Thứ Hai, 3 tháng 2, 2020

2020: Hướng đi nào cho giới zân chủ Việt?



Trong dịp chuyển giao giữa năm 2019 và 2020, nhiều bộ phận của "truyền thông lề trái" hay "truyền thông quốc tế Việt ngữ" đã viết bài để dự đoán về tình hình Việt Nam trong năm 2020, đồng thời tiết lộ một số dự định hoạt động của họ. Các dự đoán và dự định của họ được thể hiện qua thống kê sau:

Vấn đề
Dự đoán & dự định
Biển Đông
* Dự đoán:
_ Viện Nghiên cứu Lowy, Australia: 2020 là năm Việt Nam giữ chức Chủ tịch ASEAN, các bên tăng cường đàm phán về bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông, và lần đầu ASEAN áp dụng “Tầm nhìn ASEAN về khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương”. Việc này đặt ra cả cơ hội lẫn thách thức cho Việt Nam (do Trung Quốc và Campuchia có thể phá).
_ Hội đồng Đối ngoại (CFR), Mỹ: Biển Đông là 1 trong 4 “điểm nóng”, dễ diễn ra đụng độ quân sự trong năm 2020.
_ Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm): Chuyện Biển Đông sẽ trở nên “kịch tính”, trong đó Việt Nam rơi vào thế bị động, chỉ phản ứng trước các động thái của Trung Quốc.

* Dự định:
_ Trần Diệu Chân (vợ Lý Thái Hùng, Việt Tân): “Vấn đề Biển Đông và việc kiện Trung Quốc sẽ là chủ đề chính trong bàn cờ chính trị tại Việt Nam năm 2020. (…) mạng xã hội đã giúp lan tỏa sự phẫn nộ của người dân trước hiện tượng bá quyền của Trung Cộng trên Biển Đông, kết nối những tấm lòng và hành động, tạo thành một áp lực lớn buộc nhà cầm quyền CSVN (…) kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc (…) chấm dứt trò đu giây nhằm bảo vệ quyền lực độc tôn của đảng”.
Đại hội Đảng XIII
* Dự đoán về vấn đề cải cách thể chế:
_ Phạm Quý Thọ: 2020 là năm Việt Nam vào “bước ngoặt” của phát triển. Nếu Việt Nam tiếp tục chuyển dịch sang kinh tế thị trường nhưng không “chuyển dịch sang các giá trị phổ quát”, mâu thuẫn ý thức hệ giữa kinh tế thị trường và Đảng Cộng sản sẽ khiến kinh tế không bền vững, Đảng tha hóa, xã hội hỗn loạn.
_ Võ Thị Hảo: Đại hội Đảng XIII là một cơ hội để Việt Nam cải cách thể chế, nhưng hiện “chưa có một triệu chứng nào, một mầm mống nào” cho thấy chính quyền muốn cải cách.

* Dự đoán, dự định về vấn đề chống tham nhũng và “tranh chấp nội bộ”:
_ Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm): Đại hội sẽ khiến chiến dịch chống tham nhũng tiếp tục diễn ra một cách “kịch tính”.
_ Trần Diệu Chân (Việt Tân): “Những phân hóa và tranh chấp nội bộ của đảng CSVN trước thềm đại hội 13 lại càng làm cho tình hình thêm trầm trọng và phức tạp”.
_ Tiến sỹ Trần Tuấn (VUSTA): Trong 4 năm qua, một số nhóm lợi ích kinh tế lũng đoạn “các bộ ngành Công Thương, Thông tin - Truyền thông, quân đội, công an” đã “vào lò”. Năm 2020, “lò” sẽ tiếp tục “thanh lọc” một loạt các tổ chức xã hội dân sự “như hiệp hội năng lượng, hiệp hội tấm lợp, hiệp hội rượu bia, nước giải khát”, do “họ đã tạo ra một tiếng nói nhằm ủng hộ cho các thế lực của họ”, làm cản trở những chính sách như Luật Phòng chống Tác hại Rượu Bia. Việc “thanh lọc” này sẽ đem lại chiến thắng cho “thế lực tích cực” “vì dân”; từ đó “mở đường cho các vấn đề từ luật công đoàn, từ những vấn đề đối với người lao động, cũng như với tiếng nói của các nhà khoa học trong các vấn đề phản biện xã hội”, giúp “Việt Nam đi được theo các hướng mà các nước đã phát triển”.
Môi trường
* Dự đoán và khuyến nghị:
_ Võ Thị Hảo: Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Hà Nội và Tp.HCM, cùng tình trạng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đã ở mức nguy cấp, chính quyền cần ưu tiên giải quyết.
Kinh tế
* Dự đoán:
_ Nguyễn Xuân Nghĩa: Năm 2020, kinh tế Việt Nam tiếp tục gặp một số thuận lợi – như (1) CPTPP và EVFTA; (2) thương chiến Mỹ-Trung; (3) giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam có nguy cơ chịu thiệt hại từ các biến động tiêu cực của kinh tế thế giới – do (1) lệ thuộc vào xuất khẩu; (2) lệ thuộc vào đầu tư nước ngoài; và (3) đang gia tăng hội nhập với CPTPP và EVFTA. Bên cạnh đó, đà tăng trưởng cao của kinh tế Việt Nam có thể chững lại – do (4) giá nhân công tăng dần lên; (5) tay nghề, cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghiệp phụ trợ kém các nước láng giềng; (6) chi phí môi trường cao; (7) bị Mỹ cáo buộc gian lận thương mại; (8) bị lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc.
Di sản VNCH
* Dự định:
_ Thiện Ý (mục “Diễn Đàn Bạn Đọc Làm Báo” của VOA): “Chúng tôi sẽ viết về người Việt Quốc gia “45 năm chống cộng vì tự do dân chủ cho Việt Nam” thành quả và triển vọng đến đâu rồi; để tiếp nối loạt bài năm 2019 đã viết về “44 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì sự nghiệp của Sộng sản quốc tế” thành hay bại. (…) chúng tôi muốn trình bày cho Bạn đọc một cách có hệ thống tình hình thực tế của “Bên thua cuộc” (Việt Quốc) và “Bên thắng cuộc” (Việt cộng) để có một lời giải đáp chung, rằng “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam” kéo dài nhiều thập niên qua, di hại toàn diện cho dân tộc, liệu đã kết thúc được chưa”.
Hoạt động dân chủ
* Dự doán:
_ Trần Diệu Chân (Việt Tân): Trong năm 2020, sức ép từ Đại hội Đảng XIII, căng thẳng trên Biển Đông và chu kỳ suy thoái kinh tế thế giới sẽ khiến chế độ “tăng cường đàn áp và khống chế các lực lượng đấu tranh”, “với những bản án nặng”.

Sau khi xem xét các thông tin vừa nêu, chúng tôi thấy giới zân chủ đang tiên đoán bằng một tầm nhìn khá hạn hẹp. Thay vì tìm kiếm những dự đoán khách quan về bối cảnh đất nước trong năm 2020, tác động khách quan, chủ quan chi phối tới biến động chính trị - kinh tế-xã hội đất nước, họ chỉ liệt kê và bấu víu vào những "mâu thuẫn chính trị" mà họ có thể tận dụng để thúc đẩy quá trình thay đổi chế độ, đồng thời phỏng đoán diễn biến sắp tới của những mâu thuẫn đó. Tầm nhìn hẹp này khiến họ không thấy bức tranh tổng thể về tình hình đất nước, từ đó khiến họ có các quyết định sai lầm. Có lẽ đây là một trong những lý do khiến họ liên tục yếu đi trong 3 năm vừa qua, dù từ 15 năm nay, năm nào họ cũng đoán rằng chế độ sắp sụp đổ.
Ngoài ra, một số dự đoán của giới zân chủ về năm 2020 cũng cho thấy họ đang khá bi quan về số phận của mình. Nếu trong năm 2019, họ từng tiên đoán rằng vấn đề Biển Đông có thể khiến Mỹ can thiệp vào Việt Nam, và công tác nhân sự trước thềm Đại hội Đảng có thể gây hỗn loạn; thì hiện nay, họ chỉ dám đoán rằng những vấn đề đó có thể gây cho chế độ nhiều sức ép.
Nhìn sâu hơn vào hoạch định đã được họ lên "lộ trình dân chủ hóa" từ nhiều năm trước  cho thấy, họ liên tục thay đổi "lộ trình" đó theo hướng ngày càng "linh hoạt" và ngôn ngữ ngày càng mập mờ, khó đoán định hơn. 
Với tầm nhìn như vậy, có lẽ trong năm 2020, giới zân chủ sẽ tiếp tục tồn tại như một cái đuôi của các bức xúc trong xã hội, và một bóng ma chưa siêu thoát của chế độ Việt Nam Cộng hòa, càng minh chứng cho người dân thấy họ là những kẻ mắc kẹt trong quá khứ và hiện tại đau buồn, lạc loài bên dòng chảy của dân tộc.
Nguyễn Biên Cương

6 nhận xét:

  1. Đúng là suy nghĩ chỉ bó hẹp trong những hạn chế và tù túng trong tư tưởng. Giờ đây thì chúng ta có thể hiểu vì sao giới zân chủ này càng ngày càng bê tha, càng co rúm, càng chết dần. Với những cái đầu kém cõi này thì từ hãy nói đến vận mệnh đất nước mà có lẽ năm 2020 sẽ là năm khó khăn của đới zân chủ này.

    Trả lờiXóa
  2. Với tầm nhìn như vậy, có lẽ trong năm 2020, giới zân chủ sẽ tiếp tục tồn tại như một cái đuôi của các bức xúc trong xã hội, và một bóng ma chưa siêu thoát của chế độ Việt Nam Cộng hòa, càng minh chứng cho người dân thấy họ là những kẻ mắc kẹt trong quá khứ và hiện tại đau buồn, lạc loài bên dòng chảy của dân tộc.

    Trả lờiXóa
  3. Sau khi xem xét các thông tin vừa nêu, chúng tôi thấy giới zân chủ đang tiên đoán bằng một tầm nhìn khá hạn hẹp. Thay vì tìm kiếm những dự đoán khách quan về bối cảnh đất nước trong năm 2020, tác động khách quan, chủ quan chi phối tới biến động chính trị - kinh tế-xã hội đất nước, họ chỉ liệt kê và bấu víu vào những "mâu thuẫn chính trị" mà họ có thể tận dụng để thúc đẩy quá trình thay đổi chế độ, đồng thời phỏng đoán diễn biến sắp tới của những mâu thuẫn đó. Tầm nhìn hẹp này khiến họ không thấy bức tranh tổng thể về tình hình đất nước, từ đó khiến họ có các quyết định sai lầm. Có lẽ đây là một trong những lý do khiến họ liên tục yếu đi trong 3 năm vừa qua, dù từ 15 năm nay, năm nào họ cũng đoán rằng chế độ sắp sụp đổ.

    Trả lờiXóa
  4. một số dự đoán của giới zân chủ về năm 2020 cũng cho thấy họ đang khá bi quan về số phận của mình. Nếu trong năm 2019, họ từng tiên đoán rằng vấn đề Biển Đông có thể khiến Mỹ can thiệp vào Việt Nam, và công tác nhân sự trước thềm Đại hội Đảng có thể gây hỗn loạn; thì hiện nay, họ chỉ dám đoán rằng những vấn đề đó có thể gây cho chế độ nhiều sức ép.

    Trả lờiXóa
  5. Nếu bọn chúng có tài thì tự làm ra tiền và của cải vật chất cho xã hội chứ đâu chỉ giỏi khua môi múa mép bàn những chuyện to tát đại sự quốc gia mà đầu óc thì rỗng tuếch chỉ nhăm nhăm bợ đít cho bọn ngoại bang để kiếm ít cơm thừa canh cặn mà húp cho qua ngày tháng chớ làm ăn được nỗi gì.

    Trả lờiXóa