Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Bàn về KIẾN NGHỊ TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG THÚC ĐẨY NHÂN QUYỀN: KIẾN NGHỊ LỖI THỜI

Bàn về KIẾN NGHỊ TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG THÚC ĐẨY NHÂN QUYỀN:
KIẾN NGHỊ LỖI THỜI

Bốn mươi cán bộ hưu trí (tôi xin gọi đúng bản chất của các cụ) vừa có kiến nghị gửi Chủ tịch nước, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đề nghị lập Hội đồng thúc đẩy nhân quyền được đăng tải trên tràn Diễn đàn XHDS http://diendanxahoidansu.wordpress.com/2013/11/27/kien-nghi-to-chuc-hoi-dong-thuc-day-nhan-quyen/#more-4274 và đang được các trang truyền thông nước ngoài, lề trái cổ súy.

Đọc bản Kiến nghị này, tôi phải nói rằng, thành thực chia sẻ rằng kiến nghị của các cụ đã rất LỖI THỜI rồi. Lý do?

1. Thứ nhất, Chính phủ đã thành lập cơ quan chuyên về công tác Nhân quyền từ lâu lắm rồi. Tên gọi của nó là BAN CHỈ ĐẠO NHÂN QUYỀN tại Quyết định số 63/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2004 và hoàn thiện mô hình tổ chức từ Trung ương và địa phương rồi.

2. Thứ hai, chức năng và nhiệm vụ mà các cụ đề nghị cho Hội đồng thúc đẩy Nhân quyền này như: “Phổ biến rộng rãi toàn văn các văn bản về nhân quyền”;  rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật của Việt Nam khác/mâu thuẫn với các văn bản pháp luật quốc tế; cập nhật và quảng bá thông tin về tình hình thực thi nhân quyền tại VN; tiếp xúc, phối hợp với các cấp chánh quyền trong nước và các cơ quan của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc để trao đổi thông tin và xử lý thông tin về nhân quyền, phổ biến, truyền đạt kiến thức, tổ chức hội thảo về nhân quyền cho nhân dân;  Vận động trợ giúp, chia sẻ, góp phần khắc phục hậu quả đối với những trường hợp nhân dân bị vi phạm nhân quyền mới chỉ là MỘT PHẦN trong chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo về Nhân quyền các cấp đã và đang thực thi rồi.

3. Từ năm 2007, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đặt yêu cầu với Viện Nhân quyền Đức trình Quốc Hội về lập mô hình CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA với nghiên cứu tổng thể các mô hình cơ quan nhân quyền các nước trên thế giới, đã trình Quốc hội xem xét xây dựng mô hình cơ quan nhân quyền quốc gia cho Việt Nam (Xin tham khảo tại http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_TAILIEU/Attachments/1018/NHRI_study_final_vn.pdf). Việc nghiên cứu này là cơ sở cho việc xây dựng văn bản luật Nhân quyền, từ đó mới xây dựng mô hình hoàn thiện cho Cơ quan Nhân quyền được. Hiện Ban Chỉ đạo về Nhân quyền đang xúc tiến việc này. Không thể đoành một phát là khai trương một cơ quan Chính phủ như các cụ vẽ hươu vẽ vượn ngay được, bởi mô hình xây dựng nên rồi không dễ sửa vì đó là cả chi phí nhân sách khổng lồ vận hành nó. Một quy trình làm việc chủ động và đã triển khai từ lâu của Chính phủ để hoàn thiện cơ quan nhân quyền quốc gia, chứ nó không chỉ gồm vài đề mục đơn điệu, sơ sài mà các cụ đưa ra đâu.

Giá mà đội bậu xậu, cháu chắt tư vấn cho các cụ chịu khó Google thì kiến nghị của các cụ không bị lỗi thời cả chục năm như thế này. Thật tiếc!


Nguyễn Biên Cương

2 nhận xét:

  1. Tôi không thích lý thuyết dài dòng mà chỉ trông đợi kết quả hiện hữu của tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, trong đó nhìn nhận Tổ quốc, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia và quyền lợi của nhân dân là trên hết. Ví như những phiên tòa xét xử công khai đang được dư luận chú ý thì nên truyền hình trực tiếp ; vừa tuyên truyền công khai tính công minh của pháp luật- để người dân được giám sát quá trình tố tụng và xét xử, vừa có ý nghĩa răn đe những hành động vi phạm pháp luật một cách rộng rãi, hiệu quả thay cho việc hạn chế người muốn theo dõi phiên tòa bằng cách ngăn cản. bắt bớ,..."bôi mỡ cho kiến nó đốt". Ý Đại tá thế nào?

    Trả lờiXóa