Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

Học giả Úc Carl Thayer: “Không có phe thân Trung Quốc” trong chính trường Việt Nam!




Khai thác sự kiện tàu khảo sát HD-8 của Trung Quốc vào gần bờ biển Việt Nam, “cách Phan Thiết 185 km”, vào ngày 28/08/2019,  nhiều bộ phận của dư luận truyền thông lề trái tiếp tục đòi phát động chiến tranh, đòi thay đổi chính sách đối ngoại và thể chế,  kích động biểu tình, tuyên truyền chống Nhà nước. Họ cho rằng, tàu HD-8 tiến gần đến Phan Thiết là Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam, “nước sắp mất”, nếu Chính phủ không cho quân đội nổ súng chống trả thì là “bán nước”, “ươn hèn”, đáng bị lật đổ. Trong các bài viết theo hướng này, nổi bật là bài của nhà thơ, đạo diễn Bùi Chí Vinh.


Sau khi xem xét vấn đề, tôi xin đưa ra 2 ý kiến.
Thứ nhất, trong 2 tháng vừa qua, các cơ quan ngoại giao của Việt Nam, EU, Mỹ và Nhật,… đều đồng ý trên một quan điểm: đó là các nước liên quan nên giải quyết xung đột trên Biển Đông bằng những biện pháp hòa bình, phù hợp với pháp luật quốc tế. Vì trong sự kiện Tư Chính, Việt Nam vừa là bên bị xâm phạm quyền lợi hợp pháp, vừa là bên yếu hơn; Việt Nam sẽ có lợi thế nếu giải quyết xung đột bằng pháp luật và ngoại giao, đồng thời mất lợi thế nếu giải quyết xung đột bằng vũ lực. Các sự kiện thực tế cũng cho thấy Việt Nam đang có những nước đi ngoại giao rất vững chắc để tìm kiếm sự ủng hộ từ quốc tế đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền trên biển, và Mỹ, EU nhiệt liệt hoan nghênh những bước đi này. Vì vậy, mỗi khi hô hào chiến tranh, giới khoác áo “đấu tranh dân chủ”  nên nhớ rằng họ đang vừa đi ngược với quyền lợi của dân tộc Việt Nam, vừa đi ngược với quan điểm chính thức của các bố Mỹ mẹ Âu đang nuôi họ.

Thứ hai, khi giới “dân chửi” cáo buộc Chính phủ Việt Nam “bán nước” cho Trung Quốc, họ nên tham khảo ý kiến của Hoàn cầu Thời báo trong tuần qua trong bài chuyển thể của VOA khi bàn về việc Chính phủ VN cấm sử dụng thiết bị Huawei có tiêu đề “Báo Trung Quốc: ‘Bỏ Huawei, nghĩa là Việt Nam chọn theo phe Mỹ’””. Và họ cũng nên tham khảo nhận xét của giáo sư Carl Thayer trên VOA tiếng Việt, xin trích nguyên văn:
Khi được hỏi có nhân vật nào trong Bộ Chính trị hiện nay được xem là thân Trung Quốc mà qua đó Bắc Kinh có thể vươn cánh tay vào chi phối chính trị Việt Nam hay không, ông Thayer cho rằng ‘không có ai’.
Ông cũng so sánh những tranh cãi về lập trường với Trung Quốc ở Việt Nam với những gì xảy ra ở đất nước Úc của ông: “Cũng giống như ở Úc, có những người lập luận rằng Trung Quốc là một nước lớn (cần giữ quan hệ) nên điều tốt hơn là cần phải có quan hệ tốt, hợp tác và can dự với Trung Quốc hơn là chỉ trích và biến họ thành kẻ thù vĩnh viễn.”
“Cũng có người nói rằng đây là chính sách giống như ngoại giao thực dụng (realpolitik) hơn vì nếu anh làm tổn thương Trung Quốc thì họ sẽ làm tổn thương anh nặng nề.”
“Nếu lập trường đó được xem là ‘thân Trung Quốc’ thì ngay tại đây (Úc) cũng có lập trường y như vậy và nó rất phân cực,” ông cho biết.
Về trường hợp Việt Nam, ứng xử với Trung Quốc càng quan trọng hơn vì hai nước có chung đường biên giới.
Ông Thayer đặt vấn đề rằng một nước với dân số chỉ bằng một tỉnh cỡ vừa của Trung Quốc thì liệu Việt Nam có lợi ích gì khi biến Trung Quốc thành ‘kẻ thù thường trực’ và làm sao Việt Nam có thể gây ảnh hưởng lên một nước láng giềng khổng lồ như vậy?
“Những người này (chủ trương quan hệ tốt với Trung Quốc) không phải là thân Trung Quốc mà họ chỉ là sẵn sàng làm việc với Trung Quốc và tìm cách ảnh hưởng các kênh Đảng, lãnh đạo và quân đội từ trên xuống dưới thực hiện chủ trương này,” ông nói và cho rằng những lãnh đạo kiểu này thấy rằng các kênh quan hệ với Trung Quốc thông qua Đảng và quân đội ‘là rất quan trọng’ đối với Việt Nam vì Việt Nam ‘không có các kênh quan hệ như với những nước khác’.
Nguyễn Biên Cương

3 nhận xét:

  1. Việt Nam luôn là đối tác tin cậy của tất cả các nước, hoàn toàn độc lập và không phụ thuộc vào bất cứ nước nào trên thế giới. Tất cả những chiến lược, biện pháp trong giải quyết các vụ việc nước ta đều đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, sử dụng các biện pháp, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế sao có lợi nhất cho dân tộc ta.

    Trả lờiXóa
  2. Sống cạnh một nước đầy âm mưu và tham vọng như Trung Quốc thì chúng ta cần phải có những chiến lược hết sức mềm dẻo và khôn khéo. Nước ta luôn kiên quyết và khôn khéo trong mọi tình huống, với vụ việc phức tạp trên biển Đông, Đảng và Nhà nước ta luôn tìm mọi biện pháp để giải quyết vấn đề một cách có lợi nhất cho ta, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, giải quyết bằng các biện pháp hòa bình đó chính là tầm nhìn chiến lược, giải quyết vấn đề không cần đụng binh đao chứ không như luận điệu bán nước hay hèn hạ như đám dân chủ, phản động vẫn xuyên tạc.

    Trả lờiXóa