Tôi
đã được đọc nhiều bài viết bầy tỏ sự hoài nghi về đạo đức nghề
nghiệp và năng lực của luật sư Trần Vũ Hải. Tuy nhiên, trong suy nghĩ
của tôi từ trước tới nay, luật sư Hải luôn là một chuyên gia luật có
uy tín và năng lực pháp lý. Chính vì vậy, tôi không để ý nhiều đến
những điều thị phi về luật sư Hải. Thế nhưng, sau khi đọc bài viết “Điều
258 bẫy ai” được các trang blog đăng tải giới thiệu là của luật sư
Trần Vũ Hải đã khiến tôi phải có suy nghĩ lại về vị luật sư này.
Mở đầu bài
viết của mình, có lẽ để thể hiện sự uyên bác về kiến thức pháp
luật, luật sư Hải đã đưa ra một câu chuyện để lý giải về nguồn gốc
của Điều 258 qui định trong Bộ luật Hình sự hiện hành. Câu chuyện
này có lẽ phải đặt ra nghi ngờ đây là sản phẩm của trí từ trí
tưởng tượng của luật sư Hải bởi lẽ tất cả những ai có chút kiến
thức nghiên cứu về pháp luật hình sự đều biết Điều 258 qui định
trong luật hình sự hiện nay đã được Bộ luật hình sự năm 1985 qui
định tại Điều 205a (điều luật được sửa đổi bổ sung vào ngày 12-8-1991 và có
hiệu lực vào ngày 16-8-1991). So với Điều 205a Bộ luật hình sự năm 1985 thì
Điều 258 Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ sửa đổi, bổ sung khoản 1 với qui định
về “lợi dụng quyền tự do tôn giáo” và làm rõ hơn “ xâm phạm quyền lợi ích hợp
pháp” của tổ chức, công dân; bổ sung khoản 2 với khung hình phạt với trong
trường hợp “phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng”. Sự thật chẳng có
sự liên quan nào đến câu chuyện mà luật sư Hải đưa ra. Đây rõ ràng là
một câu chuyện bịa đặt nhưng với mục đích gì thì có lẽ chỉ luật sư
Hải mới trả lời được.
Trong phần chính
của bài viết, tôi không thấy luật sư Hải có phân tích, hay đề cập
đến một nội dung nào có ý nghĩa hay giá trị về mặt pháp lý của
điều luật. Cái mà luật sư Hải tập trung phần lớn thời lượng trong
bài viết của mình là để phân tích từ ngữ. Đây là lĩnh vực rõ ràng
luật sư Hải không phải là chuyên gia, chính vì vậy sai sót xảy ra la
điều dễ hiểu bởi những cách lý giải mang ý kiến chủ quan của cá
nhân. Theo cách lý giải của luật sư Hải với việc qui định “lợi
dụng các quyền tự do dân chủ…”
có nghĩa là “nếu Tòa án muốn kết tội bị cáo về tội này, Tòa án phải chứng minh bị cáo đã
lợi dụng các quyền,
tức đã lợi dụng ít nhất từ hai quyền tự
do dân chủ trở lên” và có khi phải “chứng minh bị cáo phải lợi dụng
tất cả các quyền được liệt kê trong điều 258 BLHS” và đi đến kết luận “chỉ có thể kết tội theo điều này nếu chứng minh bị cáo lợi dụng ít
nhất hai quyền tự do dân chủ trở lên”. Chỉ cần có kiến thức sơ đẳng về
pháp luật, chắc chắn ai cũng sẽ phải buồn cười khi đọc những lập
luận cũng như cách lý giải điều luật hết sức ngây ngô nêu trên. Và
chắc chắn không một ai có thể nghĩ đây là nhận thức pháp luật của
một chuyên gia về luật: luật sư Trần Vũ Hải.
Điều 258 tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân qui định:
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các
quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong
trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Đây là tội nhà
làm luật quy định nhiều hành vi phạm tội khác nhau trong cùng một điều luật. Với
cách hành văn của điều luật: “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác…”
thì bất cứ đọc lên cũng hiểu rằng đây là
việc thống kê những quyền mà tội phạm có thể lợi dụng. Phân tích
về hành vi khách quan của điều luật, ta sẽ thấy với qui định này người
phạm tội có hai hành vi chính, đó là hành vi lợi dụng và hành vi xâm phạm. Lợi
dụng và xâm phạm là hai hành vi cần và đủ, nếu lợi dụng nhưng chưa xâm phạm
hoặc xâm phạm nhưng không lợi dụng thì chưa phải là hành vi phạm tội này. Tuy
nhiên, hành vi lợi dụng và xâm phạm lại không giống nhau, mà tuỳ thuộc vào quyền mà người phạm tội lợi dụng và lợi ích bị xâm phạm, nên tuỳ thuộc
vào từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể thực hiện một trong những
hành vi như: lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Và có lẽ, để tránh những nhận
thức lệch lạc, sai lầm về điều 258 BLHS như kiểu của luật sư Hải, điều
văn của điều luật không cần phải liệt kê những quyền mà người phạm tội lợi dụng
mà chỉ cần quy định “lợi dụng quyền tự do dân chủ” là đủ, còn quyền cụ thể nào sẽ
do các cơ quan tiến hành tố tụng xác định căn cứ vào Hiến pháp và pháp luật.
Khi đọc bài
viết này, tôi chỉ mong rằng tác giả của nó không phải là luật sư
Hải, đây chỉ là sự lợi dụng danh tiếng và uy tín của ông Hải để gây
sự chú ý của dư luận trong thời điểm nhà nước Việt Nam truy tố và
xét xử một số ngươi về các hành vi qui định tại điều 258. Còn nếu
thực sự bài viết này là của luật sư Hải có lẽ ông Hải đang tự tay
hủy hoại uy tín cũng như tiếng tăm của bản thân mình. Nhưng điều đáng
nói hơn cả là với bài viết này cùng với một số bài viết khác
trong thời gian gần đây, có lẽ luật sư Hải cũng đang tự đưa mình vào
vòng điều chỉnh của Điều 258 mà bản thân cũng không nhận ra do những
khiếm khuyết ngay trong kiến thức pháp luật của chính mình.
Quang Minh
Trả lờiXóahãng bay eva
vé máy bay đi boston mỹ
hang khong korean air
vé máy bay đi mỹ
Vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Kien Thuc Du Lich