10, 2023

Việt Nam có “hành quyết tùy tiện”, “bất chấp công luận”?

 


Ngày 27/9/2023, VOA Tiếng Việt đã có bài viết: “Hành quyết ‘tùy tiện’ Lê Văn Mạnh: Vì sao Việt Nam thi hành án tử tù bất chấp công luận”,  dẫn lời của gã luật sư vừa đào tẩu sang Mỹ Đặng Đình Mạnh, cho rằng “việc Việt Nam đưa ông Mạnh ra hành quyết chỉ hơn một tuần sau chuyến thăm của Tổng thống Biden cho thấy Việt Nam không sợ bị chỉ trích về vấn đề nhân quyền, vốn là một trụ cột trong chính sách ngoại giao quốc tế của Chính quyền Biden” và “chính quyền Việt Nam đang “dùng một phép thử” để xem dư luận phản ứng như thế nào.”

Trước hết cần lật giờ lại vụ án Lê Văn Mạnh. Gần 15 năm, xét xử bị cáo Lê Văn Mạnh (SN 1982, ngụ thô 4, xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa), với bản án tuyên cùng ngày là hình phạt chung: tử hình với 3 tội danh “Giết người”, “Hiếp dâm trẻ em” và “Cướp tài sản”. Theo cáo trạng số 81/KSND-P1 của Viện KSND tỉnh Thanh Hóa ngày 4/7/2005, vào khoảng 17 giờ ngày 21/3/2005, trong lúc đi tìm trâu ở bờ sông cầu Chày (thuộc thôn 4, xã Yên Thịnh, huyện Yên Định), Lê Văn Mạnh thấy cháu Hoàng Thị Loan (SN 1991), ngụ cùng thôn đang đi vệ sinh, nên đã nảy sinh ý định hiếp dâm cháu Loan. Do cháu Loan chống cự, nên Mạnh đã túm tóc, đập đầu Loan nhiều lần xuống đất làm cháu bị ngất, nằm bất động. Sau đó, Mạnh mang xác cháu Loan lội qua sông cầu Chày bỏ vào bụi cây rậm rạp ở bờ sông thuộc xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) nhằm dấu xác. Tại đây, Mạnh đã xé quần, áo của của cháu Loan làm dây quấn thắt vào cổ nạn nhân nhằm để mọi người nghĩ rằng cháu Loan tự buộc cổ mình tự sát; Mạnh còn dùng đất sét nhét vào âm hộ nạn nhân để che đậy hành vi hiếp dâm của mình. Thực hiện xong hành vi phạm tội, Mạnh về nhà nhà tắm rửa, thay quần áo. Tối cùng ngày, không thấy con gái về, nên ông Hoàng Văn Hồng (bố cháu Loan) đã cùng người nhà tổ chức đi tìm con nhưng không thấy. Đến trưa ngày 22/3/2005, người dân phát hiện xác cháu Loan ở bờ sông cầu Chày, phía bên xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân. Kết quả giám định pháp y ngày 30/3/2005 cho thấy cháu Loan “chết ngạt do thắt cổ, trên nạn nhân có bị ngạt nước, có bị hiếp dâm”.

Cũng theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Thanh Hóa thì trước đó, vào ngày 7/3/2003, khi đang làm ăn ở miền Nam, Lê Văn Mạnh đã cùng với Bùi Ngọc Du (người cùng quê) cướp một chiếc xe máy trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Sau khi gây án, Du bị bắt và bị tuyên phạt 11 năm tù. Còn Mạnh bỏ trốn về quê và bị cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố bị can, phát lệnh truy nã.

Ngày 20/4/2005, Lê Văn Mạnh bị bắt để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”. Đến ngày 23/4/2005, từ trong trại giam, Mạnh gửi một bức thư cho cha, nhận mình là người đã hiếp, giết cháu Loan. Từ đó, cơ quan công an đã điều tra và kết luận Mạnh có hành vi “Giết người”, “Hiếp dâm” và “Cướp tài sản”. Hai vụ án trên sau đó được cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa ra quyết định nhập lại, chuyển Viện KSND tỉnh Thanh Hóa truy tố bị cáo Lê Văn Mạnh về các tội “giết người; hiếp dâm trẻ em và cướp tài sản”. Ngày 29/7/2005, TAND tỉnh Thanh Hóa xét xử sơ thẩm, kết án tử hình Lê Văn Mạnh với 3 tội danh trên. Ngày 27/10/2005, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm và hủy bản án sơ thẩm. Đến ngày 25/11/2008, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội xử y án tử hình.Được biết, từ năm 2005 đến 2008, vụ án này đã trải qua tổng cộng 7 phiên tòa, gồm 3 lần xét xử sơ thẩm, 3 lần xét xử phúc thẩm và 1 lần giám đốc thẩm.

Từ lúc xảy ra vụ án đến nay, gia đình tử tù liên tục gửi đơn kháng cáo và kêu oan. Trong suốt quá trình, cơ quan điều tra cũng đã tiến hành rà soát vụ án với mục đích không làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm. Theo ông Lê Hữu Thể, phó viện trưởng Viện KSND tối cao cho biết việc gia đình Lê Văn Mạnh kêu oan như vậy cần phải được xem xét vì bản án tử hình là nặng nề với tất cả mọi người nên phải kiểm tra, thẩm tra lại, tránh để oan sai người vô tội và nếu đúng thì khi thi hành án cũng được dư luận đồng tình. Hơn hết, việc gia đình tử tù kêu oan là diễn biến tâm lý, hành động bình thường để cứu con. Tuy nhiên, bằng tất cả những chứng cứ hiện hữu cùng với việc cơ quan chức năng đã cố gắng xem xét toàn bộ vụ án đúng với quy trình, quy định pháp luật đều chứng minh được tử tù Lê Văn Mạnh đúng người, đúng tội. Tuy nhiên, việc các tổ chức nước ngoài cùng các cá nhân liên tục lợi dụng vụ việc, kích động người thân của tử tù cũng như những người dân trên mạng xã hội là hành động có chủ đích khiến dư luận hoang mang, dễ gây hiểu lầm và hoài nghi về tính công bằng của nền tư pháp Việt Nam. Từ đó khiến dư luận nảy sinh sự thiếu tin tưởng, dẫn đến những hành động quá khích gây nên những hệ quả đáng tiếc. Vì thế, người dân cần hết sức tỉnh táo trước những chiêu bài kích động như trên.

 Thứ hai, không thể gắn chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden với cái gọi là “tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Trên một số trang có trích câu phát biểu của Tổng thống Mỹ là “Tôi cũng đã nêu tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền là ưu tiên hàng đầu của cả chính quyền của tôi và của người dân Mỹ. Và chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại thẳng thắn về lĩnh vực này”. Một câu nói ngắn trong hàng nghìn câu mà Tổng Thống Mỹ phát biểu và báo chí Việt Nam có đề cập, không quá quan trọng với cả nội dung chuyến đi. Hơn nữa câu nói này có thể nói với cả thế giới. Bở lẽ, lâu nay vấn đề “nhân quyền” của Mỹ vẫn được chính quyền xem là thứ vũ khí để can thiệp vào công việc nội bộ của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thiết nghĩ, Tổng thống Hoa Kỳ sẽ không quá quan tâm đến một việc mà chưa chắc chắn hoặc chỉ nghe qua báo cáo mặc định đầy định kiến từ trước. Ông cũng không hy sinh mối quan hệ đang tốt đẹp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Nếu có ông đã chẳng đến! Và chắc chắn ông cũng chẳng quan tâm đến một nhóm người bất đồng chính kiến hay vi phạm pháp luật Việt Nam để đón chúng qua Hoa Kỳ (hay còn gọi là Mỹ).

Tôn trọng thể chế chính trị, ủng hộ một nước Việt Nam mạnh, độc lập, thịnh vượng và tự cường là quan điểm của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã đưa ra. Mỹ là một quốc gia độc lập, nên Việt Nam không can thiệp, áp đặt suy nghĩ hay ủng hộ quan điểm của họ. Tương tự đối với Việt Nam và bất kỳ quốc gia nào cũng thế. Chính vì vậy việc xử lý một đối tượng vi phạm pháp luật là một việc làm bình thường ở mọi quốc gia cũng như Việt Nam, nó không là “một phép thử” nào ở đây, VOV và Đặng Đình Mạnh hãy nhớ nhé.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét