Là
đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, dĩ nhiên trong quá trình hoạt
động, Đảng Cộng sản không tránh khỏi đụng chạm đến lợi ích riêng của những nhóm
người, giai tầng xã hội khác. Những kẻ trục lợi chính trị, những phe cánh thất
thế đang nương dựa ngoại bang hòng tìm đường trở lại nước non đã ranh mãnh lợi
dụng mâu thuẫn sẵn có này để nổi lên những ngọn lửa căm thù qua đó thừa cơ cháy
nhà hôi của. Thực vậy, nghiên cứu các luồng tư tưởng chống Cộng mới dấy lên, dễ
nhận ra rằng sức hiệu triệu lòng người của lá cờ “dân chủ” hoá ra lại đến từ mối
thù hằn mang tính giai cấp thông qua những vụ án như Quốc Dân Đảng, Cải Cách Ruộng
Đất hay Nhân Văn Giai Phẩm.
Vụ
án phố Ôn Như Hầu là đỉnh cao của mâu thuẫn Quốc – Cộng, nhưng cần phân định
rõ: Quốc dân Đảng giai đoạn này khác xa ý định ban đầu của Nguyễn Thái Học. Thập
niên 30, tàn đuốc khởi nghĩa vũ trang ở Yên Bái sớm bị dụi tắt vẫn kịp nhóm lên
một phong trào đấu tranh theo chủ nghĩa tam dân với một loạt hội đoàn, đảng
phái Quốc dân mới xuất hiện cả trong và ngoài nước. Dưới bàn tay sắp đặt của
chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, tháng 5/1945 tại Trùng Khánh, các đảng này liên
minh và hợp nhất, tạo thành Đại Việt Quốc dân Đảng, hay gọi tắt là Việt Quốc.
Sau
ngày Việt Nam giành lại độc lập, Việt Quốc ráo riết hoạt động chống chính quyền
non trẻ vừa thành lập. Trên mặt trận tư tưởng, họ cho xuât bản báo Việt Nam vào
tháng 11/1945, liên tục bêu xấu, bôi nhọ Nhà nước, cáo buộc Hồ Chí Minh độc tài,
kêu gọi các lực lượng cùng đứng lên lật đổ [1]. Về quân sự, được sự hỗ trợ từ
Trung Hoa, Việt Quốc thành lập 7 chiến khu khắp miền Bắc và miền Trung, đặc biệt
chú trọng kiểm soát các tỉnh dọc biên giới Việt Trung. Thêm vào đó, mượn cớ được
Đồng Minh ủy nhiệm giải giới quân đội Nhật ở Đông Dương từ phía Bắc vĩ tuyến 16
(Đà Nẵng) đến biên giới Việt Hoa, 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc đổ xuống đã yểm
trợ cho các yếu nhân Việt Quốc và Việt Cách (Vũ Hồng Khánh, Nguyễn Hải Thần,
Nguyễn Tường Tam) về nước, tạo thế cho Đảng Quốc dân lộng quyền [2].
Trước
tình hình quân Pháp lăm le ở miền Nam, những người cộng sản cần hêt sức tránh thế
lưỡng đầu thọ địch, nên đã để quân Tưởng giúp Việt Quốc chiếm cứ nhiều tỉnh Bắc
Bộ. Từ tháng 9/1945, dựa thế quân Tưởng, Quốc dân Đảng đánh phá chính quyền địa
phương từ biên giới Việt Trung về tới Hà Nội, đánh phá các lực lượng Việt Minh ở
ngay Hà Nội bằng nhiều cách. Cũng nhờ sự bảo kê này mà Quốc dân Đảng có ghế, có
quyền trong chính phủ Quốc Gia Liên Hợp, lại càng ra sức làm già. [2]
Tuy
nhiên chẳng bao lâu sau, qua Hòa Ước Sơ Bộ 6-3, Tưởng bắt tay mời Pháp trở lại
miền Bắc, để mặc phía Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa rảnh tay xử lý Việt Quốc. Mất
chỗ dựa, lại nhanh chóng thất thế về quân sự, Việt Quốc phải tạm điều đình, tuy
nhiên, họ vẫn ngầm liên lạc với Pháp nhằm chuẩn bị cho cuộc đảo chính [3]. Phát
hiện được âm mưu, chính quyền Dân chủ Cộng hòa ra quyết định tấn công tất cả
các văn phòng của Việt Quốc ở Hà Nội và các tỉnh [4]. Tháng 7 năm 1946, sự kiện
vụ án phố Ôn Như Hầu xảy ra, các lãnh tụ Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ
Hồng Khanh phải trốn sang Trung Hoa, lực lượng Quốc dân Đảng tan rã. Các giai
đoạn sau này, thế lực thế lực Việt Quốc tản mát và phân hoá nhiều nhánh dưới
chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, nhưng luôn lăm le chiếm quyền bính bằng các
phương cách dựa vào thế lực ngoại bang.
Đến
nay, án Quốc – Cộng thường được mồi lên để đào sâu mâu thuẫn Đảng Cộng sản với
tầng lớp tư sản, nhưng phe “đấu tranh dân chủ” còn một chiêu bài đắc ý khác:
khai thác sâu vào mâu thuẫn giữa Đảng với địa chủ phong kiến qua án Cải Cách Ruộng
Đất.
Với
ý định tạo tiền đề cho đời sống sản xuất nông dân, từ sau Cách Mạng Tháng Tám, các
công tác chuẩn bị cho cải cách ruộng đất đã rậm rịch được thực hiện: giảm địa
tô, bãi bỏ mọi khoản tiền thuê ruộng, tịch thu ruộng đất của người Pháp, dân di
cư, đất bỏ hoang… để phân chia cho tá điền. Cải cách ruộng đất trở thành nội
dung chính của Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Lao động Việt Nam vào
tháng 11/1953, và một tháng sau đó, Luật Cải cách Ruộng đất được ban hành. Dưới
sức ép của cố vấn Trung Quốc, năm 1954, chương trình cải cách ruộng đất dần được
áp dụng qua các bước như huấn luyện cán bộ, giảm tô, phân định thánh phần, phân
loại địa chủ, học tập tố khổ, lùng bắt địa chủ, công khai đấu tố, xử án địa chủ.
Đến năm 1955, một số nơi xuất hiện hiện tượng đấu tố tràn lan, mất kiểm soát, lạm
dụng quyền hành của cán bộ, gây nhiều hậu quả và hiểu nhầm nghiêm trọng. Ngay
sau đó, Hội nghị Trung ương 10 của Đảng Lao động Việt Nam tháng 9 năm 1956 đã tự
nghiêm khắc phê bình nhận khuyết điểm, tuyên bố các sai lầm và các biện pháp sửa
sai.
Theo
tổng kê, đến tháng 9 năm 1957, chiến dịch sửa sai đã phục hồi danh dự và trả lại
tài sản cho khoảng 70 – 80% số người bị kết án. Tuy nhiên, báo Nhân dân cho biết
nhiều người được phục hồi đã trả thù những người đấu tố họ oan ức, hoặc chưa kịp
trả thù đã bị thủ tiêu trước để tránh việc trả thù. Phong trào trả thù lan rộng
và biến thành bạo động tại nhiều nơi khiến chính quyền phải điều động quân đội
để đánh dẹp. Ở Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, có bản báo cáo ghi nhận 20.000 nông dân
dùng gậy gộc gây bạo động khiến chính quyền phải dùng Sư đoàn 324 để tái lập trật
tự.[5] Một số gửi thỉnh nguyện thư đến phái đoàn quan sát viên Canada trong Ủy
ban Đình chiến, xin di cư vào Nam [6].
Nhìn
nhận khách quan, cải cách ruộng đất được tiến hành với mục đích tích cực, nhằm
giải quyết vấn đề sở hữu ruộng đất của nông dân, ổn định sản xuất, tạo nền tảng
phát triển đất nước. Tuy nhiên, quá trình thực hiện có nhiều sai lầm về đách
giá, về lạm dụng bạo lực... dẫn đến nhiều hậu quả lâu dài và gây náo loạn trong
nước. Tuy nhiên Đảng đã thẳng thắn nhìn nhận mặt tiêu cực, nhanh chóng sửa sai,
phản ứng kịp thời. Dẫu vậy, mối thù giai tầng nhóm lên trong hỗn loạn vẫn còn âm
ỉ, và những phe phái “đấu tranh dân chủ” không ngại vin vào những mâu thuẫn đó
thổi bùng lên ngọn lửa hận thù, kích động quần chúng.
Một
chiêu bài khác đặc biệt hữu dụng để chia rẽ giới văn nghệ sĩ và trí thức salon
với Đảng Cộng sản là qua vụ án Nhân Văn Giai Phẩm. Tên nhóm đựoc ghép từ hai tờ
báo được coi là “cơ quan ngôn luận” của phong trào: báo Nhân Văn và tạp chí
Giai Phẩm. Trước đó, từ năm 1955, nhóm Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm đã đấu tranh
giành quyền lãnh đạo văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ, nhất là trong môi trường văn
nghệ quân đội. Đến tháng giêng năm 1956, Giai Phẩm Mùa Xuân ấn hành có đăng thơ
của Trần Dần bị quy kết là chống phá bôi đen chế độ. Tháng 8 năm 1956, Phan
Khôi có bài "Phê bình lãnh đạo văn nghệ", đăng trong Giai phẩm Mùa
thu. Trong số ra mắt ngày 20 tháng 9 năm 1956, bán nguyệt san Nhân Văn đã đăng
ngay trên trang nhất bài phỏng vấn luật sư Nguyễn Hữu Đang với tiêu đề
"Chúng tôi phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do và dân chủ". Loạt phỏng
vấn đưọc đăng tiếp nối với sự xuất hiện của các nhân vật bác sĩ Đặng Văn Ngữ,
nhà sử học Đào Duy Anh. Bên cạnh đó, Trần Đức Thảo và Trần Dy cũng lần lượt lên
tiếng về vấn đề dân chủ trên các báo này. Đặc biệt, báo Nhân văn số 6 có bài
kích động kêu gọi nhân dân xuống đường biểu tình, song đã sớm bị phát hiện và
không được phát hành. Ngày 15 tháng 12 năm 1956, Ủy ban hành chính Hà Nội ra
thông báo đóng cửa báo Nhân Văn. Số 6 không được in và phát hành [7]. Sau đó, hầu
hết các văn nghệ sĩ tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bị điều tra và xử lý
[8], phải tham gia học chỉnh huấn vì có tư tưởng bị xem là trái với đường lối của
Đảng Lao động Việt Nam. Kể từ đó, phong trào tan rã, người thì bị treo bút một
thời gian dài như Lê Đạt, Trần Dần, số khác không tiếp tục con đường sự nghiệp
văn chương, thậm chí có người bị giam giữ trong một thời gian dài và tiếp tục bị
giám sát trong nhiều năm sau khi mãn tù như trường hợp Nguyễn Hữu Đang.
Dù
một số nhân vật trong án này đã được phục hồi danh dự, nhưng mâu thuẫn với tầng
lớp trí thức salon, tư sản hay địa chủ phong kiến vẫn tiếp tục bị những người “đấu
tranh dân chủ” khai thác. Không ngạc nhiên khi những năm gần đây, các án cũ liên
tục được phe này đào sâu khai thác, thêm mắm dặm muối. Giữa những luồng dư luận
kích động thù hằn ấy, cần minh định lại một điều: khác biệt căn bản dẫn đến mâu
thuẫn giữa Đảng Cộng sản và các giai tầng khác là đường lối và mục đích hoạt động
của từng lực lượng. Trong khi Đảng Cộng sản sử dụng quyền lực của công nhân và nông
dân để lần lượt chống Nhật, chống Pháp, chống Mỹ, thì các thành phần Quốc Dân Đảng,
địa chủ tư sản, trí thức salon…vv… lại lệ thuộc quyền lợi vào hệ thống chính
quyền phong kiến, thực dân và đế quốc, chờ cơ hội trục lợi riêng. Ví dụ tiêu biểu
cho các hành vi chính trị kiểu này là con đường quyền lực của Trần Trọng Kim. Từ
năm 1943, khi vừa khép lại sự nghiệp dạy học, Trần Trọng Kim đã được người Nhật
bí mật đưa sang Singapore rồi chính quân đội Nhật đã đưa ông về nước vào năm
1945 [10]. Sau khi “trao trả độc lập” cho Việt Nam, với Trần Trọng Kim trong
tay, người Nhật dựng lên chính quyền bù nhìn Bảo Đại nằm dưới quyền kiểm soát
chặt chẽ của mình. Ngày 17/4/1945, Trần Trọng Kim được giao thành lập nội các ở
Huế, hình thành nên một dạng chính phủ nghị viện đầu tiên ở Việt Nam do chính
ông làm Thủ tướng [11]. Chính quyền thân Nhật này tồn tại vẻn vẹn 4 tháng cho đến
Cách Mạng Tháng Tám thành công, vua Bảo Đại thoái vị. Khi đó, Trần Trọng Kim
lưu lạc sang Trung Quốc hòng mưu với các chí sĩ khác của nhiều đảng phái gây dựng
lại quyền lực. Khi Đảng cộng sản đang tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp,
ông nhận lời đề nghị của Pháp đứng ra soạn thoả thuận chấm dứt chiến tranh với
sự chứng kiến của Bảo Đại. Theo sự thu xếp của người Pháp, ông về Sài Gòn vận động
thành lập chính phủ mới, tuy nhiên đến bấy giờ ông mới nhận ra người Pháp chỉ
đang lừa dối mình. Khái quát lại con đường chính trị của Trần Trọng Kim, dù
chính ông luôn tự khẳng định tấm lòng chân thành với dân tộc của mình, không thể
phủ nhận sự thật rằng ông luôn dựa vào quyền lực phong kiến, thực dân và đế quốc
để tiêu diệt Đảng Cộng Sản.
Không
khó hiểu khi một phong trào chính trị dựa hơi ngoại bang luôn chuốc lấy thất bại.
Họ không đem lại bất cứ thay đổi nào ngoại trừ việc tạo nên những đám đông ồn
ào, và đến nay, đám đông ấy vẫn không ngừng tuyên truyền bôi nhọ nói xấu Đảng Cộng
sản..
Nguồn blog GĐTQT
[1] David G.Marr. Vietnam: State. War, and
Revolution (1945 – 1946), tr.416-417, California: University of California
Press, 2013.
[2]
Pham Văn Sơn, Việt Sử Toàn Thư: tr. 707, Sàigòn: Thư Lâm Ấn Quán, 1960.
[3]
Vụ án phố Ôn Như Hầu, thiếu tướng Lê Hữu Qua, Báo Nhân dân, ngày 19/8/2005.
[4]
David G.Marr. Vietnam: State. War, and Revolution (1945 – 1946), tr.424-425,
California: University of California Press, 2013.
[5]
Dommen, Arthur, The Indochinese Experience of the French and the Americans:
Nationalism and Communism in Cambodia, Laos, and Vietnam, Bloomington, IN: Đại
học Indiana Press, 2001, trang 341.
[6]
Lind, Michael, Vietnam, the Necessary War, New York: Touchstone, 1999, tr
153-156
[7] Lê Mậu Hãn (chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn
Thư,..., Đại cương Lịch sử Việt Nam tập 3, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007. Trang
144, 145
[8] Tố Hữu, Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại
"Nhân Văn - Giai Phẩm" trên mặt trận văn nghệ, nhà xuất bản Văn Hoá,
1958
[9] Abuza, Zachary. Renovating Politics in
Contemporary Vietnam. Boulder, CO: Lynne Rienner Publishers, 2001. Trang 54-55.
[10] Trần Trọng Kim, hồi ký “Một cơn gió bụi”, NXB
Vĩnh Sơn, 1949.
[11] Thomas Hodgkin (1981).Vietnam: the
revolutionary path. Nhà xuất bản Macmillan.
Trang 362.
hãng eva air có tốt không
giá vé máy bay từ sài gòn đi mỹ
hãng hàng không hàn quốc
vé máy bay đi mỹ hãng nào rẻ nhất
đặt vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich