Thổi phồng, xuyên tạc, suy diễn, bẻ lái vụ việc hình sự sang
hướng khác rồi quy kết đơm đặt, dựng chuyện, xuyên tạc, suy diễn, cắt khúc, gán
ghép các tình tiết trong vụ án với những vấn đề chính trị hệ trọng của đất nước,
nhất là những vấn đề nóng, nhạy cảm trong xã hội để lợi dụng kích động, chống
phá là chiêu bài quen thuộc, tuy nhiên với vụ án giết người, chống người thi
hành công vụ xảy ra ngày 9/1/2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP
Hà Nội thì việc đánh lận các bị can trong vụ án là “nạn nhân” của chính quyền,
đổ lỗi cho nguyên nhân dẫn đến vụ án là những sai lầm của chế độ… nhằm tạo ra một
bức tranh phiến diện, đen tối về tình hình chính trị – xã hội tại Việt Nam; bôi
nhọ, hạ bệ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Không dừng tại đó, cùng với việc
“chính trị hóa” vụ án Đồng Tâm, các đối tượng cũng gia tăng các hoạt động kích
động, kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế; tung ra các “kiến nghị”,
“tuyên bố”, “thư ngỏ” gửi đến một số tổ chức quốc tế và cơ quan ngoại giao một
số nước; đưa ra yêu sách cho các “quan sát viên độc lập” vào Việt Nam theo dõi
vụ án … nhằm “quốc tế hóa” vụ án Đồng Tâm.
Đây không phải lần đầu họ sử dụng chiêu trò này
Còn nhớ sự việc một số phần tử xấu ở các tỉnh: Nghệ An, Hà
Tĩnh… núp dưới vỏ bọc “tôn giáo” lợi dụng sự cố môi trường ở các tỉnh miền
Trung kích động, lôi kéo một bộ phận giáo dân tụ tập đông người, gây rối an
ninh trật tự… Xét thấy có những yếu tố cấu thành tội phạm, cơ quan chức năng
các địa phương đã khởi tố vụ án để điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
Thực chất đây chỉ là vụ án hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng”… Thế
nhưng thông qua một số trang mạng ở nước ngoài, các thế lực thù địch, những phần
tử phản động đã “chính trị hóa” vụ việc này rồi lái câu chuyện sang vấn đề “dân
chủ, nhân quyền” và cho rằng “Việt Nam đàn áp tôn giáo”, “Việt Nam vi phạm tự
do tôn giáo”…
Cách đây một năm, sau khi các cơ quan chức năng ở Việt Nam
khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại
Nam và ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC,
trên nhiều trang mạng hải ngoại, một số tổ chức cá nhân chống phá Việt Nam đã cố
tình đánh tráo bản chất các vụ án hình sự thành những vấn đề chính trị nhằm đả
kích, chống phá Nhà nước Việt Nam. Ngày 31/3, phát biểu khi tham dự hội nghị phối
hợp công tác giữa Ban Nội chính Trung ương với TAND tối cao và VKSND tối cao,
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho rằng, vụ bà Nguyễn Phương Hằng và vụ
thao túng thị trường chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết là các vụ việc sai phạm
có tính chất thách thức đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
thách thức dư luận xã hội và phải xử lý nghiêm minh, kịp thời.
Ngay lập tức, ngày 1/4, trả lời phỏng vấn Đài Châu Á tự do
RFA, “nhà báo độc lập” Nguyễn Ngọc Già đã bình luận rằng: “Tuyên bố của
ông Võ Văn Thưởng cho thấy khi bắt bà Nguyễn Phương Hằng đã được Bộ Chính trị đồng
ý. Tức câu chuyện trầm trọng hơn rất nhiều so với những gì dư luận nghĩ. Tuy
nhiên, nhiều người ngạc nhiên khi bà Hằng bị bắt vì Điều 331 lợi dụng quyền tự
do dân chủ, thay vì tội danh vu khống, làm nhục …”. Cũng chính kẻ này
tuyên bố: “Bà Hằng thách thức danh dự của nhà cầm quyền CSVN, tức mang
tính chính trị. Còn ông Quyết thách thức khả năng quản trị quốc gia, tức về mặt
kinh tế”.
Cần khẳng định những vụ án kể trên và việc xử lý một số kẻ
vi phạm pháp luật khác thuần túy là những vụ án hình sự. Bản chất của chiêu trò
“chính trị hóa” các vụ án hình sự nhằm chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch
ngày càng hiện rõ, chúng luôn tận dụng triệt để mọi cơ hội có thể để thực hiện
chiêu trò “chính trị hóa” các vụ án hình sự.
Gần đây nhất, ngày 12/4/2023, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội kết
án Nguyễn Lân Thắng 6 năm tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền
thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”, lập tức một con buôn chính trị khoác áo dân chủ nhân quyền mang tên Yên
Khê tung ra bài viết: “Phiên xử ông Nguyễn Lân Thắng và ngoại giao Việt – Mỹ”
nhằm “chính trị hóa” vụ án, tung lá bài “nhân quyền” để chống phá Việt Nam. Có
mấy luận điệu rởm đời, cũ rích của kẻ này thấy cũng cần phải làm rõ.
Thứ nhất, theo kẻ này: “Thử đặt câu hỏi, vì sao chính quyền
Việt Nam lại mang ông Thắng ra xử ngay trước chuyến thăm Việt Nam của ngoại trưởng
Mỹ Anthony Blinken?”. Cần nói rõ: việc Nguyễn Lân Thắng vi phạm pháp luật Việt
Nam thì Tòa án Việt Nam đem ra xét xử theo kế hoạch là việc hoàn toàn bình thường,
không liên quan gì đến việc ông Bộ trưởng ngoại giao Mỹ đến thăm Việt Nam. Bất
cứ ai hay tổ chức nào cũng không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của một
quốc gia có chủ quyền như Việt Nam.
Thứ hai, không biết căn cứ vào đâu mà kẻ này lại cho rằng: “Nhìn
chung, nếu xem các phe phái nội bộ đảng cộng sản là một, thì vụ xử ông Thắng
cũng là một cú… đu dây địa chính trị của Hà Nội, giữa phương Tây với người anh
em thù hận phương Bắc”. Xin thưa, luận điệu này dường như nhắc lại một tiền lệ
cách đây ba năm khi Phạm Thị Đoan Trang (từng được đồng bọn tự hào khoe là “tài
sản của nước Mỹ”) bị bắt tháng 10/2020, đúng vào ngày cuối cùng của cuộc Đối
thoại về nhân quyền giữa Việt Nam và Mỹ. Vậy giới chống Cộng cờ vàng có thể
trông cậy gì vào chuyến thăm của Blinken không? BBC tiếng Việt đã gửi câu hỏi
này đến Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân
quyền (Human Rights Watch), kẻ luôn dành “ác cảm”, hằn học khi đánh giá về Việt
Nam. Câu trả lời tất nhiên dễ đoán: Không. Phản ứng của chính quyền Biden trước
những lời kêu gọi can thiệp vào chuyện nhân quyền ở Việt Nam vẫn tương tự hồi
hai năm trước, khi phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris từ chối gặp các gương mặt cờ
vàng cả trước lẫn trong chuyến thăm Hà Nội.
Trong khi giới chống Cộng cờ vàng và những con buôn dân chủ
nhân quyền coi Mỹ như một viên sen đầm quốc tế uy nghiêm đáng sợ, thì Robertson
nói rõ rằng Mỹ đang bị Việt Nam coi thường: “Việc kết án nhà hoạt động Nguyễn
Lân Thắng vào đêm trước chuyến thăm của Blinken cho thấy sự coi thường của Hà Nội
đối với những quan ngại mà Hoa Kỳ đã nêu về nhân quyền ở Việt Nam. Nó cũng cho
thấy rằng chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam tin rằng về cơ bản họ có thể chẳng
cần đếm xỉa gì đến Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong những vấn đề như thế này, mà chẳng
bị làm sao cả” và “Cho đến nay, giống như phần còn lại của chính quyền Biden,
ngoại trưởng Blinken ít có phát ngôn nào và về cơ bản không có hành động gì về
nhân quyền ở Việt Nam. Rõ ràng là Bộ Ngoại giao Mỹ không mấy nỗ lực trong vấn đề
nhân quyền ở Việt Nam”.
Thiết nghĩ, những con buôn chính trị khoác áo dân chủ thích
chơi lá bài nhân quyền đã thấy rõ phát biểu trên của Phil Robertson để đừng cố
vớt vát: “Dĩ nhiên giới tranh đấu dân chủ ở Việt Nam, mà một tác giả cho rằng rất
ít ỏi trong một bài viết trên Tiếng Dân, sẽ không hài lòng. Nhưng ông Blinken
có nhắn với họ, ở đoạn cuối bài phát biểu, rằng dân chủ, nhân quyền vẫn tiếp tục
được bàn bạc”. Hãy thôi hậm hực, bày trò xuyên tạc, công kích và đừng có “cố đấm
ăn xôi” nữa!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét