Qua các nghiên cứu đã công bố, ngoài một số ít hiện tượng tôn giáo mới chưa có những ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, còn lại phần lớn mang tính “mê tín dị đoan”; gây ra nhiều tác động nguy hại cho con người và xã hội.
Việc xuất hiện các hiện tượng tôn giáo
mới ở vùng dân tộc thiểu số, nhất là
những tổ chức chính trị hay bị các thế lực thù địch lợi dụng chi phối ở Tây Bắc
và Tây Nguyên, ngoài những ảnh hưởng tiêu cực nêu trên, còn gây mất ổn định
về an ninh chính trị, quản lý xã hội, tâm lý và ý thức dân tộc, bảo tồn và phát
huy
những giá trị văn hóa của các dân tộc,...
Bên cạnh đó, việc hình thành các cộng đồng người liên kết theo tôn giáo trong nội bộ từng dân tộc hay liên tộc người ở trong và ngoài nước cũng là một trong những nhân tố gây ra mâu thuẫn cục bộ giữa những người đồng tộc hay khác tộc nhưng không cùng tín ngưỡng với nhau.
Một số hiện tượng tôn giáo mới còn tìm
cách chống phá Nhà nước, tổ chức
các hoạt động và tuyên truyền luận điệu phê phán xã hội thực tại. Một số khác
có
những hoạt động chống người thi hành công vụ; sáng tác thơ ca, hò vè có nội
dung xuyên tạc những vấn đề quan hệ quốc tế; nói xấu lãnh tụ và chế độ ta;
gây ảnh hưởng xấu tới an ninh chính trị trên địa bàn và đất nước.
Một số hiện tượng tôn giáo mới đã công
kích các tín ngưỡng truyền thống
và tôn giáo hợp pháp. Hoạt động này đã làm phức tạp thêm trong nhận thức của
người dân về phân biệt giữa lợi dụng tín ngưỡng để thực hiện các hoạt động “mê
tín dị đoan” bất hợp pháp với sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo theo qui định của
pháp luật.
Có thể nói, hoạt động của các hiện tượng
tôn giáo mới ở nước ta trong thời
gian qua đã gây nhiều hậu quả không chỉ cho lợi ích của xã hội, nhân dân, mà còn
cho cả sự hoạt động bình thường của những tín ngưỡng, tôn giáo đã được thừa
nhận về pháp lý. Các tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống có tư cách pháp nhân đều
đã lên tiếng và phản ứng về những nhận thức và hành vi này, nhất là với các “tà
đạo” đã vượt ngưỡng của tôn giáo bình thường, mang nặng màu sắc mê tín dị đoan,
phi văn hoá do một số người lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để “kinh doanh” với
nhiều thủ đoạn tinh vi.
Các hoạt động này đã làm đảo lộn
cuộc sống yên bình của người dân ở nhiều địa phương, thậm chí còn gieo nỗi bất
hạnh, đau thương về vật chất, tinh thần, tính
mạng và hạnh phúc gia đình cho nhiều người; gây bất ổn về trật tự xã hội, gây khó
khăn cho công tác quản lí nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng; làm phương hại đến
tính cố kết cộng đồng và khối đoàn kết dân tộc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét