Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021

Có hay không nguy cơ “độc tài cá nhân” sau Đại hội XIII?

 


Sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử tại Đại hội Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam đã tập trung công kích cá nhân ông Trọng để hạ uy tín chế độ. Họ viết rằng qua việc ông đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 mà không cần sửa điều lệ Đảng (vốn giới hạn 2 nhiệm kỳ liên tiếp cho người giữ chức Tổng Bí thư), có thể thấy ông Trọng “đã trở thành hoàng đế giống hệt như thời phong kiến mấy thế kỷ trước”:



Vì hướng tuyên truyền này tập hợp một lượng bài viết rất lớn, có thể thấy giới chống Cộng đang tập trung khai thác nó.

Tuy nhiên, việc Việt Nam có một “chế độ độc tài cá nhân” có thể chỉ là một ảo tưởng của giới chống Cộng, vì 3 lý do:

Thứ nhất, nhìn từ hành động xin rút lui vì lý do tuổi cao sức khỏe hạn chế tại Đại hội và số phiếu tín nhiệm rất cao (như báo chí phản ánh) cũng như dễ dàng đo lường được lòng dân ủng hộ Tổng Bí thư tái cử tiếp tục chiến dịch đốt lò và có thêm thời gian để Tổng Bí thư chọn người kế nhiệm “giữ lửa” của mình được phản ánh trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội cho thấy, không có gì nghi ngờ về phong thái dân chủ, uy tín, lòng tin và ảnh hưởng trong dân, trong Đảng của Tổng Bí thư. Chính thực tế này khiến giới zân chủ ngày càng sa sút "nhiệt huyết" chống chế độ và khiến lực lượng của họ rệu rã chưa từng thấy trong hàng chục năm qua. Thành phần đối lập ít ỏi ở hải ngoại đang ra sức công kích ông Trọng càng tự phơi bày sự hận thù mất lý trí, cực đoan qua các phát ngôn không vì lợi ích của đất nước, dân tộc.

Thứ hai, chính giới phân tích phương Tây cũng nhìn nhận rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không có khả năng trở thành một “nhà độc tài cá nhân” trong dài hạn, xét về cả phong cách lãnh đạo, tuổi tác lẫn sức khỏe. Chẳng hạn, đây là nhận xét của của Jonathan London trên BBC:



Thứ ba, việc Đảng Cộng sản Việt Nam giữ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như một trường hợp ngoại lệ (thay vì sửa Điều lệ) chính là một lựa chọn hợp lý để hiện tượng “3 nhiệm kỳ” chỉ là giải pháp mang tính nhất thời. Chỉ khi Điều lệ Đảng chính thức được sửa, nguy cơ tập trung quyền lực trong các đời Tổng Bí thư kế tiếp mới là có thật.



Suy cho cùng, người dân trong nước cũng chưa tỏ lòng ái mộ ông Trọng bằng giới chống Cộng hải ngoại tỏ lòng sùng bái ông Trump. Họ thậm chí còn tôn Trump làm thiên sứ nhà trời, xuống trần để chống Trung Quốc và chống Cộng thay cho họ. Không biết các nhà chống Cộng có lo sợ về nguy cơ độc tài từ hiện tượng này không?

Nguyễn Biên Cương


 

 

10 nhận xét:

  1. CHẳng phải là chế độ độc tài gì ở đây khi mà bác Trong là người có nhiều uy tín đối với người dân Việt Nam. Chắc hẳn phải có ai đó lo lắng trong việc bác Trong tiếp tục cầm quyền thì ảnh hưởng đến lợi ích hay sân chơi như đám rận chủ thì chúng nó mới công kích để phản đối thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bọn đấy chúng nó quá gato với sự tín nghiệm của nhân dân dành cho cụ trọng ý. Chúng nó sợ cụ tiếp tục đắc cử thì lại làm tốt quá khiến cho con đường chống phá nhà nước của chúng nó sau này gặp nhiều khó khăn ấy

      Xóa
  2. Những gì diễn ra đều có lý do của nó cả. Số phiếu tín nhiệm của bác quá cao, thể hiện sự tin tưởng vào năng lực cũng như những gì mà bác Trọng đã thực hiện trong thời gian qua là gây ra được tiếng vang cũng như tạo dựng niềm tin nơi nhân dân

    Trả lờiXóa
  3. Mọi thứ chỉ là tạo điều kiện tốt nhất để bác Trọng có thể tiếp tục thực hiện chiến dịch "đốt lò " của mình, bên cạnh đó là có thời gian xem xét, cân nhắc để tìm kiếm người giữ lửa phù hợp nhất thôi. Không có chuyện chế độ độc tài cá nhân hay gì đâu

    Trả lờiXóa
  4. CÓ lẽ bọn chúng liên tục công kích chuyện cụ Trọng tái đắc cử vì chúng nó lo sợ cụ làm tốt quã, sẽ làm cho đất nước ta đi lên, gây cản trở cho công việc chống phá của bọn chúng và khiến bọn chúng không còn lí do và cớ để vịn vào bắt bẻ nữa

    Trả lờiXóa
  5. Ai cũng có trong lòng những người mà mình ái mộ. Có lẽ vì tài và đức của mình nên bác Trọng đã có được sự ái mộ tin tưởng của nhiều người nên đã có rất nhiều tự tín trọng cao, biểu hiện thông qua số phiếu bầu ủng hộ rất là lớn.

    Trả lờiXóa
  6. việc Đảng Cộng sản Việt Nam giữ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như một trường hợp ngoại lệ (thay vì sửa Điều lệ) chính là một lựa chọn hợp lý để hiện tượng “3 nhiệm kỳ” chỉ là giải pháp mang tính nhất thời. Chỉ khi Điều lệ Đảng chính thức được sửa, nguy cơ tập trung quyền lực trong các đời Tổng Bí thư kế tiếp mới là có thật.

    Trả lờiXóa
  7. Khi mà các thế lực phản động (giặc) sủa nhiều ấy là lúc chúng ta đúng và Dân được nhờ!. Chẳng ai mong được giặc khen cả (nó đang lừa mình mà không biết), vì như thế thì chúng ta sắp chết với chúng!.

    Trả lờiXóa
  8. Nếu ta nhìn từ hành động xin rút lui vì lý do tuổi cao sức khỏe hạn ch số phiếu tín nhiệm rất cao cũng như dễ dàng đo lường được lòng dân ủng hộ Tổng Bí thư tái cử tiếp tục cho thấy không có gì nghi ngờ về phong thái dân chủ, uy tín, lòng tin và ảnh hưởng trong dân,

    Trả lờiXóa
  9. Chính giới phân tích phương Tây cũng nhìn nhận rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không có khả năng trở thành một “nhà độc tài cá nhân” trong dài hạn, xét về cả phong cách lãnh đạo, tuổi tác lẫn sức khỏe.

    Trả lờiXóa