Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

Dư luận lề trái nói gì về chiến dịch chống tham nhũng nhân Hội nghị 10?


Loa Phường

Dư luận phi chính thống về Hội nghị Trung ương 10, diễn ra trong tuần qua, đã bao gồm một số ý kiến về giá trị của chiến dịch chống tham nhũng. Chẳng hạn, trong một cuộc phỏng vấn trên BBC, ông Nguyễn Quang A và bà Nguyên Bình đã phủ nhận giá trị của chiến dịch chống tham nhũng, qua đó công kích các tổng kết của Hội nghị 10 về thành tựu của chiến dịch.

Cụ thể, ông A bình luận rằng một hệ thống không có tự do báo chí, tư pháp độc lập và quyền tư hữu đất đai thì “tự nó đẻ ra tham nhũng”. Vì vậy, nếu muốn chống tham nhũng tận gốc, phải “thay đổi luật lệ, thay đổi cơ cấu của Nhà nước”, cho phép “tự do báo chí và tư pháp độc lập”. Còn việc bắt từng kẻ tham nhũng thì chỉ là giải pháp tình thế, “hết tên này thì nó sẽ sinh ra tên khác”, chỉ phục vụ việc “đấu đá nội bộ” chứ không giải quyết được gốc rễ vấn đề. Dù vậy, ông A ủng hộ việc bắt tham nhũng, vì cho rằng việc đó “làm người dân tin”, “cũng tốt chứ không phải là xấu”.
Trong khi đó, bà Nguyên Bình, con gái Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh bình luận rằng chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam không nghiêm túc ở hai điểm. Thứ nhất, người đứng đầu Đảng là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “đứng ra chống tham nhũng” nhưng không “tự mình làm gương mẫu kê khai tài sản”. Thứ hai, chiến dịch này “học theo Trung Quốc”, nhưng lại học một cách méo mó, vì ở Trung Quốc, Ban Kiểm tra và Kỷ luật do Đại hội Đảng bầu ra, ngang với Ban chấp hành Trung ương Đảng. Trong khi đó, ở Việt Nam không như vậy, nên sau này không còn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì không còn ai chống được tham nhũng.
Ngoài ra, hiện giới chống đối đang lan truyền tin đồn rằng một số lãnh đạo cấp cao của Đảng sắp trở thành mục tiêu của chiến dịch chống tham nhũng.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến.
Thứ nhất, hiện không có đủ bằng chứng để khẳng định rằng chiến dịch chống tham nhũng “chỉ là đấu đá nội bộ”, như lời quy kết của ông Nguyễn Quang A. Trước đây, giới “dân chửi” từng biện luận rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ bắt người đối địch, không bắt người ủng hộ mình, khiến ông Trương Minh Tuấn không bị truy tố. Nay ông Tuấn đã bị truy tố, nếu giới “dân chửi” không tìm được bằng chứng khác, thì chiến dịch chống tham nhũng coi như đã được minh oan. Ngoài ra, cần lưu ý rằng việc chống tham nhũng phải được tiến hành theo quy định của pháp luật, bắt quan tham nào cũng là góp phần thực thi pháp luật.
Thứ hai, tự do báo chí và tư pháp độc lập là một cách hiệu quả để chống tham nhũng, nhưng không phải là cách duy nhất. Về bản chất, chúng chỉ là phương thức để các nhánh quyền lực khác nhau giám sát lẫn nhau, sao cho không nhánh nào được lạm quyền và phạm luật. Thay vì copy mô hình giám sát của phương Tây một cách máy móc, chúng ta nên thiết kế những mô hình giám sát riêng, phù hợp với bối cảnh xã hội và hoàn cảnh lịch sử của riêng mình. Dù pháp chế của Vệ Ưởng thời xưa không bao gồm tự do báo chí và tư pháp độc lập, những phương thức giám sát mà nó đặt ra cũng đã khiến thái tử bị phạt, trong nước không nảy sinh trộm cắp, lạm quyền, tham nhũng.
Trên tinh thần đó, cả mô hình “báo chí, tư pháp độc lập” của phương Tây lẫn mô hình “Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng nhiều thẩm quyền” của Trung Quốc đều đáng học hỏi, nhằm phục vụ quá trình cải cách hành chính, chống tham nhũng của Việt Nam. Hy vọng ông Nguyễn Quang A giữ thái độ cởi mở của người trí thức khi tiếp cận chủ đề này, thay vì chủ trương rập khuôn bắt chước phương Tây một cách chủ quan, duy ý chí.
Nguyễn Biên Cương

2 nhận xét:

  1. Ơ hay, mất thằng này nói như vậy thì cứ làm như là mỗi Việt Nam có tham nhũng ấy nhể, tham nhũng quốc gia nào chả có, kể cả cái "mẫu quốc Mẽo" của bọn chúng cũng còn có nữa là vậy sao không nói bộ máy của Hoa Kỳ cũng sản sinh ra tham nhũng đi. Cơ bản chúng muốn tìm mọi cách, cơ hội và lý lẽ để chống đối chế độ, chính quyền, chúng sẽ phủi sạch những nỗ lực quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc chống tham nhũng.

    Trả lờiXóa