Trong một hội nghị bàn về tương lai của phong trào bảo thủ Mỹ, diễn ra ở Florida hôm 27/02, Ban Tổ chức đã dựng lên một bức tượng vàng khắc họa cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Bức tượng mô tả Trump trong một diện mạo khá kì cục: trên diện áo vest, dưới mặc quần đùi in cờ Mỹ và đi dép tông, tay cầm chiếc đũa thần, và toàn thân thấp lùn như một nhân vật trong tranh biếm họa. Trong khi những người dự hội nghị đua nhau chụp ảnh với bức tượng và bày tỏ sự trung thành với ông Trump, những người hoài nghi đã chế ảnh giễu nhại bức tượng, và coi thái độ sùng kính này như một trò cười.
Chẳng hạn, meme này mô tả sư biến
thái của phong trào bảo thủ Mỹ, khi họ chuyển từ việc tôn thờ chúa Jesus sang
tôn thờ bức tượng vàng của Donald Trump - chẳng khác gì những người Do Thái đi
theo Moses bỏ thờ Chúa để thờ tượng bò vàng, vì thế vi phạm điều răn “không thờ
ngẫu tượng”:
Thực vậy, tệ sùng bái cá nhân đã chi phối không khí của sự
kiện vừa nêu, đến nỗi Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) phải giật title rằng “Trump là
thần tượng thống lĩnh hội nghị của những người bảo thủ”. Sự sùng bái này hé lộ
một làn sóng dân túy chưa hạ nhiệt, vì đang được duy trì bằng cả thái độ của Trump,
của những đảng viên Cộng hòa, lẫn của bộ phận quần chúng tôn thờ Trump
như một ông thánh.
Về phía Trump, cựu luật sư riêng Michael Cohen vừa trả lời
báo chí rằng Trump tin "ông ấy là Chúa" sau khi được dựng tượng vàng
tại hội nghị. Cohen nói:"Ông ấy thực sự thích thú với tiếng hò reo từ đám
đông. Điều ấy thậm chí trở nên thú vị hơn với bức tượng vàng Donald Trump. Giờ
đây ông ấy thực sự nghĩ mình là Chúa khi mọi người xếp hàng dài để chụp ảnh với
bức tượng".
Thái độ vĩ cuồng của Trump cũng được tiếp sức bởi các đảng
viên Cộng hòa trung thành với ông. Theo lời VOA, “tại hội nghị, các diễn giả tiếp
tục tung ra những thông tin sai lạc và thuyết âm mưu về cuộc bầu cử năm 2020, với
các Ban Hội luận truyền bá những tuyên bố sai trái về gian lận cử tri”, dù những
tuyên bố này “vốn đã bị các tòa án, quan chức bầu cử cấp bang và chính quyền
Trump bác bỏ”. Những đảng viên trung thành với Trump cho rằng họ cần Trump để
lôi kéo đám đông, nhằm thắng các cuộc bầu cử sắp tới. Chẳng hạn, trong khi một
số lãnh đạo của đảng Cộng hòa lo rằng ông Trump sẽ làm suy yếu tương lai chính
trị của đảng nếu ông và các thuyết âm mưu của ông tiếp tục thống trị nền chính
trị phong trào bảo thủ, thì Thượng nghị sĩ Rick Scott của Florida nói tại hội
nghị như sau:
“Chúng ta sẽ không chiến thắng trong tương lai bằng cách cố
gắng quay trở lại vị thế ngày xưa của Đảng Cộng hòa. Nếu chúng ta làm vậy,
chúng ta sẽ đánh mất cơ sở ủng hộ là tầng lớp lao động mà Tổng thống Trump đã
thổi lửa nhiệt tình. Chúng ta sẽ thất bại trong các cuộc bầu cử trên khắp cả nước.”
Các nhóm quần chúng thờ Trump cũng không phụ sự kỳ vọng của
các đảng viên Cộng hòa. Đơn cử, một số con nhang người Việt thậm chí đã tôn
Trump lên làm “vua”, và đòi đưa “vua” trở lại, mà không thèm quan tâm đến hiệu
lực của cuộc bầu cử dân chủ hồi tháng 11 năm ngoài:
Xu hướng dân túy mà Donald Trump đại diện dường như đang tiết
lộ một cuộc khủng hoảng của nền dân chủ Mỹ. Tại đó, tệ sùng bái cá nhân lấn át
tinh thần thượng tôn Hiến pháp, nhu cầu thắng cử lấn át sự trung thực. Dường
như khủng hoảng đã bắt rễ trong những điểm yếu chưa được khắc phục của mô hình
dân chủ tư sản – như việc các nhóm lợi ích chi phối kết quả bầu cử bằng tiền quảng
cáo chính trị, hoặc việc những kẻ độc tài có thể thắng cử bằng cách kích động
đám đông. Nếu đảng Dân chủ chỉ tập trung phục hồi trật tự toàn cầu của Mỹ (thứ
phục vụ lợi ích của các tập đoàn tư bản thay vì lợi ích của người lao động), họ
sẽ không thể chấm dứt xu hướng dân túy của Trump, và giữ cuộc khủng hoảng hiện
nay trong tình trạng chưa có lối thoát.
Nguyễn Biên Cương
Thất bại của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng có thể là dấu hiệu về thời kỳ suy thoái của chủ nghĩa dân túy, mặc dù những bất bình về kinh tế, xã hội và chính trị nuôi dưỡng phong trào này vẫn đang tồn tại mạnh mẽ.
Trả lờiXóaĐiều nguy hại cho chính nền dân chủ ở Mỹ và tương lai của nước Mỹ là sự phân cực ấy không những chỉ gia tăng mức độ mà còn càng ngày càng thêm khó khắc phục khi nó phân chia nước Mỹ thành hai phe đối địch nhau chứ không chỉ có đối lập nhau, thành phái ủng hộ và không ủng hộ, thành bạn và thù. Đúng hay sai bây giờ không còn là tiêu chí quyết định bằng theo phe mình hay thuộc phái bên kia. Nền dân chủ vì thế mới bị tấn công và mọi truyền thống về văn hoá và đạo đức chính trị mới bị bất chấp. Nước Mỹ bị xô đẩy vào tình trạng bất cứ khi nào cũng có thể bùng nổ xung khắc, bạo lực và hỗn loạn trong nội bộ. Nước Mỹ như thế không thể tránh khỏi bị tổn hại thể diện và uy danh, vai trò và ảnh hưởng ở thế giới bên ngoài.
Trả lờiXóaCuộc khủng hoảng ngày 6/1 đã làm lộ diện những khiếm khuyết, rệu rã của nền dân chủ nước Mỹ
Trả lờiXóaNhững gì đã xảy ra ở toà nhà trụ sở quốc hội Mỹ tại thủ đô Washington ngày 6/1 vừa qua không chỉ đơn thuần là hậu quả của việc ông Trump và phe cánh không chịu công nhận và chấp nhận thất cử trước cựu Phó Tổng thống Joe Biden thuộc đảng Dân chủ mà còn là một đỉnh điểm của sự phân cực trầm trọng trên chính trường và trong nội bộ xã hội Mỹ vốn được ông Trump tận dụng để đắc cử tổng thống Mỹ năm 2016 và tiếp tục nuôi dưỡng, thúc đẩy cũng như cực đoan hoá trong thời gian trị vì nước Mỹ đến nay. Thực trạng này được miêu tả và định tính hoá bằng khái niệm "khủng hoảng" mà cụ thể là khủng hoảng về kinh tế và xã hội, về chính trị và hiến pháp cũng như về mức độ bền vững của nền dân chủ ở Mỹ.
Trả lờiXóa