Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

Vì sao zân chửi lại đặc biệt quan tâm vụ Mai Phan Lợi?

 

Việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Mai Phan Lợi để điều tra về Tội trốn thuế được quy định tại Điều 200 Bộ luật hình sự không hiểu sao thu hút sự quan tâm, xuyên tạc, đâm chọc của đám zân chửi.

Sau khi Mai Phan Lợi bị bắt tạm giam, trên một số trang mạng, báo đài chống Việt Nam như RFA, BBC, RFI, “Việt Tân”... đã thực hiện “màn đồng ca” cho rằng “chính quyền bắt, đàn áp những nhà báo” hay họ còn cho rằng việc bắt giữ Mai Phan Lợi là “mang tính chính trị, nhằm bịt miệng một nhà báo dám nêu lên các vấn đề của đất nước” và đồng thời so sánh Mai Phan Lợi với blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và Lê Quốc Quân cùng bị xử lý về tội Trốn thuế. Vì sao Mai Phan Lợi lại được giới “dân chủ” quan tâm đến vậy?

Được biết, Mai Phan Lợi, 50 tuổi, quê ở Thái Bình, là Chủ tịch Hội đồng sáng lập, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm Truyền thông giáo dục cộng đồng (MEC) và được biết đến từng là Phó Tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện của báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội - quản trị “Diễn đàn Nhà báo trẻ”.

Tên tuổi của Mai Phan Lợi được cộng đồng mạng và giới dân chủ biết đến khi cùng với Vĩnh Quyên (VOV), Phan Quang Minh… lập ra group mang tên “Diễn đàn nhà báo trẻ” trên mạng xã hội facebook. Vậy nhưng với dưới vỏ bọc quản trị của diễn đàn này, Mai Phan Lợi đã kết nạp hàng loạt các thành viên dân chủ cốt cán với những thành tích chống phá đất nước được các tổ chức phản động lưu vong hậu thuẫn, tài trợ, đặc biệt là tổ chức “Việt Tân” như Trịnh Anh Tuấn, Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Đoan Trang, Hoàng Dũng, Bạch Hồng Quyền… Năm 2016, Mai Phan Lợi cũng được biết đến là một trong 6 người đại diện cho một số tổ chức về cái gọi là “xã hội dân sự Việt Nam” do Nguyễn Quang A thành lập đã gặp Tổng thống Barack Obama ở Hà Nội trong chuyến thăm của vị Tổng thống Hoa Kỳ tới Việt Nam.

Sau tai tiếng “lỡ miệng” dẫn đến Mai Phan Lợi bị thu hồi thẻ nhà báo sau khi gây ra sự phẫn nộ, bất bình của dư luận quần chúng nhân dân cũng vào năm 2016, Mai Phan Lợi chuyên xây dựng các cộng đồng chung của giới báo chí và giới hoạt động, thông qua việc tạo hoặc quản lý các group Facebook như “Diễn đàn Nhà báo Trẻ”, “Góc nhìn Báo chí – Công dân”, “Xanh & Sạch”, “Tiếng nói của các nạn nhân mắc bệnh do môi trường không an toàn”… Có nhiều dấu hiệu cho thấy Lợi cố tình biến những cộng đồng này thành công cụ để giới chống đối, bất mãn tác động vào quần chúng trung lập.

Mai Phan Lợi đã đưa Trần Song Hào, Mai Quốc Ấn, Đỗ Cao Cường vào làm admin group “Tiếng nói của các nạn nhân mắc bệnh do môi trường không an toàn”, mà Lợi lập ngay sau vụ nhiễm độc không khí do cháy nhà máy Rạng Đông. Trần Song Hào góp phần hình thành dư luận mạng về vụ Formosa, trong khi Mai Quốc Ấn và Đỗ Cao Cường vừa chi phối dư luận mạng về các vụ ô nhiễm môi trường, vừa thường xuyên tận dụng vấn đề ô nhiễm để công kích chế độ:


 
 

Các thành viên trong group này khá thoải mái trong việc mượn các vấn đề thời sự để công kích chế độ:


Với cách làm này, Mai Phan Lợi biến một phần không nhỏ của dư luận chống ô nhiễm môi trường thành dư luận chống chế độ. Khi việc này đi quá giới hạn, nó có thể gây hại cho chính phong trào chống ô nhiễm môi trường, như đã xảy ra với phong trào bảo vệ cây xanh năm 2015.

Qua hoạt động của Diễn đàn Nhà báo trẻ, nay lại là hàng loạt diễn đàn núp dưới danh nghĩa bảo vệ môi trường, Mai Phan Lợi đã thể hiện rõ bản chất lái dư luận về vấn đề ô nhiễm môi trường theo hướng công kích chế độ, và Mỹ có thể biến xã hội dân sự Việt Nam thành một công cụ để định hướng chính sách của Việt Nam. 

 Không phải tự dưng, Mai Phan Lợi lọt vào danh sách các "thủ lĩnh xã hội dân sự" mà Tổng thống Obama tiếp đón, PR dịp hiếm hoi đến Việt Nam.

 Chính vì vừa muốn lập ra doanh nghiệp để có danh nghĩa công khai, hợp pháp cho hoạt động gây thanh thế, thao túng truyền thông, tập hợp lực lượng chống đối chờ thời, lại vừa muốn âm thầm nhận tiền tài trợ từ các quỹ dân cuhr, quỹ lật đổ dưới các danh nghĩa khác nhau, nên cái kết cục của Mai Phan Lợi khi bị cơ quan thuế sờ gáy là lòi ra tội khủng, cớ trời mới cứu được y và đồng bọn

Với việc bị bắt tạm giam để điều tra về Tội trốn thuế được quy định tại Điều 200 Bộ luật hình sự, Mai Phan Lợi cũng sẽ phải chịu những hình thức xử lý nghiêm minh trước pháp luật (có thể lên đến 07 năm tù giam) như những gì mà blogger Điếu Cày hay “luật sư” Lê Quốc Quân trước đây đã phải gánh chịu sau những hành vi phạm pháp luật của mình. Một kẻ đã từng là “nhà báo” và rồi tự đánh mất mình khi bị thu hồi thẻ nhà báo và từng có quan hệ thân thiết với những đối tượng chân rết của các tổ chức phản động lưu vong chống phá đất nước như Trịnh Anh Tuấn, Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Đoan Trang, Hoàng Dũng, Bạch Hồng Quyền... thì việc Mai Phan Lợi nhận được sự quan tâm của giới “dân chủ” cũng là điều dễ hiểu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét