Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

Bộ Ngoại giao Mỹ bênh vực cho nhóm "Báo Sạch" bằng cách bóp méo sự thật?

  

Ngày 29-10 vừa qua, 5 đối tượng thuộc nhóm "Báo Sạch" bị TAND huyện Thới Lai (Cần Thơ) tuyên phạt tổng cộng 14 năm 6 tháng tù giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo khoản 2, Điều 331 Bộ Luật Hình sự. Ngay sau phiên tòa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra thông cáo báo chí nêu những ý kiến thiếu khách quan, sai lệch về tự do báo chí ở Việt Nam để bênh vực cho những đối tượng này.



Trong bản thông cáo cho rằng “nhóm nhà báo này tập trung đưa tin điều tra về tham nhũng và tất nhiên là đây không phải là tội”; “"Năm bản án mới nhất này là nằm trong xu hướng giam giữ và kết án đáng lo ngại đối với các nhà báo và công dân Việt Nam thực hiện các quyền tự do ngôn luận và báo chí của họ vốn được ghi trong hiến pháp của Việt Nam” và "Hoa Kỳ kêu gọi nhà chức trách Việt Nam bảo vệ các quyền tự do này, trả tự do cho năm nhà báo và tất cả những người bị giam giữ vô cớ, và cho phép mọi cá nhân ở Việt Nam tự do bày tỏ quan điểm của mình và không sợ bị trả đũa" hay "Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam đảm bảo các hành động của mình phù hợp với các quy định về nhân quyền trong hiến pháp Việt Nam cũng như các nghĩa vụ và cam kết quốc tế".

Không chỉ có Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, một số tổ chức NGO như Phóng viên không biên giới, Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), Sáng kiến pháp lý Việt Nam của VOICE…cũng đã ra thông báo phản đối các bản án đối với “các nhà báo” của nhóm "Báo Sạch", cho việc điều tra, bắt giam và truy tố, xét xử đối với các thành viên nhóm “Báo Sạch” là vi phạm quyền tự do ngôn luận, và vu cáo Việt Nam “gia tăng đàn áp truyền thông độc lập”.

Dư luận và người dân Việt Nam đã quá quen thuộc với lập luận sau mỗi lần pháp luật “đụng” đến “công dân phương Tây” này. Bất kể họ vi phạm pháp luật về tuyên truyền chống phá Nhà nước, xâm phạm lợi ihcs hợp pháp thể nhân khác hay phạm tội hình sự thông thường như trốn thuế…thì y như rằng, những “công dân phương Tây” nay có thứ đặc quyền vượt trên cả pháp luật, đặc cách được “yếu sách” phải trả tự do, đụng đến họ là “vi phạm chuẩn mực quốc tế về nhân quyền”, bla, bla…

Đúng như Báo Quân đội nhân dân đã vạch trần “quả là đáng thất vọng khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, một cơ quan có đầy đủ thông tin hơn, nắm rõ hơn về sự phát triển của tự do báo chí ở Việt Nam lại có thể đưa ra những lập luận thiếu khách quan, thiếu thiện chí như vậy”. “Thiết nghĩ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nên thay đổi cách tiếp cận và khách quan hơn, toàn diện hơn khi đề cập vấn đề liên quan đến nhóm "Báo Sạch"; không để những thông tin gây nhiễu dẫn đến những bình luận sai lệch; không chỉ đối với vụ án nhóm "Báo Sạch" mà trong nhiều vụ án, vụ việc khác”.

Trên thực tế, quá trình xét xử, tranh tụng công khai, dân chủ tại phiên tòa, chính các luật sư cũng cho rằng, việc truy tố các bị cáo là không oan sai vì có nhiều bài viết đã xâm phạm đến các cá nhân, tổ chức. Bản thân các bị cáo cũng đã nhận tội và tỏ ra ăn năn, ân hận.

Còn xét về luật pháp quốc tế, theo những giá trị phổ quát nhất, tự do báo chí luôn mang tính lịch sử, cụ thể gắn với hoàn cảnh phát triển, văn hóa của mỗi quốc gia; không thể có tự do báo chí vô hạn độ đến mức có thể xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, xâm hại nhân phẩm, danh dự của người khác.

Có thể nói, trong bối cảnh quan hệ Việt - Mỹ đang được tăng cường, phát triển tốt đẹp. Bản thân phía Việt Nam luôn nỗ lực nghiêm túc thực hiện cam kết, nghĩa vụ theo các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên cũng như các cơ chế nhân quyền quốc tế. Trong đó, đặc biệt coi trọng Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước là những bằng chứng không thể phủ nhận cho các nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm thực thi quyền con người. Việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người luôn được Ðảng, Nhà nước ta thể chế hóa cũng như thực thi nghiêm túc trong thực tiễn. Việc thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam luôn được tuân thủ nghiêm túc theo những cam kết, nghĩa vụ trong các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, cũng như các cơ chế nhân quyền quốc tế. Chính vì vậy, Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia điển hình trong tiến trình thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, tiếp tục triển khai hiệu quả các Mục tiêu phát triển bền vững.

 

Hành động can thiệp thô bạo vào trình tự tư pháp của Việt Nam của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ là điểm tối trong mối quan hệ bang giao. Điều đó giải thích vì sao niềm tin vào mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện mà phía Hoa Kỳ nhiều lần muốn thúc đẩy còn nhiều cản trở và hai nước khó đạt được sự tín nhiệm chân thành khi chính giới Hoa Kỳ lại chính là người cản trở, phá hoại.

Nguyễn Biên Cương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét