Thứ Năm, 12 tháng 10, 2023

Thi hành án tử hình Lê Văn Mạnh: vì sao cần duy trì án phạt này?

 


Trước thông tin tử tù Lê Văn Mạnh đã bị thi hành án từ hình vào sáng ngày 22/9/2023 sau hơn 18 năm bị giam giữ, các tổ chức chống phá, phản động ở hải ngoại ngay lập tức sử dụng sự việc này để reo rắc mối hoài nghi, kích động những người nhẹ dạ cả tin phản đối chính quyền, hệ thống pháp luật của Việt Nam. Đáng buồn hơn, nhiều nhà “dân chủ tự phong” cũng lớn tiếng khóc thuê, mượn danh kêu oan để đánh bóng tên tuổi, nỏ mồm chống phá Đảng, Nhà nước.

RFA cũng nhân cơ hội này tung ngay lên mạng xã hội bài viết: “Ân xá Quốc tế: “Thật kinh tởm” khi chính quyền Việt Nam thi hành án tử hình Lê Văn Mạnh!”. Theo đó RFA đã viện dẫn phát ngôn của một số nhân vật “té nước theo mưa” để đưa ra những nhận định hết sức chủ quan, sai lệch sự thật nhằm công kích, vu khống Việt Nam. Trong đó có bà Chiara Sangiorgio, chuyên gia về án tử hình của cái gọi là tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng: “Vụ án này thật đau lòng và phẫn nộ, đồng thời là một dấu hiệu đáng ngại cho thấy Việt Nam sẵn sàng coi thường hoàn toàn các biện pháp bảo vệ cơ bản nhất của thủ tục tố tụng hợp pháp, ngay cả khi mạng sống bị đe dọa” và đưa ra yêu cầu rất vô lối: “Chúng tôi phản đối án tử hình trong mọi trường hợp. Việt Nam phải dừng tất cả các vụ hành quyết như một bước quan trọng đầu tiên trước khi thiết lập lệnh cấm và tiến tới bãi bỏ như hơn 2/3 số quốc gia trên thế giới đã làm. Các quốc gia không được giết người nhân danh an toàn xã hội và án tử hình không bao giờ là giải pháp cho tội phạm”. Còn ông Phil Robertson, Phó giám đốc Phân ban Châu Á của HRW – một kẻ chuyên dùng lá bài nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam đã xuyên tạc trắng trợn: “Việt Nam cố gắng che giấu sự thật rằng họ là một trong những quốc gia áp dụng nhiều án tử hình nhất ở châu Á và trên thế giới, nhưng vụ hành quyết Lê Văn Mạnh là một ví dụ nổi bật về mọi điều sai trái trong hệ thống tư pháp Việt Nam…”.

Trước hết cần lật giở lại vụ án Lê Văn Mạnh. Theo cáo trạng truy tố, vào lúc 17 giờ ngày 21/03/2005, Hoàng Thị Loan đi ra bờ sông Cầu Chày thuộc địa phận xã Yên Thịnh đi vệ sinh. Đến tối, gia đình phát hiện Loan mất tích liền tổ chức đi tìm nhưng không thấy. Đến 13 giờ ngày 22/03/2005, phát hiện xác Loan tại bờ sông Cầu Chày thuộc xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân – Thanh Hóa. Sau đó, cơ quan giám định pháp y tỉnh Thanh Hóa kết luận cháu Hoàng Thị Loan chết do bị thắt cổ, trên người nạn nhân có dấu hiệu ngạt nước, bị hiếp dâm. Ngày 20/04/2005, Lê Văn Mạnh bị bắt tại nhà (thôn 4, xã Yên Thịnh, Yên Định, Thanh Hóa) theo lệnh bắt tạm giam số 01 ngày 14/04/2005 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai do hành vi cướp tài sản và bỏ trốn (không liên quan vụ án trên). Ngày 23/04/2005, Lê Văn Mạnh từ trong trại giam gửi một bức thư cho bố, có nội dung nhận tội mình là người đã hiếp, giết cháu Loan. Cơ quan Công an đã thu giữ bức thư này và tiến hành điều tra. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan Công an đã có đủ cơ sở kết luận Lê Văn Mạnh có hành vi giết người, hiếp dâm và cướp tài sản đối với nạn nhân Hoàng Thị Loan. Ngày 29/07/2005, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa xét xử sơ thẩm, ra bản án kết án tử hình Lê Văn Mạnh với 3 tội danh “Giết người”, “Hiếp dâm trẻ em” và “Cướp tài sản”. Ngày 27/10/2005, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm hủy bỏ bản án sơ thẩm về tội danh “Giết người” và “Hiếp dâm trẻ em” với Lê Văn Mạnh, giao Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa tiến hành tố tụng lại từ giai đoạn điều tra. Ngày 29/7/2008, Tòa sơ thẩm TAND tỉnh Thanh Hóa vẫn kết án tử hình đối với Lê Văn Mạnh về tội “giết người” và “hiếp dâm trẻ em”. Và ngày 25/11/2008, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội xử y án tử hình. Vụ án đã trải qua 6 phiên tòa xét xử và một phiên giám đốc thẩm. Tất cả các phiên tòa đều xét xử công khai, đúng quy trình và tuân thủ đúng pháp luật. Tóm tắt như vậy để thấy vụ án hình sự do Lê Văn Mạnh bị cáo buộc là chủ mưu đã trải qua đầy đủ các phiên toà theo luật định. Tuy nhiên, từ đó đến nay, và gia đình Lê Văn Mạnh vẫn liên tục kêu oan, mặc dù không đưa ra được các chứng cớ, tình tiết mới có sức thuyết phục, làm thay đổi bản chất sự việc.

Như thông lệ, bất cứ sự kiện, vụ việc gì được dư luận quan tâm, nhất là có dính dáng đến chính quyền, pháp luật là ngay lập tức các tổ chức khủng bố cùng bè lũ chống phá ở hải ngoại như tận dụng triệt để. Lướt qua nội dung đủ thấy việc “kêu oan” cho tử tù Lê Văn Mạnh chỉ là cái cớ để bọn chúng chĩa mùi dùi công kích vào chính quyền, hệ thống pháp luật, lực lượng công an của Việt Nam để thực thi mưu đồ chính trị đê hèn quen thuộc. Giọng lưỡi, tâm của đám chống phá, phản động không mấy ai còn lạ, đáng tiếc là một số thành phần thiếu hiểu biết và có vấn đề về nhận thức, kể cả những đói tượng khác áo trí thức, dân chủ… cũng u mê, hoà mình với đám cặn bã bằng những lời lẽ rất hàm hồ, quy chụp. Trong những ngày này tài khoản Facebook mang tên Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện đã liên tiếp đăng tải các nội dung bài viết với nội dung “kêu oan” cho tử tù. Riêng “nhà dân chủ” rởm Thái Hạo có liền hai bài viết: “Giang hồ và tử tù” và “Thăm mộ tử tù Lê Văn Mạnh”…

Về luận điệu rêu rao rằng: “Chúng tôi phản đối án tử hình trong mọi trường hợp. Việt Nam phải dừng tất cả các vụ hành quyết như một bước quan trọng đầu tiên trước khi thiết lập lệnh cấm và tiến tới bãi bỏ như hơn 2/3 số quốc gia trên thế giới đã làm” mà RFA đăng tải thì cũng thấy cần nói rằng: Mạng sống của con người là vô cùng quý, ai cũng thấy rõ điều này. Tuy nhiên khi bày tỏ cảm nghĩ về án tử hình, người thường có vẻ như quá từ bi hỉ xả khi nghĩ tới nỗi đau của những kẻ tử tù. Vậy thì mạng sống của những người bị chúng cướp mất thì sao? Rồi còn rất nhiều hậu quả khác nữa như con mất cha, vợ mất chồng, một gia đình đang sống yên lành bỗng nhiên bị mất thành viên… Vua Minh Mạng nói rằng thà giết một người để những kẻ khác sợ mà không phạm tội còn hơn để tội phạm tràn lan, bởi sau đó số người thiệt mạng vì bị côn đồ giết còn nhiều hơn. Ứng cử viên Tổng thống Mỹ năm 1988, ông Michael Dukakis đã lấy chiêu bài bãi bỏ án tử hình để tranh cử. Nhưng khi bị hỏi rằng giả sử có một cô gái bị hãm hiếp, cướp của rồi bị giết chết thì ông có yêu cầu xử tử kẻ phạm tội hay không, thì chính ông Dukakis đã không trả lời được. Chúng ta không thể lấy ví dụ nước này hay nước kia bỏ án tử hình rồi làm theo, vì mỗi quốc gia có đặc điểm văn hóa – xã hội và lịch sử riêng. Đúng là đã có những kẻ bị tử hình do mù quáng, mất lý trí, nhưng án tử hình sẽ làm cho những người khác phải suy nghĩ cẩn thận trước khi hành động. Đó cũng là những tội ác trời không dung, đất không tha, nó đã hủy hoại cuộc sống cũng như thân thể con người, làm cho họ sống mà cũng như chết. Cũng cần nói thêm, hàng năm nhà nước Việt Nam đều có ân giảm án tử hình. Năm 2023, ngày 30/8/2023 Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã quyết định ân giảm từ hình phạt từ hình xuống tù chung thân cho 11 bị án. Đây không phải lần đầu tiên Chủ tịch nước ra quyết định ân giảm án tử cho các bị án. Trong năm 2022, Chủ tịch nước 2 lần ra quyết định ân giảm từ án tử hình xuống chung thân cho 31 trường hợp, gồm 4 bị án là người nước ngoài.

Cần khẳng định, việc áp dụng án tử hình thuộc về chủ quyền quốc gia về tư pháp hình sự, hiện vẫn là thực tiễn trong áp dụng pháp luật ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việc dừng hay bỏ án tử hình cũng được quy định trong các điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Ở Việt Nam, việc tuyên phạt và thi hành án tử hình chỉ áp dụng với một số tội danh đặc biệt nghiêm trọng, phù hợp với Công ước về các quyền dân sự, chính trị. Gần đây nhất, bộ luật Hình sự 2015 đã tiếp tục bỏ án tử hình ở 8 tội danh và quy định người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người trên 75 tuổi khi phạm tội sẽ không bị áp dụng mức án này. Vì vậy không thể lợi dụng việc tử hình đối với một số kẻ phạm những tội ác nghiêm trọng để xuyên tạc, chống phá nhà nước Việt Nam như những gì mà RFA đang rêu rao trong bài viết trên.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét