Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2021

RSF: Mượn danh nghĩa bảo vệ nhà báo để khóc thuê cho nhóm “bảo bẩn”

 

Với  mục đích bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ và hoạt động dựa trên Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, những lâu này tổ chức Phóng viên Không biên giới lại hoạt động y như một thế lực cực đoan, ác ý tấn công vào chính thể, nhà nước bị họ dán nhãn “độc tài”, “không có tự do báo chí”, bản chất là không đi theo các giá trị dan chủ phương Tây Mỗi khi Việt Nam bắt, xử lý đối tượng chống phá Nhà nước, bất kể họ là nhà báo hay không, RSF lại dán nhãn cho họ thành “nhà báo độc lập” để tự trao cho mình cái quyền phán xét, can thiệp, đòi trả tự do cho họ và vu cáo Nhà nước Việt Nam không có tự do báo chí.

Vậy nên dễ hiểu, nhóm “Báo Sạch” bị bắt, xử lý, vốn có một số nhà báo suy thoái biến chất, lợi dụng truyền thông tống tiền doanh nghiệp, núp danh chống tiêu cực để gây ảnh hưởng trên mạng… thì RSF rất xông xáo lên án và bảo vệ “nhân quyền” cho số can phạm này.

Sau khi những thành viên cốt cán nhóm “Báo sạch” bị bắt giữ, RSF ngay lập tức đứng ra khóc thuê đòi trả tự do cho số đối tượng nòng cốt của nhóm nà với lập luận cho rằng Việt Nam ngăn cản quyền tự do báo chí, hạn chế hoạt động của những kẻ được gọi là “nhà báo tự do” này. Sau phiên tòa, RSF dành hẳn bài viết vu cáo việc xử lý nhóm “Báo sạch” là bằng chứng Việt nam gia tăng đàn áp tự do báo chí, cho việc xử lý băng nhóm là biểu hiện “từ chối truyền thông độc lập”.



Là một tổ chức chuyên đánh tráo bản chất các vụ án hình sự để xuyên tạc, vu cáo Nhà nước Việt Nam, lần này, RSF vẫn giở lại điệp khúc cũ: “RSF bất bình về các bản án, trong đó có người bị tuyên đến 4,5 năm tù mà một toà án ở TP Cần Thơ, miền Nam Việt Nam vừa tuyên đối với 5 nhà báo vì điều hành một trang báo mạng chuyên đưa tin về tham nhũng và các vấn đề liên quan”.

Ông Daniel Bastard, Trưởng bộ phận châu Á - Thái Bình Dương của RSF vu cáo: “Việc tuyên án tù dài như vậy đối với 5 nhà báo của nhóm “Báo Sạch” cho thấy chính quyền Việt Nam đã đưa ra bằng chứng mới về quyết tâm ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào trong việc làm báo và đưa tin một cách tự do…

Tệ hơn nữa, bằng cách cấm hoàn toàn những thành viên này hành nghề báo chí, các thẩm phán ở toà án huyện Thới Lai chỉ ra rằng, các nhà lãnh đạo của Việt Nam xem nhẹ hoạt động báo chí đến mức nào. Năm nhà báo này lẽ ra không phải bị ở tù”! Là một tổ chức lấy cớ “bảo vệ nhà báo”, RSF luôn tìm cách bóp méo sự thật, “bẻ lái” dư luận để chỉ trích, gây sức ép đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Với quan điểm, ý đồ chống phá đó, năm 2021, RSF biến tấu những vụ án hình sự có liên quan đến báo chí để đánh tráo, chính trị hoá, từ đó đưa ra bảng xếp hạng chỉ số tự do báo chí thế giới, đặt Việt Nam thứ 175 trong tổng số 180 quốc gia!

Thực tế, nhóm “báo sạch” được lập ra với mục tiêu không hề sạch sẽ một tí nào, bản chất của bọn chúng vẫn là chống đối, phá hoại sự ổn định của xã hội, tìm mọi cách để phá hoại tâm lý của quần chúng nhân dân. Những kẻ thuộc nhóm “báo sạch” này thường xuyên tập trung vào các vấn đề nóng trong xã hội để nhằm câu view, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước xoay quanh điểm nóng đó để hạ thấp uy tín của chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết của dân tộc.

RSF khóc thêu cho “báo sạch” chỉ mang tính hình thức bởi tổ chức này không có vai trò gì trên thế giới, không có quyền can thiệp vào hoạt động tư pháp của các quốc gia độc lập như Việt Nam. Đây không phải lần đầu tiên RSF lên tiếng kêu gọi trả tự do cho các đối tượng đang bị cơ quan chức năng của Việt Nam băt giữ, xét xử hay thi hành án, những lần trước đây cũng từng ra nhiều lời tuyên bố như này những không có tác dụng gì, không một cơ quan, tổ chức hay quốc gia nào thèm ngó ngàng đến tiếng nói của RSF.

Bản chất của RSF là tổ chức phóng viên không biên giới, tức là họ bảo vệ cho những kẻ gọi là “nhà báo tự do” hoạt động không tuân thủ các quy tắc chung của một xã hội, vi phạm pháp luật Việt Nam và các quốc gia khác nên thành viên của tổ chức RSF thường xuyên bị bắt, xử lý tại các quốc gia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét