Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

Bản chất của dân chủ chân chính!

 


Cuối tháng 12/2022 trên trang Baotiengdan.com có bài viết của Đào Tăng Dực với tiêu đề: “Bản chất không hoàn hảo của một nền dân chủ chân chính”. Bài viết là những câu hỏi nghi hoặc, giọng điệu mỉa mai, đưa ra với những nhận định không đúng sự thật, có tính xuyên tạclàm méo mó bản chất tốt đẹp của chế độ dân chủ nước ta. Tác giả cho rằng chế độ dân chủ của chúng ta chỉ hào nhoáng bên ngoài, hô hào lý thuyết chung chung, chứ bản chất thì không được như cái vỏ bên ngoài…

Chúng ta từ trước đến nay luôn đề cao vấn đề phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, là phát huy quyền của người dân về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe… quan tâm phát triển năng lực, tiềm năng của mọi người dân. Thế nhưng, Đào Tăng Dực cứ tự đặt ra các câu hỏi với giọng điệu mỉa mai, châm biếm và coi hiện nay chúng ta là chế độ độc tài: “Thứ 1. Như thế trên mặt nổi, có phải các chế độ độc tài hoàn hảo và được dân chúng ủng hộ hơn các nền dân chủ hay không? Thứ 2. Có phải đúng như Nhà Độc Tài Nguyễn Phú Trọng từng tuyên bố “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay… “

Bản chất tốt đẹp của chế độ dân chủ nước ta thể hiện ở chỗ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, được bảo đảm bằng Hiến pháp, pháp luật và ngày càng thể hiện sinh động trong hiện thực. Mọi quyền lợi của nhân dân đều được tôn trọng, bảo đảm; nhân dân được sống tự do, hạnh phúc trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, có quyền đề đạt nguyện vọng, đóng góp ý kiến của mình cho Đảng và Nhà nước. Dân chủ là cách nói tắt về chế độ dân chủ hoặc quyền dân chủ. Chế độ dân chủ là chế độ chính trị, trong đó, toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện do nhân dân bầu ra.

 Dân chủ xã hội chủ nghĩa được xác lập ở các nước đã hoàn thành cảch mạng dân tộc dân chủ và bắt đầu tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền dân chủ của công dân không ngừng được được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, xã hội thông qua hệ thống cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội và tổ chức xã hội với sự tham gia tích cực vào hoạt động chính trị hàng ngày của đông đảo quần chúng nhận dân lao động.

Từ đó, tạo ra cơ hội cho mọi người dân hạnh phúc thông qua việc khẳng định và thừa kế những quyền dân chủ đó một cách chính thức trong hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật. Từ đó đặt ra những bảo đảm vật chất và tinh thần để thực hiện các quyền đó và không ngừng mở rộng các quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, luôn đề cao trách nhiệm cá nhân đối với Nhà nước và xã hội cũng như phát huy không ngừng quyền làm chủ của nhân dân lao động.

Mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa là xoá bỏ chế độ người bóc lột người, tạo ra ngày càng nhiều hơn các điều kiện thuận lợi để thực hiện triệt để công bằng xã hội, dân chủ, văn minh, công lí cho mọi người, bình đẳng thực sự giữa nam và nữ, giữa các dân tộc, tạo cơ hội cho mọi người dân hạnh phúc thông qua việc thừa nhận và khẳng định các quyền dân chủ đó một cách chính thức trong hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật, đặt ra các bảo đảm vật chất và tinh thần để thực hiện các quyền đó và không ngừng mở rộng các quyền dân chủ; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với Nhà nước và xã hội, phát huy không ngừng quyền làm chủ của nhân dân lao động.

Thực tế như chúng ta thấy, trong những năm gần đây, vấn đề giám sát và phản biện xã hội đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm nhằm xây dựng một Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực sự là của dân, do dân, vì dân; trong đó, Đảng ta rất coi trọng vai trò chủ thể giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội. Vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội đã được quy định rõ tại Điều 9, Hiến pháp năm 2013 và với việc ban hành Quyết định 217 năm 2013 của Bộ Chính trị về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã chính thức tin tưởng, giao trọng trách vai trò chủ thể giám sát và phản biện xã hội cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, đây là một trong những minh chứng về bản chất của dân chủ mà chúng ta đã và đang thực hiện để đem lại lợi ích tốt nhất cho Nhân dân./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét