Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020

Bài học từ cuộc đình công của gần 8000 công nhân tại công ty Chí Hùng, Bình Dương



Từ ngày 26 đến 29/05/2020, khoảng 8.000 công nhân Công ty Chí Hùng, chuyên gia công giày thể thao cho hãng Adidas, đóng ở Tân Uyên (Bình Dương), đã đình công và biểu tình. Căng thẳng lên cao vào ngày 28/05, khi công nhân tràn ra chặn đường giao thông, buộc cảnh sát can thiệp, tạm giữ 4 người và chích điện khiến 1 người bất tỉnh. Nhân đó, một số tổ chức chống đối đã tận dụng vụ việc để công kích chế độ chính trị của Việt Nam, và kêu gọi công nhân tham gia các hoạt động chống chế độ, cụ thể:
Thứ nhất, họ công kích chế độ, khi tuyên truyền rằng doanh nghiệp đang thuê công an và quân đội để đàn áp công nhân biểu tình đòi quyền lợi; rằng thay vì bảo vệ công nhân, chế độ lại “cộng sinh” với doanh nghiệp để bóc lột công nhân.



Thứ hai, họ tuyên truyền rằng qua việc công đoàn cơ sở không xuất hiện trong cuộc đình công, có thể thấy hệ thống công đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam không đại diện cho quyền lợi của người lao động. Từ đó, họ kêu gọi công nhân tham gia các tổ chức chống đối đội lốt công đoàn độc lập, do các nhóm chống Cộng ở hải ngoại đứng đằng sau.

Thứ ba, họ kêu gọi người lao động Việt Nam tham gia các hoạt động nhằm lật đổ chế độ, để “chấm dứt bất công trong xã hội”.
Thực hư sự việc ra sao?
Với lý do không có đơn đặt hàng vì dịch COVID-19, công ty Chí Hùng dự định tạm ngưng sản xuất, cho công nhân tạm nghỉ việc từ nửa cuối tháng 06 đến hết tháng 08/2020.
Do công ty Chí Hùng chỉ thông báo rằng họ sẽ hỗ trợ mỗi công nhân 170.000 VNĐ cho nửa cuối tháng 6, mà chưa nói gì về khoản hỗ trợ của tháng 7 và tháng 8; một số công nhân hoang mang, cho rằng mình sắp bị ép nghỉ việc không lương, nên đưa vấn đề lên mạng xã hội.
Ngày 26/05, khoảng vài chục công nhân bắt đầu đình công, biểu tình để đòi công ty thông báo chính sách hỗ trợ, nhưng phía doanh nghiệp chưa xuất hiện và trả lời công nhân nên đến ngày 28/05 lượng người đình công, biểu tình tăng lên đến 8.000 người. Báo chí phản ánh, một số người biểu tình đã đập phá tài sản và chặn đường giao thông, khiến cảnh sát can thiệp, bắt tạm giữ 4 người và chích điện khiến 1 người bất tỉnh.
Ngay trong ngày 28/05, đoàn công tác liên ngành gồm đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, Sở Lao động và UBND thị xã Tân Uyên đã đến làm việc với công ty; đồng thời “gặp gỡ công nhân để giải thích, đề nghị công nhân yên tâm sản xuất, không nên nghe kích động, dừng việc gây mất an ninh trật tự”.
Ngày 29/05, công ty Chí Hùng giải thích với báo chí rằng “phía công ty chưa thông báo cụ thể về tình hình và chế độ hỗ trợ công nhân, nên một số công nhân hiểu nhầm rồi đình công để đòi quyền lợi”. Cùng ngày, công ty Chí Hùng ra thông báo rằng họ “vẫn đang sản xuất bình thường, công nhân tới làm việc và thực hiện quẹt thẻ đúng quy định vẫn sẽ được chấm công. Vì vậy, công ty đề nghị công nhân viên tiếp tục yên tâm sản xuất. Về các chính sách hỗ trợ (trong trường hợp tiếp tục thiếu đơn hàng dẫn tới phải tạm hoãn hợp đồng lao động) thì công ty cũng sẽ thông báo sau ngày 20/06”.
Như vậy có thể thấy, từ nguyên nhân nảy sinh đình công của công nhân xuất phát một số cơ sở sau:
Về phía doanh nghiệp thanh minh với báo chí rằng họ chỉ phạm một lỗi, là “chưa thông báo về chế độ hỗ trợ công nhân”, “khiến công nhân hiểu nhầm”. Tuy nhiên, tuyên bố này thiếu trọng lượng, vì thực ra doanh nghiệp đã tránh né trả lời công nhân trong suốt 3 ngày đình công, và chỉ ra thông báo chính thức sau khi đoàn công tác liên ngành xuống làm việc. Cách hành xử như trên là nguyên nhân chính khiến cho công nhân lo sợ doanh nghiệp đưa ra mức hỗ trợ thấp hoặc không rõ ràng, để ép công nhân đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, giúp họ không phải trả tiền bồi thường cho công nhân. Đây là một thủ thuật mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam thường xuyên áp dụng để giảm chi phí lao động.
Về phía công nhân, việc tham gia một cuộc đình công, biểu tình không do công đoàn cơ sở tổ chức, và không xin phép, là không phù hợp với pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, lựa chọn này của công nhân là có thể hiểu được, nhưng việc công nhân chặn đường giao thông và đập phá tài sản, là hành vi vi phạm pháp luật.
Về phía tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động và chính quyền địa phương, Liên đoàn Lao động Bình Dương làm tròn trách nhiệm, khi đã đến thực địa để trao đổi với doanh nghiệp và công nhân, buộc doanh nghiệp phải thỏa hiệp với yêu sách của công nhân. Trong đó, đoàn công tác đã "giải thích cho doanh nghiệp hiểu rõ về quy định tạm hoãn hợp đồng lao động theo Khoản 5 Điều 32 và việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Điểm c, Khoản 1 Điều 38 của Bộ Luật Lao động; yêu cầu Công ty cũng phải đảm bảo các điều kiện làm việc, vận động người lao động quay trở lại nhằm ổn định sản xuất và tình hình quan hệ lao động trong doanh nghiệp... Sau đó, đại diện công ty cam kết sau ngày 20/6 sẽ có hỗ trợ cho người lao động bị tạm hoãn hợp đồng trong tháng 7,8/2020"


Về phía công an, họ đã làm đúng trách nhiệm, bởi việc chặn đường giao thông và đập phá tài sản là có thật.
Như vậy có thể thấy, truyền thông giới zân chủ, truyền thông nước ngoài, nhất là Việt tân đã triệt để lợi dụng bức xúc của công nhân và lỗi từ phía chủ doanh nghiệp tuyên truyền bóp méo bản chất sự việc và kích động công nhân phản ứng cực đoan, hướng lái dư luận sang thành bất mãn chế độ chính trị, gây rối an ninh trật tự, hy vọng biến nó thành điểm khởi đầu cho cuộc bạo loạn như ở Bình Dương hay Bình Thuận, Hà Tĩnh trước đó.
Đây cũng là bài học cho chính quyền địa phương, các tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động cần phải vào cuộc nhanh chóng hơn, bài học cho công nhân cần tỉnh táo khi đấu tranh đòi quyền lợi, đừng manh động, vi phạm pháp luật hay để các thế lực phản động lợi dụng.
Nguyễn Biên Cương

8 nhận xét:

  1. Nói chung là từ phía doanh nghiệp hay công nhân cũng đều có lỗi sai. Doanh nghiệp thực sự đã tránh né và không đưa ra được câu trả lời để làm hài lòng công nhân, điều đó gây lo sợ cho công nhân là điều dễ hiểu vì họ cũng cần mưu sinh cuộc sống. Tuy nhiên hành động biểu tình đi kèm đập phá tài sản, chặn đường giao thông lại là một hành vi vi phạm pháp luật đến từ phía công nhân mà theo pháp luật sẽ bị xử lí

    Trả lờiXóa
  2. Thế mới thấy doanh nghiệp nào trong mùa covid-19 này chẳng lao đao, tuy nhiên cách hành xử của mỗi doanh nghiệp với các công nhân của mình cũng thực sự rất quan trọng, cần có sự thẳng thắn công khai. Chứ trốn tránh như doanh nghiệp công ty Chí Hùng này thì thực sự công nhân họ biểu tình cũng là chuyện sớm muộn thôi

    Trả lờiXóa
  3. Biểu tình từ phía công nhân với số lượng đông như vậy cũng xuất phát từ sự bất mãn của họ. Chắc chắn là họ đòi hỏi có câu trả lời mà lại nhận sự trốn tránh phía doanh nghiệp thì họ sẽ phải biểu tình rồi. Tuy nhiên hành động đập phá lại thể hiện sự ngông cuồng không coi trọng pháp luật đến tự một bộ phân công nhân thiếu ý thức, cần được xử lí theo đúng quy định

    Trả lờiXóa
  4. Công ty đã sai khi không có thông báo sớm hơn, công nhân cũng sốt ruột quá mà biểu tình rồi không dừng ở đó mà còn đập phá đồ đạc, vậy là sai quá rồi. Chắc chắn những trường hợp bị bắt giữ phải quá khích lắm thì lực lượng chức năng mới làm như vậy thôi, vì giữ gìn trật tự xã hội cả thôi

    Trả lờiXóa
  5. Gì chứ tham gia biểu tình không do công đoàn cơ sở tổ chức là sai quy định của pháp luật rồi, hơn nữa lại còn đập phá tài sản, chặn đường ảnh hưởng giao thông và biết bao người dân không liên quan khác. Chắc chắn có những thành phần quá khích cầm đầu rồi, đã làm đến như vậy cũng khó mà thông cảm và bỏ qua cho lắm

    Trả lờiXóa
  6. Cần làm rõ vấn đề của cuộc biểu tình này xuất phát từ đâu, rõ ràng là cách cơ quan nhà nước như liên đoàn lao động bình dương, phía công an đã làm tốt nhiệm vụ của mình nên tình hình cuộc biểu tình mới trở nên bớt căng thẳng, chỉ là vấn đề giữa doanh nghiệp và công dân chứ không hề là do bất mãn với chế độ

    Trả lờiXóa
  7. Cái này trách nhà nước làm sao được. Do phái doanh nghiệp và công nhân không có sự thỏa thuận rõ ràng mà thôi. Muốn chấm dứt vấn đề cũng phải để họ tự giải quyết với nhau. Chỉ cần họ đừng đập phá đồ đạc hay chặn đường gây ảnh hưởng tới xã hội là được

    Trả lờiXóa
  8. đúng là thấy ở đâu thì cắn ở đó, cắn bừa bãi chính là bọn chó phản động đây mà. Thực hư chuyện đình công của công nhân tại Bình Dương đã được bài báo phân tích rõ, có thể thấy rằng do lực lượng biểu tình làm mất an toàn giao thông và an ninh trật tự trên địa bàn nên lực lượng chức năng mới thực hiện nhiệm vụ của mình.

    Trả lờiXóa