Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2021

“Nhân sự thuộc trường hợp đặc biệt” trong Đại hội XIII có gây nguy cơ lạm dụng quyền lực không?

 


Trong những tháng cuối năm 2020, các hội nhóm chống Nhà nước Việt Nam đã tăng cường tuyên truyền về Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 25/01/2021. Đặc biệt, các đài nước ngoài phát sóng bằng tiếng Việt như BBC, VOA, RFA… đã dẫn đầu một dòng dư luận đòi “đa dạng hóa” đời sống chính trị ở Việt Nam cả về mặt sinh hoạt lẫn thông điệp. Về mặt sinh hoạt, họ kêu gọi công dân ngoài Đảng Cộng sản tham gia đọc, viết, thảo luận về chính trị trên Internet, dưới danh nghĩa “góp ý cho Đại hội Đảng”. Về mặt thông điệp, họ đòi đa dạng hóa nhân sự lãnh đạo ở các cấp, đa dạng hóa các thành phần kinh tế (đặc biệt trong vấn đề quyền sở hữu đất đai), và đòi chuyển sang mô hình tranh cử, đa đảng, báo chí độc lập, tam quyền phân lập… Mục đích của họ là khiến Đảng Cộng sản Việt Nam mất khả năng kiểm soát hạ tầng và định hướng thượng tầng của xã hội, và tạo cơ hội cho các lực lượng thân phương tây tranh giành quyền kiểm soát, định hướng đó.



Một chủ đề họ đặc biệt khai thác là đòi trẻ hóa nhân sự và bỏ xem xét “các trường hợp đặc biệt” khi quy hoạch nhân sự cho Trung ương Đảng.

Trả lời phỏng vấn BBC hôm 25/12/2020, cựu Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Loan nói: “Đã có tuổi, thì vẫn có thể tham gia, nhưng nên tìm hình thức, vị trí phù hợp khác, song tôi vẫn nhấn mạnh là nên nhường đường và tạo điều kiện cho lớp trẻ họ tham gia thì có lẽ là tốt hơn, tôi xin miễn bình luận vào trường hợp cụ thể nào vì có thể là nhạy cảm.”

Sau đó, nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh nói trên BBC hôm 28/12/2020 như sau: “Điều đáng nói về Hội nghị 15 là, Đảng một lần nữa lại bỏ qua tiêu chí tuổi tác do chính mình đề ra. (…) Quan sát các xã hội đương đại, ta thấy rằng, cách thức tuyển chọn các nhà lãnh đạo xã hội có những tiêu chí riêng, nơi thì giới hạn nhiệm kỳ, nơi lại đặt giới hạn tuổi tác. Khi người ta tự thay đổi các tiêu chí do chính mình đặt ra thì điều đó phản ánh tính bất ổn của chính thiết chế xã hội của hệ thống chính trị đó. (…)

Bất cứ ai - dù kiệt suất đến đâu - nắm giữ quyền bính quốc gia suốt đời là trái với sự tiến bộ lịch sử. (…) Tại Trung Quốc và Nga sự phá vỡ "thông lệ" đã và đang dẫn tới sự tập trung quyền lực tuyệt đối vào tay các ông Vladimir Putin và Tập Cận Bình. Liệu đó có nên coi là bài học cho Việt Nam hay không?”.

Tóm lại, bà Phạm Thị Loan và ông Lê Văn Sinh đòi bỏ xem xét “các trường hợp đặc biệt” về mặt tuổi tác, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khi quy hoạch nhân sự cho Trung ương Đảng. Họ nói rằng đây là việc cần thiết để cá nhân không thể lạm dụng quyền lực trong hệ thống.

Về vấn đề này, tôi xin chia sẻ 2 ý kiến:

Thứ nhất, cần nhớ rằng tại Hội nghị Trung ương 15 (khóa XII), vấn đề “trường hợp đặc biệt” chỉ được bàn đến sau cùng, khi Hội nghị đã bàn xong về nhân sự Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và 4 chức danh chủ chốt. Quy trình này cho thấy “trường hợp đặc biệt” chỉ có vai trò lấp các vị trí còn trống, do Hội nghị chưa chọn được người có đủ năng lực đảm nhiệm, chứ “trường hợp đặc biệt” chưa được quyết định từ trước khi Hội nghị diễn ra. Khi Hội nghị diễn ra trong một thế quyền lực cân bằng, và diễn ra theo các quy trình dân chủ, thì còn hơi sớm để nói đến khả năng lạm quyền.

Thứ hai, hiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 76 tuổi, không quá cao tuổi so với ông Donald Trump (74 tuổi) và ông Joe Biden (78 tuổi). Vì vậy, sau khi dành cả năm 2020 để tâng bốc năng lực của hai ứng viên Trump và Biden, làng dân chửi không nên tuyên truyền rằng ông Trọng không đủ điều kiện sức khỏe để tiếp tục làm việc.

Cuối cùng, công tác chuẩn bị cho Đại hội XIII, nhất là vấn đề tuyển chọn nhân sự, quy trình, cơ chế bầu cử…đã được Đảng chuẩn bị kỹ lưỡng, chặt chẽ suốt nhiều năm. Diễn biến lựa chọn nhân sự dân chủ và tạo được sự đồng thuận, đoàn kết trong Đảng nên khiến truyền thông nước ngoài như BBC, VOA, RFA “đói tin”, và những kẻ chuyên viết chuyện “cung đấu”, “thuyết âm mưu” dịp này không có khả năng tiếp cận bất cứ nguồn tin trôi nổi nào, khiến chưa bao giờ thấy chúng dựng chuyện nhạt nhẽo, bá láp, thiếu sức sống như hiện nay.

Do vậy, việc tạo chủ đề hời hợt, không đi vào thực chất, thiếu sức thuyết phục kiểu này khiến mấy truyền thông “báo bắp cải”, “lá cải” càng mất uy tín hơn mà thôi

 

 


8 nhận xét:

  1. Quanh đi quẩn lại vẫn là vấn đề nhân sự của Đại hội Đảng lần thứ 13, có lẽ những tên nhà báo đói tin của các đầi RFA hay BBC đã cảm thấy quá cạn kiệt tin để khai thác nên quay đi quay lại vẫn chỉ là những cái tin đó về nhân sự mà thôi, quá chán rồi các bác ạ

    Trả lờiXóa
  2. Nếu cho rằng Tổng bí thư đã có tuổi vậy tại sao trong cái năm 2020 vừa qua bọn kền kền chúng nó vẫn luôn ca tụng rồi ủng hộ cho Trump và Biden chứ không phải là một thành niên 30 40 tuổi nào lên làm tổng thống nước Mỹ? Trump và Biden hẳn là "tuổi đời còn rất trẻ"?

    Trả lờiXóa
  3. Dĩ nhiên là quan điểm chủ trương của Đảng vẫn là khuyến khích và tạo điều kiện cho những người trẻ tuổi có cơ hội phát triển bản thân , thử sức ở các vị trí quan trọng. thế nhưng liệu có được mấy người trẻ tuổi có đủ tài và đức để đảm nhận những vị trí tối cao như cụ Trọng? Tôi e là không có đâu

    Trả lờiXóa
  4. Không khai thác được chủ đề nào mới hơn nên bọn nó lại chỉ đành khai thác những cái chủ đề hết sức sao rỗng, thêm vài chi tiết xuyên tạc và hi vọng thay đổi được ý nghĩa hay bản chất của vấn đề. Nếu như ngày xưa BBC hay RFA còn một chút uy tín nào đó thì nay đã hoàn toàn trở về con số 0 rồi

    Trả lờiXóa
  5. Nhân sự không phải là vấn đề để cái bọn như BBC và RFA có thể ý kiến xem nên cho ai vào hay nên bỏ ai ra. Bởi vì đó la cả một quá trình xem xét để đảm bảo sao cho công bằng và phù hợp nhất, biết bao nhiêu đại biểu, cán bộ cấp cao cùng bàn bạc và mang theo đó là nguyện vọng và tâm ý của người dân

    Trả lờiXóa
  6. Nói thật, đối với tôi là một công dân Việt Nam thì kể cả có quy hoạch nhân sự thật nhưng đó lại là những người như cụ Trọng thì tôi cũng xin ủng hộ bằng cả hai tay. Bởi vì một người dân bình thường, làm ăn lao động chân chính kiếm cơm như tôi thì chỉ mong có những người như bác Trọng đứng ra lãnh đạo nhân dân cùng tiến bộ đi lên mà thôi

    Trả lờiXóa
  7. Nếu như mà bảo mỗi người dân cùng tham gia bỏ lá phiếu của mình mà cuối cùng lại như Mỹ thì có chắc chắn là công bằng không hay chỉ là trò cười mà thôi? Không quan tâm quá nhiều đến việc lãnh đạo đó tại sao được bầu vào vị trí đó mà hcir quan tâm họ có đủ tài và đức để đảm nhiệm và dẫn dắt mọi thứ hay không thôi

    Trả lờiXóa
  8. Mấy năm gần đây mấy cái đài BBC, RFA, VOA trở thành lũ đĩ : đĩ mồm, đĩ nhân cách vv.. nên chả có ai buồn quan tâm, chia sẻ, quanh đi quẩn lại chỉ mấy đứa phản dân hại nước như QA, Tường Thụy, Đoan Trang, Chí Dũng ..không quá 10 đứa, nay trong số đó có đến 8-9 đứa vô lò, còn mình QA sắp chết ở ngoài chờ đi gặp ông bà ông vải, chiếm nải chuối con gà của lũ con cháu thôi chưa có làm được tích sự chi. Riêng Ông đây nói thẳng với lũ đĩ phương Tây là : NHÂN DÂN VIỆT NAM rất rất muốn CỤ TỔNG đảm nhận ít nhất NHIỆM KỲ NÀY NỮA! (và chắc chắn là ĐÚNG đó).

    Trả lờiXóa