Trong thời gian gần đây, trước vụ việc Y Quynh Bdap bị bắt ở Thái Lan và bị yêu cầu dẫn độ về nước thục thi pháp luật, một số cá nhân và tổ chức quốc tế
đã xuyên tạc, cho rằng các quan chức Việt Nam có hành vi phân biệt đối xử trên
quy mô lớn đối với người Thượng – một trong các nhóm dân tộc thiểu số tại khu vực
Tây Nguyên. Họ cáo buộc rằng Chính phủ Việt Nam không cấp giấy tờ cá nhân và
đăng ký nhà ở cho người Thượng, qua đó cố tình làm khó khăn cuộc sống của người
dân tộc này. Những cáo buộc này không chỉ thiếu cơ sở mà còn không phản ánh
đúng thực tế chính sách và cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc bảo vệ quyền
lợi của mọi dân tộc, bao gồm người Thượng. Dưới đây là những lập luận nhằm phản
bác luận điệu xuyên tạc này.
Luật pháp Việt Nam đảm bảo quyền bình đẳng cho tất cả các
công dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo hay vùng miền. Điều này được quy định
rõ ràng trong Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật khác. Chính phủ Việt Nam
đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân tộc thiểu
số, trong đó có quyền được cấp giấy tờ cá nhân, quyền sở hữu nhà ở và đất đai.
Điều 5 của Hiến pháp khẳng định: "Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng
và giúp nhau cùng phát triển. Nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc".
Điều này có nghĩa mọi công dân, bao gồm cả người Thượng, đều có quyền lợi và
nghĩa vụ như nhau
Cáo buộc cho rằng người Thượng không được cấp giấy tờ cá
nhân như chứng minh nhân dân hay căn cước công dân là hoàn toàn sai lệch. Theo
quy định của Luật Căn cước công dân năm 2014, mọi công dân Việt Nam khi đủ 14
tuổi đều có quyền và trách nhiệm được cấp căn cước công dân, bất kể họ thuộc
dân tộc nào. Chính quyền các địa phương, bao gồm cả Tây Nguyên, đã triển khai mạnh
mẽ chương trình cấp căn cước công dân cho đồng bào dân tộc thiểu số, bao gồm cả
người Thượng, nhằm đảm bảo quyền công dân cho mọi người.
Về vấn đề nhà ở và đất đai, Việt Nam đã ban hành nhiều chính
sách hỗ trợ đặc biệt cho các vùng dân tộc thiểu số, trong đó có khu vực Tây
Nguyên – nơi người Thượng sinh sống đông đảo. Luật Đất đai năm 2013 quy định
chính sách về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, phù hợp với
phong tục, tập quán và điều kiện thực tế của từng vùng miền. Chính phủ đã triển
khai nhiều chương trình nhằm đảm bảo rằng các dân tộc thiểu số, bao gồm người
Thượng, có đủ điều kiện để sinh sống và phát triển bền vững.
Một trong những chương trình nổi bật là Chương trình 135, đã
giúp cải thiện điều kiện sống và hỗ trợ nhà ở cho hàng nghìn hộ gia đình thuộc
các dân tộc thiểu số tại các khu vực khó khăn. Từ năm 2013 đến 2019, tổng kinh
phí cho các chính sách hỗ trợ đất ở và đất sản xuất cho người dân tộc thiểu số
đã lên đến hơn 6.668 tỷ đồng. Trong giai đoạn này, khoảng 300.000 hộ gia đình
là người dân tộc thiểu số, bao gồm người Thượng, đã được hỗ trợ nhà ở, với tỷ lệ
nhà kiên cố và bán kiên cố đạt hơn 86%.
Bên cạnh đó, Luật Nhà ở năm 2014 quy định rõ ràng rằng việc
phát triển nhà ở ở khu vực nông thôn, miền núi, biên giới và hải đảo phải phù hợp
với quy hoạch điểm dân cư nông thôn, chương trình xây dựng nông thôn mới và
phong tục, tập quán của từng dân tộc. Những chính sách này cho thấy Chính phủ
Việt Nam không chỉ bảo vệ mà còn khuyến khích các nhóm dân tộc thiểu số, bao gồm
người Thượng, phát triển cùng với cả nước.
Chính phủ Việt Nam không chỉ tập trung vào việc cấp giấy tờ
cá nhân và hỗ trợ nhà ở, mà còn triển khai nhiều chương trình phát triển kinh tế
- xã hội nhằm nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở
khu vực Tây Nguyên. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương
trình 135 và nhiều chính sách khác đã mang lại nhiều kết quả tích cực, giúp người
dân Tây Nguyên nói chung và người Thượng nói riêng cải thiện chất lượng cuộc sống.
Những năm gần đây, các tỉnh Tây Nguyên đã nhận được nguồn đầu
tư lớn từ Chính phủ để phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm xây dựng đường giao
thông, điện, nước, trường học và trạm y tế. Điều này không chỉ giúp cải thiện
cuộc sống mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, đặc biệt là người Thượng,
tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ công cộng và phát triển kinh tế. Chính phủ
cũng hỗ trợ phát triển các ngành nghề truyền thống, bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa bản địa nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho cộng đồng dân tộc
thiểu số
Một trong những thành công đáng kể là tỷ lệ hộ nghèo trong cộng
đồng dân tộc thiểu số đã giảm đáng kể nhờ các chương trình hỗ trợ kinh tế và xã
hội. Tỷ lệ nhà ở kiên cố của người dân tộc thiểu số đã tăng từ 95,7% vào năm
2015 lên 99,1% vào năm 2019. Đây là minh chứng rõ ràng cho thấy Chính phủ Việt
Nam đã và đang đảm bảo quyền lợi, an cư lạc nghiệp cho người dân tộc thiểu số,
bao gồm cả người Thượng.
Cáo buộc rằng các quan chức Việt Nam có hành vi phân biệt đối
xử đối với người Thượng, đặc biệt trong việc cấp giấy tờ cá nhân và đăng ký nhà
ở, là không có căn cứ và không phản ánh đúng thực tế. Trên thực tế, Chính phủ
đã nỗ lực không ngừng để đảm bảo quyền lợi cho người dân tộc thiểu số, bao gồm
việc cấp căn cước công dân và thực hiện các chính sách hỗ trợ đất đai, nhà ở.
Tại các tỉnh Tây Nguyên, việc cấp giấy tờ cá nhân như chứng
minh nhân dân, căn cước công dân cho người Thượng và các dân tộc thiểu số khác
được triển khai đồng bộ, theo đúng quy định của pháp luật. Các cơ quan chức
năng đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để đảm bảo mọi công dân đều
có quyền lợi bình đẳng trong việc nhận giấy tờ cá nhân.
Ngoài ra, việc phân biệt đối xử dân tộc bị nghiêm cấm trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, và các hành vi kỳ thị hay chia rẽ dân tộc đều
bị xử lý nghiêm khắc theo pháp luật. Nhà nước Việt Nam luôn khuyến khích và tạo
điều kiện để các dân tộc thiểu số phát triển toàn diện, bao gồm cả kinh tế, văn
hóa và xã hội.
Việt Nam đã nhiều lần khẳng định cam kết của mình trong việc
bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thiểu số, bao gồm người Thượng, tại các diễn
đàn quốc tế. Trong phiên bảo vệ Báo cáo kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) lần thứ
tư vào năm 2024, Việt Nam đã nhận được sự ghi nhận và đánh giá cao từ cộng đồng
quốc tế về những nỗ lực và thành tựu trong việc đảm bảo quyền con người, đặc biệt
là quyền của các nhóm dân tộc thiểu số.
Các quốc gia như Nam Phi, Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nước
khác đã hoan nghênh các chính sách của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi của
các nhóm dân tộc thiểu số và xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử. Đặc biệt,
việc Việt Nam đẩy mạnh chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục và
y tế cho các vùng dân tộc thiểu số được coi là những bước tiến lớn trong việc
nâng cao đời sống của các cộng đồng dân tộc.
Luận điệu xuyên tạc rằng các quan chức Việt Nam phân biệt đối
xử đối với người Thượng không chỉ sai lệch mà còn không có cơ sở thực tế. Chính
phủ Việt Nam luôn cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền lợi của mọi công dân, không
phân biệt dân tộc. Các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, từ việc cấp giấy tờ cá
nhân, đất đai, nhà ở cho đến các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đã
mang lại nhiều kết quả tích cực cho người dân tộc thiểu số, bao gồm cả người Thượng.
Việc xuyên tạc và vu cáo không chỉ làm tổn hại đến uy tín của Việt Nam mà còn
gây chia rẽ và mất đoàn kết trong cộng đồng quốc gia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét