Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Tiền đề cho các phong trào dân chủ Việt (2): bấu víu vào bóng ma của Việt Nam cộng hòa


Lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống Dương Văn Minh ngày 30/4/1975 đã đặt dấu chấm hết cho chính thể Việt Nam Cộng hòa (VNCH), tuy nhiên, bóng ma của chế độ này vẫn còn ẩn hiện quanh quẩn nhiều nơi, ám ảnh đời sống nhiều người. Sau khi thất bại năm 1975, cánh quan chức tướng lĩnh của chính quyền Sài Gòn cũ chạy được ra nước ngoài như Pháp, Mỹ… đã liên lạc chặt chẽ với nhau nhờ cùng có lòng căm thù và cùng nuôi chí phục thù, phục quốc. Một lực lượng khác là những người dân thường bỏ xứ mà đi trên những con thuyền lênh đênh hay qua những miền biên giới heo hút đến sống nơi đất khách quê người, họ là những đối tượng dễ dàng bị các chính trị gia thất thế nhồi nhét tư tưởng căm thù. Hai lớp người này tạo thành cộng đồng người Việt lưu vong, gắn kết với nhau trên cơ sở lòng căm thù, cùng chung một mộng kéo lại lá cờ sọc ba que.

Hoạt động thường niên nổi bật của cộng đồng người Việt lưu vong là tổ chức ngày tưởng niệm Quân lực VNCH 19/6. Lễ kỉ niệm này thường được tổ chức bởi Liên hội Cựu Quân nhân quân lực VNCH như một phương thức kích động bạo lực và khơi dậy lòng căm thù với hoạt động chủ yếu là đả kích bêu xấu Cộng sản. Trong lễ tưởng niệm được tổ chức ngày 20/6/2015 tại San Jose, một cực chiến binh đại diện cho Liên hội Cựu Quân nhân quân lực VNCH tuyên tội: “Hồ Chí Minh và tập đoàn Cộng sản là tội đồ dân tộc! Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ đồng bào đứng lên đòi sự sống, đòi nhân quyền, đòi dân chủ và tự do.” Lễ tưởng niệm thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ sinh sau năm 1975, chẳng hạn như Long, một thanh niên ở San Jose, theo lời cậu “Việt Nam mất hết tự do, nhân dân đang bị ức hiếp, lớp trẻ thì bị tẩy não”. Một bạn trẻ khác, Lê Phước Thoại, cũng sống ở San Jose lên tiếng yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do cho những “nhà dân  chủ”. Cũng tại lễ tưởng niệm này, Nguyễn Ngọc Dũng nêu quan điểm: “Việt Nam mai sau không thể có bóng dáng những gì thuộc về cộng sản. Chúng tôi ước mong những nhà đấu tranh dân chủ tiếp tục con đường của những chiến sĩ quân lực VNCH” [1]. Thông điệp ở đây khá rõ: các nhà đấu tranh dân chủ là những “chiến sĩ kiểu mới” của quân lực VNCH.


Gọi là “chiến sĩ kiểu mới” để phân biệt với những chiến sĩ kiểu cũ, đấu tranh bằng bạo động vũ trang như Hoàng Cơ Minh và Nguyễn Hữu Chánh. Cần nhớ rằng hai người này cũng núp dưới danh nghĩa của Quân lực VNCH và dùng lòng thù hận và giấc mơ phục quốc để xây dựng tổ chức của mình. Năm 1981, Hoàng Cơ Minh lập một căn cứ ở tỉnh Uđông (Thái Lan), đồng thời lập ra “Việt Nam Canh tân Cách mạng đảng”, gọi tắt là đảng Việt Tân. Từ đó, Minh tuyển mộ và huấn luyện đội quân 200 người để phục vụ kế hoạch Đông tiến về Việt Nam, tuy nhiên, sau hai lần thất bại trong việc xâm nhập qua biên giới Việt Lào, Minh tự sát [2]. Cũng lập căn cứ huấn luyện ở Thái Lan, nhưng không chiến đấu từ biên giới như Hoàng Cơ Minh, Nguyễn Hữu Chánh quyết đưa người của mình vào khủng bố bằng thuốc nổ ở các thành phố lớn, tuy nhiên các nhóm hành động này nhanh chóng bị bắt vào giai đoạn 1999-2000 [3]. Các kế hoạch khủng bố của Chánh đều bất thành, và Chánh bị chính phủ Việt Nam bắt vào năm 2006 tại Hàn Quốc [4].

Không ồn ào công khai dương ngọn cờ vàng như cánh tướng lĩnh quân đội, một thế lực khác ẩn mình kỹ hơn, luôn kêu gọi đấu tranh bất bạo động, giữ lập trường “dân chủ ôn hòa”, đó là thế lực của Nguyễn Gia Kiểng, đại diện cho lớp trí thức VNCH cũ. Nguyễn Gia Kiểng sinh ra trong một gia đình theo Quốc dân Đảng, di cư vào Nam năm 1945, gia đình ông bị Ngô Đình Diệm truy lùng vì tình nghi âm mưu chống chính quyền, những hoạt động chính trị của Kiểng chỉ bắt đầu sau khi Diệm bị lật đổ. Năm 1982, Kiểng sang Pháp, nhanh chóng bắt liên lạc với các tri thức VNCH tại đây, lập nên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, và bắt đầu xuất bản báo Thông luận từ năm 1988 [5]. Với con đường “dân chủ ôn hòa”, ban đầu Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên nhanh chóng chiếm được lòng tin của nhiều người trong nước. Bề ngoài, tổ chức này luôn đóng vai người hòa giải dân tộc và đấu tranh cho dân chủ bằng phương thức bất bạo động, nhưng bên trong, họ không ngừng tiếp cận và điều phối các tổ chức trong nước. Một chiêu bài mị dân, Kiểng cho ra quyển sách “Tổ quốc ăn năn” lật ngược các vấn đề dân tộc và lịch sử, đặc biệt là bôi xấu con đường cứu nước của Đảng Cộng Sản. Đoạn sau đây được trích từ bài “Một bài học lịch sử”, nằm trong phần 2 “Con đường đã qua” của quyển sách Tổ quốc ăn năn:

“Đảng cộng sản đã vận động được lòng yêu nước đó để dựa vào chiêu bài giải phóng dân tộc mà tranh đấu cho chủ nghĩa cộng sản và họ cũng đã giáng một đòn chí tử vào lòng yêu nước vừa mới có được một sức mạnh. Lần đầu tiên ở nước ta xuất hiện một lực lượng không kêu gọi đoàn kết dân tộc mà kêu gọi hận thù giữa dân tộc. Tiếng gọi đấu tranh giai cấp về thực chất là một tiếng gọi nội chiến, một tiếng gọi giải thể quốc gia, thay thế tinh thần quốc gia bằng tinh thần giai cấp. Sau đó chính sách toàn trị của họ đã biến đất nước thành của riêng một đảng - như ngày trước nó là của riêng một dòng vua - và trục xuất đại khối dân tộc khỏi định mệnh đất nước. Đã thế, đảng cầm quyền lại còn áp dụng vô số biện pháp phân loại dân chúng và phân biệt đối xử. Những đỗ vỡ và thất vọng kéo dài quá lâu đã làm sụp đổ lòng yêu nước của người Việt.”

Được coi như quyển sách cốt lõi về tư tưởng của Phong trào dân chủ, tuy nhiên Tổ quốc ăn năn lại là một tài liệu nghiên cứu tồi, một tác phẩm lý luận dở. Sách bàn nhiều về lịch sử, nhưng không đưa ra sử liệu rõ ràng, rút ra nhiều kết luận, nhưng hiếm kết luận nào có hệ thống căn cứ vững chắc. Trong sách, Kiểng bàn từ chuyện Tây sang chuyện Tàu, từ Đông Chu Liệt Quốc đến đời nay, nhưng đa phần ý tưởng là áp đặt chủ quan hay những ý nghĩ vu vơ ghi chép lại của tác giả, không hề có bằng cớ, lập luận logic hay cơ sở khoa học. Chẳng hạn như dựa vào câu “Công hồ dị đoan, tư hại đã dĩ”, tác giả kết luận Khổng Tử “bài bác việc mở mang kiến thức” (Trong bài “Anh không biết gì về cộng sản” ở phần 3 “Vì đâu nên nỗi”). Trường hợp khác, trong bài “Ảo ảnh Lý Trần” ở phần 2 “Con đường đã qua”, tác giả kết luận mà không dẫn ra bất kì sử liệu cụ thể nào: “Trong khoảng thời gian năm trăm năm độc lập, trong đó bốn trăm năm là thời đại Lý Trần, nước ta đã tụt hậu rất nhiều, rồi mất độc lập.” Không chỉ là một cuốn sách mị dân rẻ tiền, đó còn là một tác phẩm ăn cắp trắng trợn, chính Nguyễn Gia Thưởng – một đồng đội sát cánh cùng Kiểng đã lên tiếng tố cáo và đăng công khai thông tin này trên e-Thông Luận, trang phát ngôn chính thức của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Theo đó, tác phẩm “Tổ quốc ăn năn” đã mượn toàn bộ ý tưởng và câu văn từ quyển “Le Mal Français” của Alain Peyrefitte, thậm chí sao chép ngay cả cách bố cục, cách dùng từ [6]. Mặt nạ của Kiểng chỉ rơi xuống khi nội bộ của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên có sự phân tách lớn trong năm 2016, và đã dẫn tới một cuộc ly khai. Trái với sự ôn hòa dựng tạm trong nhiều năm, sau khi ly khai các phe phái trong tổ chức cũ đã không tiếc lời bêu xấu nhau trước công luận [7] [8] [9].

Bên cạnh Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, một tổ chức khác cũng nổi bật trong “làng” chống Cộng là đảng Việt Tân. Ban đầu được Hoàng Cơ Minh thành lập để tiến hành bạo động vũ trang, sau khi thất bại, Việt Tân đổi hướng hoạt động từ khủng bố sang rêu rao các lý tưởng về dân chủ nhân quyền. Đây là một chiêu bài để Việt Tân thâu tóm người dân tại San Jose, làm đầu nậu số phiếu cho các chính khách Mỹ. Không ít dân biểu của Mỹ có mối quan hệ mật thiết với tổ chức này, tiêu biểu có thể kể đến Lorretta Sanchez, dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ từ năm 1997 đến 2017, người luôn tích cực đứng ra bảo vệ các phần tử chống phá trong và ngoài nước, đồng thời liên tục lên tiếng tại Hạ Viện Hoa Kỳ, đệ nạp các dự luật gây sức ép đến Việt Nam về vấn đề nhân quyền [10] [11]. Thông qua Lorretta Sanchez, Việt Tân đã môi giới thế lực đấu tranh chống chính quyền trong nước với Đảng Dân chủ Mỹ. Để tạo cơ sở niềm tin, Việt Tân luôn truyền thông rầm rộ về các cuộc gặp gỡ hay mối quan hệ của tổ chức này với các chính khách Mỹ [12]. Với lộ trình này, toàn bộ những lời tuyên truyền về nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam đều do một tay Đảng Việt Tân đứng đằng sau đạo diễn cùng với sự hỗ trợ của Mỹ [13]. Chiêu bài kích động lật đổ chính quyền này của Mỹ từng được diễn đi diễn lại ở Ba Lan, Ả Rập, Ukraine, Myanmar…


Chịu ảnh hưởng bởi các tuyến tuyên truyền lệch lạc của các thế lực cờ vàng, giới trí thức văn nghệ sĩ phản biện bắt đầu có xu hướng nuối tiếc cho thời VNCH. Thậm chí, có nơi còn cực đoan hóa, coi mọi giá trị dưới thời VNCH đều là tốt đẹp, mọi thứ gắn với Cộng sản là xấu xa. Ngày 3/3/2014,  một nhóm các nhà văn đã từng tham gia Đảng Cộng sản nay muốn tách khỏi các tổ chức có ảnh hưởng của Đảng, lập nên Văn đoàn Độc Lập. Trên website của văn đoàn này ở địa chỉ vanviet.info, các tác phẩm văn chương của VNCH được đăng trang trọng trong một chuyên mục riêng tên là “Văn học miền Nam trước 75”, trong khi đó, không hề có một chuyên mục tương tự cho văn học Cách mạng hay văn học thời kỳ trước đó. Xu hướng ca ngợi VNCH một cách mù quáng còn được thể hiện trong một loạt các bài viết ca ngợi nền giáo dục của chế độ cũ [14]. Trên internet, những ảnh chụp, bản scan sách giáo khoa cũ của VNCH được lưu truyền, triết lý giáo dục, hệ thống phân lớp và bằng cấp thời đó cũng được lật lại và chia sẻ với những lời tấm tắc xuýt xoa. Cái được khen nhiều nhất của nền giáo dục ấy vẫn là “tinh thần dân chủ”, chẳng hạn như theo nhà phê bình văn học Thụy Khuê, “nhờ sự tự trị của đại học mà các giáo sư có quyền giảng dạy tự do, không bị áp lực chính trị của chính quyền, điều kiện giáo dục này cho phép miền Nam xây dựng được một tầng lớp trí thức”. Bỗng dưng, người ta đưa nền giáo dục này lên thành chuẩn mực, thành hình mẫu đáng học tập, và quả thật họ cũng có học tập theo. Khẩu hiệu “Nhân bản – dân tộc –khai phóng” được dựng lại với nhiều phiên bản, đội nhiều lốt khác nhau, không khó để nhận ra tư tưởng này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của Quỹ Phan Châu Trinh, Nhà xuất bản Tri Thức và nhiều hội đoàn tổ chức khác. Tuy nhiên, dường như những người “tâng” nền giáo dục này lên quá cao đang lờ đi một sự thật rõ ràng rằng chính trong cái thời mà họ cho là hoàng kim của giáo dục và tri thức ấy, có rất nhiều phong trào phản đối của sinh viên nổ ra trên toàn miền Nam, và cũng nhiều không kém là những hoạt động đàn áp sinh viên biểu tình. Thực tế, các trường đại học VNCH chưa bao giờ được tự trị, mà luôn bị chi phối bởi Bộ Giáo dục và Tổng Nha Công vụ về mặt hành chính. Một sự thật khác: theo chính sách quân sự đề ra từ phía Mỹ, chính quyền Sài Gòn đã sử dụng nhiều cách khác nhau để biến các trường đại học thành những trại lính dự bị chuẩn bị cho cuộc chiến[15]. Chất lượng của nền giáo dục ấy được phản ánh rõ qua các phong trào biểu tình của sinh viên. Nếu đó là một nền giáo dục tốt đẹp, tại sao lại có nhiều phong trào sinh viên đến vậy? Nếu nền giáo dục ấy thật sự đề cao con người, vậy sao lại đàn áp các phong trào một cách bạo ực và dã man?

Các nhóm dân chủ “bình dân” khác đều nhận tài chính trực tiếp hoặc các hoạt động ngoại vận khác từ các tổ chức cờ vàng hải ngoại thì miễn bàn, luôn công khai hoặc ý nhị xiển dương cờ vàng và ca ngợi các “giá trị tự do” thời VNCH như là cách để lấy lòng hải ngoại, thu hút truyền thông nước ngoài và thu hút tài chính cũng như để gây dựng “thương hiệu nhà hoạt động dân chủ” cho mình. Thành công nổi trội như Phạm Thị Đoan Trang, Hồng Thái Hoàng, Mai Dũng, Mẹ Nấm Gấu, …

Tóm lại, phong trào dân chủ hiện tại qua muôn vàn động thái luôn cố tỏ ra cao thượng, đại diện cho thứ lý tưởng tốt đẹp, tuy nhiên bỏ qua vẻ ngoại đánh lạc hướng ấy, tận sâu bên trong nó lại là những thế lực ngầm đang cố chi phối cộng đồng bằng lòng thù hận, biến những người đấu tranh trở thành tốt thí cho âm mưu và tham vọng quyền lực của mình. Năm 2011, cái gọi là Chiến dịch Cờ vàng được tuyên bố là đã thành công khi 14 tiểu bang, 7 quận hạt và nhiều thành phố ở Hoa Kỳ đã công nhận cờ ba sọc đỏ là lá cờ chính thức đại diện cho cộng đồng người Việt tỵ nạn. Chính thể VNCH chết đã lâu, nhưng bóng ma của nó thì còn theo lá cờ vàng len lỏi khắp cộng đồng người Việt cực đoan còn đem lòng thù hận và đáng sợ hơn là đã xâm nhập, chi phối đường hướng hoạt động của cái gọi là phong trào dân chủ Việt.
Nguồn blog http://giaidieutoquoctoi.blogspot.com
Chú thích
[1] Clip về lễ kỷ niệm ngày quân lực VNCH năm 2015 tại San Jose https://www.youtube.com/watch?v=r-hm9XHzkEg
[3] Kay Johnson, “Terror Made in the USA”, Tuần báo Time, ngày 22-10-2001.
[4] Theo Yonhap News, “Vietnam protests S. Korea’s rejection of its extradition request”, The Hankyoreh, ngày 29-7-2006.
[7] Tuyên bố bất tín nhiệm Thường Trực THDCĐN nhiệm kỳ 2014-2016. www.ethongluan.org. 15-12-2016.
[9] Càng mạnh hơn sau thử thách, www.thongluan-rdp.org, 26-1-2017.
[10] Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện HK cùng 20 dân biểu bảo trợ Nghị Quyết H.Res 484, Viettan.org, ngày 3-4=2012. Bản xem ngày 5-10-2016.
[12] DB Loretta Sanchez giải thích về cuộc phỏng vấn trên Univision, Viettan.org, ngày 29-8-2010, bản xem ngày 25-11-2016.
[13] Chương trình truyền hình gây quĩ cho dân biểu Loretta Sanchez tại đài SBTN, Viettan.org, ngày 26-7-2015.
[14] Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến, Tuxtini.com, ngày 1/12/2013
[15] Ths. Hoàng Thị Hồng Nga, Một số phong trào đấu tranh của sinh viên miền Nam Việt Nam (1954-1975), Tạp chí Lịch sử quân sự, số 271 (tháng 7-2014), tr.22-27.

2 nhận xét:

  1. Nhìn thấy tựa bài "Việt Nam cộng hòa" là chưa cần đọc cũng đoán ra nội dung. Cố gắng đọc thêm 1 phần thì phải ngưng. Những bài thế này dành cho ai đọc? Đám chống "Cộng" thì tất nhiên không đọc những bài như thế này. Còn người VN nhìn thấy cụm từ "thời Việt Nam cộng hòa" cũng không tài nào đọc hết được. Vì chỉ cụm từ đó thôi đã diễn giải lất ngược lại hết bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, diễn giải kháng chiến chống Mỹ theo quan điểm kẻ mạnh, đài địch. Đi ngược lại hết tất cả các tư liệu, ấn phẩm, sách báo, lời cụ Hồ, lời tướng Giáp, sách giáo khoa, trường học vân vân về ý nghĩa kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

    Lịch sử VN không có "thời VNCH". Chỉ có thời VNDCCH và miền Nam chống Mỹ xâm lược. Cái gọi là VNCH là đứa con lai bù nhìn Pháp-Mỹ, là công cụ xâm lược của giặc. Nó sụp đổ khi tên lính cuối cùng của giặc lên trực thăng tháo chạy năm 1975.

    Trả lờiXóa