Thứ Tư, 29 tháng 12, 2021

Đánh gái phiến diện về không gian dân sự Việt nam của Civius Monitor!

 

CIVICUS Monitor điểm danh Việt Nam trong số 20 quốc gia có không gian dân sự tệ nhất thế giới cùng với Bắc Triều Tiên, Lào, Iran và Cuba.Danh sách này gồm 10 quốc gia ở Châu Á như Lào, Triều Tiên, Iran, Syria, Ả rập Saudi, Uzberkistan; Cuba ở châu Mỹ và nhiều quốc gia châu Phi.Trong báo cáo đầu tiên đưa ra vào ngày 4/4 vừa qua, Mạng lưới nhân quyền quốc tế CIVICUS đã đưa Việt Nam vào nhóm 20 quốc gia có không gian dân sự kém nhất thế giới: “đóng kín”.



Theo định nghĩa của CIVICUS, quốc gia bị đánh giá là “đóng kín” về không gian dân sự, tức là Không gian dân sự bị đóng kín hoàn toàn trên luật pháp và thực tế. Không khí sợ hãi và bạo lực chiếm ưu thế, những người thực hành các quyền tự do hiệp hội, hội họp ôn hòa và tự do ngôn luận bị giết, bị đánh nặng nề mà không hề được bảo vệ, hay không đòi được công lý. Bất kỳ ai chỉ trích chính quyền nào đều bị trừng phạt và không có tự do báo chí. Internet bị kiểm soát nghiêm ngặt, nhiều trang web bị chặn

Đánh giá nói trên của CIVICUS ngay lập tức vấp phải phản đối kịch liệt từ mạng xã hội Việt Nam, Đa số cho rằng, CIVICUS sai lệch, phiến diện, thiếu khách quan khi “chấm điểm” không gian dân sự Việt Nam.

Trong một nghiên cứu về không gian dân sự của Việt nam từ 2014 trên trang Tia Sáng đã chỉ ra những tiến bộ vượt bậc của Việt nam về vấn đề này:

1.     Số lượng các tổ chức xã hội có đăng ký hoạt động đang gia tăng. Theo một khảo sát thực hiện năm 2000, có 322 tổ chức có trụ sở chính ở Hà Nội và TP HCM; năm 2005, có 800 tổ chức khoa học và công nghệ đăng ký thành lập. Năm 2010, ước tính Việt Nam có khoảng 1.700 tổ chức phi chính phủ (NGO), trong đó 600 tổ chức đăng ký dưới sự bảo trợ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (VUSTA)2.  Các tổ chức NGO khác thì đăng ký dưới sự bảo trợ của các tổ chức khác như Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh, các trường đại học và các viện nghiên cứu... Bên cạnh đó, số lượng các hiệp hội chính trị-xã hội và các hiệp hội nghề nghiệp - còn được gọi là các “tổ chức phi chính phủ nhà nước” - cũng đang gia tăng nhanh chóng. Đáng chú ý là, sự phát triển này đã và đang diễn ra trong khi Luật về Hội mới chưa ban hành, và cũng không có sự thay đổi đáng kể nào về khung pháp lý.

2. Việc đo lường chất lượng hoạt động của các tổ chức xã hội khó thực hiện hơn. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể khẳng định rằng cả chất lượng và kết quả hoạt động của các tổ chức này đều đang phát triển, nếu nhìn vào những con số ngày càng lớn về số lượng các tổ chức, số lượng thành viên, người tham gia, người thụ hưởng, và sự phong phú đa dạng của các lĩnh vực mà các tổ chức này hoạt động. Bên cạnh những lĩnh vực truyền thống như xóa đói giảm nghèo, y tế, và giáo dục, các tổ chức xã hội bây giờ cũng ngày một chủ động tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, kiểm soát tham nhũng, và vận động chính sách; trong các hội nhóm dành cho người khuyết tật, người đang sống chung với HIV, các nhóm đồng tính/chuyển đổi giới tính, có nhiều nhóm còn có thâm niên hoạt động tới 5 - 10 năm. Tuy vậy, vẫn còn cần thêm nhiều bằng chứng nữa để chứng minh cho chất lượng hoạt động của các tổ chức xã hội.

3. Song song với đó là sự phát triển mạnh mẽ của các nhà hoạt động xã hội và  các hoạt động xã hội phi chính thức, bao gồm các nhóm sinh viên tình nguyện, các hội và các quán cà phê dành cho nghệ sĩ, doanh nhân trẻ, và các nhóm học tập khác, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Theo nhận xét của một người tham gia/nhà quan sát, các nhóm phi chính thức này “có thể thậm chí còn linh động, dễ thay đổi, và thú vị hơn cả các tổ chức NGO truyền thống”, bởi đa số đều hoạt động trên cơ sở tình nguyện, không có nhân viên, văn phòng thường trực, hay được tài trợ. Hoạt động của họ hướng tới các mục tiêu từ thiện, văn hóa, và môi trường, trong đó giới trẻ tham gia rất đông, tuy rằng nhóm người trung tuổi và cao niên cũng tham gia cùng. Hiện vẫn chưa có con số ước tính nào về số lượng của các hoạt động phi chính thức như vậy.

4. Việc sử dụng Internet và các kênh truyền thông xã hội cũng đã và đang làm thay đổi bối cảnh giao tiếp xã hội. Ngày càng có nhiều người tương tác trực tuyến hơn: tỉ lệ sử dụng Internet ở Việt Nam là 43%, cao nhất Đông Nam Á 3.  Một số người sử dụng web cũng tích cực tìm kiếm các kênh thông tin trước đây chưa phổ biến; một số khác lấy công nghệ làm phương tiện phát tán các suy nghĩ/ trải nghiệm của mình lên blog và các bài viết trên mạng xã hội; theo các nguồn tin của chính phủ, Việt Nam hiện có ba triệu blogger4.  Kết quả là, những thảo luận về chính sách từng chỉ được lưu hành trong môi trường khép kín thì nay đã được đưa ra bàn luận công khai.

Với phân tích cách đây 7 năm đã ghi nhận sự tiến bộ của Việt Nam bằng con số xác thực.

Chỉ tiếc rằng, khi đánh giá, chấm điểm Việt Nam, VICIUS giống như nhiều tổ chức phi chính phủ ác cảm, thiếu thiện cảm với Việt Nam đều lấy chung dữ liệu về Việt nam, dùng đó như căn cứ xuyên tạc, đả phá về vấn đề không gian dân sự Việt nam,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét