Thứ Năm, 18 tháng 3, 2021

Ước vọng chiến tranh của giới "chống Cộng" có hợp với lòng dân?



Từ nhiều năm nay, một bộ phận không nhỏ trong giới tự nhận là “đấu tranh dân chủ” hay “chống Cộng” đã không ngừng nuôi hy vọng rằng Chiến tranh Thế giới thứ III sẽ sớm nổ ra, để Mỹ và các nước đồng minh phương Tây lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa giùm họ. Tỉ lệ những kẻ đội lốt đấu tranh dân chủ nuôi hy vọng này ngày càng tăng lên, do hầu hết các cuộc cách mạng đường phố trên khắp thế giới đã lần lượt thất bại, khi không đem đến bất cứ kết quả nào ngoài nội chiến, ngoại thuộc và nghèo đói. Hy vọng này chính là một trong những lý do khiến đa phần giới “chống Cộng” người Việt ủng hộ những chính khách phương Tây hiếu chiến, ra vẻ chống Trung Quốc và chống Cộng nhiệt tình, như cựu tổng thống Donald Trump.

Mới đây, khi tình hình địa chính trị trong khu vực trở nên căng thẳng với cuộc đảo chính ở Myanmar, cùng xung đột ở biên giới Trung-Ấn và eo biển Đài Loan, hy vọng của giới “chống Cộng” vào Chiến tranh Thế giới thứ III lại được thắp sáng trở lại. Chẳng hạn, hôm 15/03, bút danh Tân Phong của đảng Việt Tân đã bình luận rằng những ngày trước Đại hội sắp tới của Đảng Cộng sản Trung Quốc (sẽ diễn ra vào năm 2022) là “thời điểm tuyệt vời” “để vạc dầu biển Đông bùng cháy” trong một “cuộc chiến tranh Định Mệnh” nhằm tiêu diệt Trung Quốc, từ đó khẳng định bá quyền độc tôn của mô hình chính trị phương Tây:



Một số nhà chống Cộng comment dưới bài viết cũng không giấu mong muốn chiến tranh của mình:



Mong muốn chiến tranh của giới chống Cộng xuất phát từ giả định rằng nếu Mỹ dùng vũ lực để buộc Trung Quốc thay đổi chế độ, thì chế độ chính trị ở Việt Nam cũng sẽ phải thay đổi theo. Tuy nhiên, họ không nhìn thấy cái thực tế rằng thể chế chính trị đến từ các điều kiện văn hóa, nhân khẩu, kinh tế và địa chính trị, chứ không thể do nước ngoài áp đặt. Dù có hay không có Trung Quốc, mô hình chính trị ở Việt Nam cũng không thể thay đổi đột ngột, và thành phần há miệng chờ sung, dựa hơi ngoại quốc như họ cũng không có tí trọng lượng nào trong nền chính trị này.

Còn nhớ, khi giàn khoan HD-981 xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam, làm nổ ra nhiều cuộc biểu tình phản đối của người Việt trong và ngoài nước, ông Nguyên Ngọc từng cầu mong giàn khoan này đừng rút đi để nuôi dưỡng xung đột, để tạo cơ hội cho “giới đấu tranh dân chủ” nuôi dưỡng phong trào “bài Trung, chống Cộng”, tạo tiền đề gây dựng lực lượng chính trị đối lập chờ thời tạo chính biến nhờ cách mạng đường phố. Thô thiển hơn, Bùi Hằng và nhóm chống cộng - biểu tình viên chuyên nghiệp thời đó, cũng thắp đàn cầu nguyện Trung Quốc tấn công Việt Nam, không nằm ngoài ý đồ kích động chiến tranh Việt-Trung để Mỹ và phương Tây can thiệp, đem cơ hội lật đổ chế độ hiện nay.





Có thể thấy rõ, ước vọng chiến tranh của họ đang đi ngược lại lợi ích của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam, vốn mong cầu hòa bình để phát triển kinh tế và văn hóa. Làm chính trị mà dựa vào nước ngoài, thay vì dựa vào người dân, thì dù mượn khẩu hiệu gì cũng không thể xem là dân chủ. 

Nguyễn BIên Cương

15 nhận xét:

  1. Có thể thấy được ước vọng chiến tranh của họ đang đi ngược lại lợi ích của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam, vốn mong cầu hòa bình để phát triển kinh tế và văn hóa. Làm chính trị mà dựa vào nước ngoài, thay vì dựa vào người dân, thì dù mượn khẩu hiệu gì cũng không thể xem là dân chủ được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mỗi mô hình đều có những ưu nhược điểm nhưng cũng phải phụ thuộc vào các lãnh đạo của các quốc gia đó nữa. Vậy nên đất nước chúng ta luôn có quan điểm luôn học hỏi, thay đổi để phát triển, hòa nhập với các quốc gia thế nhưng vẫn phải giữ nguyên quan điểm cốt lỗi của mình không học hỏi cả những cái không phù hợp với quốc gia mình

      Xóa
  2. Không nhìn thấy cái thực tế rằng thể chế chính trị đến từ các điều kiện văn hóa, nhân khẩu, kinh tế và địa chính trị, chứ không thể do nước ngoài áp đặt. Dù có hay không có Trung Quốc, mô hình chính trị ở Việt Nam cũng không thể thay đổi, và thành phần như họ cũng không có tí trọng lượng nào trong nền chính trị này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chẳng hiểu kiểu gì mà chỉ vì ghen ghét chế độ chính quyền Việt Nam mà lại mong muốn xảy ra chiến tranh thế giới để mong muốn có sự thay đổi. Thế thì bọn nó lại chẳng hiểu bản chất người Việt Nam bất khuất thì càng khổ họ càng trở nên dũng cảm để bảo vệ những giá trị dân tộc của mình rồi

      Xóa
  3. Chẳng có ai lại mong muốn rằng chiến tranh sẽ một lần nữa xảy ra. Nhìn vào những điều đã diễn ra trong quá khứ chẳng nhẽ bọn chúng không cảm thấy lo sợ cái chết chóc, mùi súng đạn vầ cảnh nhân dân ta lâm vào cảnh bi thương mất mát li tán hay sao?

    Trả lờiXóa
  4. Luôn miệng chê các nước Cộng sản nhưng chính các nước Cộng sản lại yên bình nhất; còn chưa kể tới Việt Nam là một quốc gia Cộng sản đúng nghĩa nhưng lại có môi trường sống hòa bình, con người thân thiện, đời sống nhân dân ổn định trước tình hình dịch bệnh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng mang quốc tịch Việt Nam nhưng chẳng trân trọng đất nước của mình, không coi trọng sự được mất của nhân dân mà ngược lại chỉ toàn kích bác nhân dân mà thôi. Thế thì có gì hay ho? Loại đấy cũng chỉ lấy mác dân chủ thôi

      Xóa
  5. Cứ thấy mong chờ chiến tranh là thấy tư tưởng quan điểm đi ngược lại nguyện vọng của người Việt Nam nói chung rồi. Mà nó cũng đi ngược lại quan điểm tư tưởng của các công dân ưa chuộng hòa bình trên thế giới nữa, chẳng ai hi vọng đầu tranh chém giết nhau cả

    Trả lờiXóa
  6. Cha ông thì hi sinh xương máu bao đời để dành được nền hòa bình độc lập, thế mà lại tồn tại một vài thành phần con cháu dẫu máu đỏ da vàng nhưng lại ưa thích chiến tranh, chỉ nhăm nhe xúi giục và hi vọng nhà nước sẽ nổ súng, đúng là điên

    Trả lờiXóa
  7. Có thể thấy rõ, ước vọng chiến tranh của họ đang đi ngược lại lợi ích của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam, vốn mong cầu hòa bình để phát triển kinh tế và văn hóa. Làm chính trị mà dựa vào nước ngoài, thay vì dựa vào người dân, thì dù mượn khẩu hiệu gì cũng không thể xem là dân chủ

    Trả lờiXóa
  8. Mỗi mô hình đều có những ưu nhược điểm nhưng cũng phải phụ thuộc vào các lãnh đạo của các quốc gia đó nữa. Vậy nên đất nước chúng ta luôn có quan điểm luôn học hỏi, thay đổi để phát triển, hòa nhập với các quốc gia thế nhưng vẫn phải giữ nguyên quan điểm cốt lỗi của mình không học hỏi cả những cái không phù hợp với quốc gia mình.

    Trả lờiXóa
  9. Tuy nhiên, chúng không nhìn thấy cái thực tế rằng thể chế chính trị đến từ các điều kiện văn hóa, nhân khẩu, kinh tế và địa chính trị, chứ không thể do nước ngoài áp đặt. Dù có hay không có Trung Quốc, mô hình chính trị ở Việt Nam cũng không và sẽ không bao giờ thay đổi được.

    Trả lờiXóa
  10. Cuộc sống hòa bình, độc lập là ước mơ của toàn nhân loại, nhất là với một số nước trên thế giới vẫn còn xảy ra chiến tranh bạo loạn. Thế mà vẫn có một số thành phần muốn chiến tranh xảy ra, nếu là thật thì lúc đó chúng khóc tiếng mán chứ còn mạnh mồm hùng hồn tuyên bố được như bây giờ

    Trả lờiXóa
  11. đừng đứng núi này trông núi nọ. Thích thì di cư sang hết Mỹ mà sống, xem họ có chứa chấp những người tôn sùng "rận chủ" và lấy Mỹ làm kiểu mẫu không nhé

    Trả lờiXóa
  12. đúng là tư duy não phẳng, hóa ra định nghĩa " dân chủ" mà chúng hướng tới là dùng chiến tranh, vũ lực hòng đàn áp mà hi sinh tất cả để chỉ hòng đạt được mục đích làm sụp đổ chế độ XHCN

    Trả lờiXóa