Ở Tây Nguyên hiện nay có 17 tà đạo, tà giáo hoạt động, chủ yếu ở một số dân tộc thiểu số tại chỗ và mới di cư đến. Trong số đó, nếu phân chia theo xuất xứ, nguồn gốc thì chủ yếu thuộc 3 nhóm chính sau đây:
1) Nhóm hình thành tại Tây Nguyên, gồm 10 đạo là: “Tin lành Đề ga”, “Hà Mòn”, Amí Sara” (Hệ Phục Hưng), “Giáo Hội Tin Lành Đấng Christ Việt Nam” (Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Các Dân Tộc Việt Nam), “Giáo Hội Liên Hữu Lutheran Việt Nam và Hoa Kỳ”, “Cây Thập Giá Chúa Jesu Krits” (Đạo Thánh Giá), “Bờ Khắp Brâu”, “Ban Cầu Nguyện Phong Trào Phục Hưng Tin Lành”, “Canh Tân Đặc Sủng” và “Pháp Môn Diệu Âm”.
2) Nhóm từ các vùng khác trong nước truyền vào gồm 4 đạo: “Tâm Linh Hồ Chí Minh”,
“Ngọc Phật Hồ Chí Minh”, “Việt Nam Thánh Mẫu” và “Tâm Linh Đạo”.
3) Nhóm từ nước ngoài truyền vào có 3 đạo là: “Thanh Hải Vô Thượng Sư”, “Pháp
Luận Công” và Thiên Đạo.
Trong số 17 tà đạo ở Tây Nguyên, nếu chia theo bản chất và nội dung hoạt động thì có thể phân thành hai nhóm chính như sau:
1) Nhóm gắn với Công giáo và Tin Lành: chủ yếu được hình thành tại Tây Nguyên và người tin theo phần lớn là các dân tộc thiểu số tại chỗ. Các hoạt động phần lớn mang yếu tố
chính trị, hoặc ban đầu chỉ sinh hoạt tín ngưỡng thuần túy nặng về “mê tín dị đoan”, nhưng trong quá trình hoạt động có dấu hiệu đã bị các thế lực thù địch lôi kéo, lợi dụng.
2) Nhóm thứ hai là các hiện tượng tôn giáo mới có bản chất gắn với Phật giáo hoặc tín ngưỡng truyền thống: chủ yếu được truyền từ các vùng khác trong nước và nước ngoài vào Tây Nguyên, người tin theo chủ yếu là dân tộc Kinh. Các hoạt động phần lớn mang nội dung lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để hoạt động “mê tín, dị đoan”.
Phần lớn những người “sáng lập” ra các tà đạo ở Việt Nam đều có trình độ học vấn thấp, đa số là nông dân và một số là cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước đã nghỉ chế độ hay bị kỷ luật. Những người sáng lập ra các hiện tượng tôn giáo mới là phụ nữ chiếm tỷ lệ khá cao, đây cũng là xu hướng chung của các tôn giáo mới trên thế giới.
Chẳng hạn, Đạo Thày Tỵ (còn gọi là đạo Chân Đất, đạo Chân Không, đạo Sex) xuất hiện năm 1990 do ông Lưu Văn Tỵ sinh năm 1954 khởi xướng. Ông này là công nhân lái máy kéo ở Xí nghiệp Cơ giới nông nghiệp huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh bị buộc thôi việc do thiếu ý thức kỷ luật và đạo đức lối sống. (4) Người khởi xướng Hội Long Hoa Di Lặc là bà Đào Thị Minh, sinh năm 1927 tại thôn Phú Hạ, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đoàn Phật Ngọc ở Sóc Sơn thành lập năm 1990, người đứng đầu là bà Vũ Thị Nhỡ quê ở Hiền Ninh, Hiền Lương, Sóc Sơn, Hà Nội. Người đứng đầu Đạo Tràng là bà Sửu trú tại ngách 26, ngõ Quán Chính, Gia Lâm, Hà Nội. Đạo Mẹ Trên Trời do bà Vũ Thị Vịnh ở Lương Tài, Bắc Ninh sáng lập. Đạo Chặt Ngón Tay do bà Phạm Thị Hải sinh năm 1936 ở số nhà 270/1E phường An Đông, quận 12, Tp. Hồ Chí Minh sáng lập. Vô Vi Tâm Đạo do bà Phạm Thị Bái quê ở Ý Yên, Nam Định sáng lập và làm giáo chủ năm 1968, trụ sở chính tại chùa Linh Sơn, 18/234 Trần Quang Diệu, phường 14, Tp. Hồ Chí Minh; năm 1993 bà Bái chết, con gái tên là Dung thay mẹ làm giáo chủ. Đạo Cô Non hay đạo Thiên Cơ do bà Phạm Thị Nối là trạm trưởng trạm y tế xã Thụy Tân, Thái Thụy, Thái Bình sáng lập. Ngọc Phật Hồ Chí Minh do bà Nguyễn Thị Lương sinh năm 1963 ở Hải Phòng sáng lập. Đạo Thiên Nhiên do bà Nguyễn Thị Triệu ở Hải Dương làm giáo chủ. Đạo Thanh Hải Vô Thượng Sư do bà Phạm Thị Trinh quê ở Quảng Ngãi, gốc Công giáo là Việt kiều ở Đài Loan làm giáo chủ, bắt đầu truyền bá vào Việt Nam năm 1991. Đạo Vô Vi do bà Nguyễn Thị Thuận là Việt kiều Mỹ truyền bá vào Việt Nam;...
Hoạt động của các hiện tượng tôn giáo mới đều lộn xộn và trái pháp luật; tổ chức lỏng lẻo, nghi lễ đơn giản và mang tính ước lệ; tiến hành nhiều hoạt động bất hợp pháp do không đăng ký pháp nhân và được các cơ quan chức năng công nhận; các sinh hoạt và nghi lễ thường mang tính ma thuật, siêu nhiên kỳ bí, nhất là trong lĩnh vực sức khoẻ và đoán định tương lai, cầu may mắn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét