Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

"Hậu quả" việc Phạm Văn Trội và Nguyễn Trung Tôn đã thừa nhận hành vi và xin khoan hồng


 Ngày 5 tháng 4 năm 2018, phiên xử 5 thành viên của Hội Anh em Dân chủ (HAEDC) về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo điều 79 Bộ Luật Hình sự năm 1999, đã diễn ra ở Hà Nội. Hiện nay, đã có hai người tham dự phiên tòa viết bài tường thuật lại diễn biến của nó. Một người là luật sư bào chữa Ngô Anh Tuấn, người kia là một thành viên nhóm VietVision. Để có một cái nhìn khách quan về phiên tòa, mời bạn đọc xem xét cả hai bản tường thuật.
Bản tường thuật của luật sư Ngô Anh Tuấn:
Bản tường thuật của thành viên nhóm VietVision:




Như luật sư Ngô Anh Tuấn đã thừa nhận, cả hai bản tường thuật đều không ghi lại đầy đủ mọi diễn biến của phiên tòa. Tuy nhiên, chúng đều bao gồm một chi tiết quan trọng: Phạm Văn Trội, đồng sáng lập viên của HAEDC và cựu Chủ tịch hội miền Trung Nguyễn Trung Tôn đã thừa nhận hội này vi phạm pháp luật và xin được giảm án.
Cụ thể, theo bản tường thuật của luật sư Ngô Anh Tuấn, thì ông Phạm Văn Trội giữ chức Chủ tịch HAEDC từ tháng 4 năm 2015 đến tháng 6 năm 2016. Sau đó, ông Trội “ngưng hoạt động để làm kinh tế, dành thời gian cho gia đình, chờ Luật về Hội được thông qua”. Ông Trội thừa nhận rằng nếu tiếp tục hoạt động khi chưa có Luật về Hội, ông và các thành viên khác của HAEDC có nhiều khả năng sẽ vi phạm luật pháp Việt Nam. Từ tháng 12 năm 2016, Phạm Văn Trội tự rút khỏi HAEDC vì nghĩ rằng hội này hoạt động trái pháp luật.
Đến phần tự bào chữa, ông Trội xin tòa giảm án, vì ông đã “khai báo trung thực, khách quan”. Thêm vào đó, ông cũng xin khoan hồng, vì “có bố được tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp cách mạng”, “có mẹ già là nữ du kích đang chờ con về”, “mong Hội đồng Xét xử xem xét”.
Đến phần bào chữa, luật sư của ông Trội cũng đề nghị tòa giảm trách nhiệm hình sự cho ông Trội, vì ông Trội đã “thành khẩn khai báo”, đã “tự động rời khỏi hội để lo cho gia đình riêng, chấm dứt mọi hoạt động một cách tự nguyện”, và là “con của người có công với cách mạng”.
Vẫn theo lời luật sư Ngô Anh Tuấn, thì bị cáo Nguyễn Trung Tôn cũng có lựa chọn nhận tội, xin khoan hồng tương tự Phạm Văn Trội. Dù ông Tôn tự bào chữa rằng ông không nhắm mục đích lật đổ chính quyền, ông thừa nhận rằng hành vi của ông “gây ảnh hưởng ít nhiều cho xã hội”. Nguyễn Trung Tôn cũng xin khoan hồng vì thuộc “gia đình nhiều thế hệ có công với cách mạng”, có bà ngoại là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
Khi bào chữa cho bị cáo Tôn, luật sư của ông cũng tập trung vào hai tình tiết giảm nhẹ, rằng ông Tôn đã “khai báo thành khẩn” và là “con của người có công với cách mạng”.
Khi Phạm Văn Trội và Nguyễn Trung Tôn viện vào lý lịch gia đình để xin được giảm án, họ đã chọn một tư thế rất khó coi.
Thứ nhất, chính họ từng lớn tiếng chống phân biệt đối xử và nạn “con ông cháu cha”.
Thứ hai, khi mượn cớ “gia đình có công với cách mạng” để xin khoan hồng, họ đã thừa nhận công lao làm cách mạng của đảng Cộng sản Việt Nam, dù trước đó họ thể hiện thái độ chống đảng.
 Thứ ba, việc hai ông đã "lập công chuộc tội", " khai báo thành khẩn" để viện lý do này xin khoan hồng đã chứng tỏ, Nhà nước xử các ông là đúng và đã hợp tác với chính quyền bỏ tù không chỉ hai ông này mà cả đồng bọn của họ.

 Thứ tư, họ đã khiến những tổ chức, cơ quan ngoại giao, nhân quyền trở nên trơ trẽ, lố bịch và khiến đồng bọn ca tụng họ trở nên "xấu hổ" và "xấu xa". Đặc biệt, họ đã đánh sập tượng đài Việt tân cất công tạo dựng cho họ để vận động tài chính, PR với các nhà tài trợ về " lực lượng đấu tranh dân chủ chính nghĩa, dũng cảm, khí phách và được dân chúng ủng hộ!
Nguyễn Biên Cương

1 nhận xét: