Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

Nguyễn Anh Tuấn và giới “dân chửi” mừng hụt về cuộc biểu tình của công nhân Việt Nam tại Đài Loan?



Trưa 05/05/2019, trước cổng Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, vài chục công nhân Việt Nam đã tham gia một cuộc biểu tình đòi “hủy bỏ môi giới tư nhân” trong lĩnh vực xuất khẩu lao động giữa Việt Nam và Đài Loan. Qua tìm hiểu, được biết hoạt động này là một phần của chiến dịch có cùng mục tiêu, do Công hội Di công Đài Loan và một số NGO bảo vệ người lao động khác tổ chức từ cuối tháng 04/2019. Cuộc biểu tình được RFA quay phim, tường thuật trực tiếp, và quá trình kêu gọi biểu tình có sự hiện diện của linh mục Nguyễn Văn Hùng (một người có quan hệ với đảng Việt Tân, thường xuyên tổ chức biểu tình cho cộng đồng người Việt ở Đài Loan).


Hiện Công hội Di công Đài Loan chỉ tập trung vào mục tiêu chính của cuộc biểu tình, và vào việc bảo vệ người xuất khẩu lao động Việt Nam. Trong khi đó, một số tổ chức, cá nhân chống đối có quan tâm đến vấn đề “công đoàn độc lập”, như Nguyễn Anh Tuấn và Hội Nhà báo Độc lập, đang tận dụng sự kiện này để công kích Nhà nước về vấn đề quyền biểu tình, vấn đề quyền lợi người lao động.
Cụ thể, khi trả lời phỏng vấn RFA và BBC sau cuộc biểu tình, đại diện Công hội Di công Đài Loan cho rằng người Việt Nam xuất khẩu lao động tại Đài Loan đang phải trả mức phi môi giới cao gấp đôi, gấp ba lao động Thái Lan và Indonesia. Họ cũng bị các công ty môi giới cung cấp thông tin sai sự thật về điều kiện làm việc, ép làm thêm giờ bất hợp pháp. Vì vậy, Công hội muốn “chính phủ Việt Nam hủy bỏ môi giới tuyển dụng lao động tư nhân”, để chuyển sang “tuyển dụng trực tiếp giữa chính quyền Việt Nam với chính quyền Đài Loan”.
Chuang Shu-ching, một nhân viên xã hội tại Văn phòng Trợ giúp Công dân, Di dân Việt Nam, trả lời BBC rằng một số người Việt Nam nói “các công ty môi giới thu tiền cao như vậy vì họ phải trả thêm cho chính quyền”, tuy nhiên bà không chắc về độ xác thực của thông tin đó.

Về phía giới chống đối, Nguyễn Anh Tuấn tuyên truyền rằng qua sự kiện này, có thể thấy người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài có cơ hội thực hiện quyền biểu tình dễ dàng hơn người Việt Nam trong nước. Thêm nữa, việc người lao động Việt Nam so sánh quyền lợi của mình với lao động Thái Lan và Indonesia trong vụ việc này, cùng hiện tượng tương tự trong vụ Đoàn Thị Hương, cho thấy “người Việt đang ngày càng ý thức rõ hơn rằng” vì họ đóng thuế để nuôi Nhà nước, “chính quyền phải lấy việc phục vụ người dân làm lý do tồn tại”. Cả hai nhận định này đều sai sự thật, vì công nhân trong nước vẫn thường xuyên biểu tình, đình công đòi cải thiện điều kiện lao động, được báo chí chính thống đưa tin công khai; và vì một số cuộc biểu tình tương tự của công nhân Việt Nam ở Đài Loan đã diễn ra từ năm 2017, 2018.
Trong khi đó, dựa trên thông tin chưa được xác thực của bà Chuang Shu-ching, Kiều Phong (VNTB) tung tin đồn rằng “bộ lao động Việt Nam bán những suất đi Đài Loan cho các trung tâm rồi các trung tâm bán lại một lần nữa cho công nhân Việt”. Bút danh này cũng hô hào rằng “từ đây, hoạt động đấu tranh của công nhân sẽ chuyên nghiệp hơn và bài bản hơn, không để cho môi giới thích thì hoành hành như trước nữa”. Nhận định này cũng sai sự thật, vì cuộc biểu tình này không mới, như đã nêu.
Tóm lại, giới chống đối muốn khai thác chủ đề này ở góc độ quyền biểu tình, và hướng sự bức xúc của công nhân vào Nhà nước.
Qua cách phản ứng của giới “dân chửi” trong vụ việc này, có thể thấy họ không hề quan tâm đến quyền lợi thiết thực của công nhân, mà chỉ muốn lợi dụng công nhân để phát động biểu tình chống chế độ.
Trái với sự lạc quan thái quá của giới “dân chửi”, chúng tôi tin rằng họ sẽ không xơ múi được gì trong vụ việc này. Bởi nếu họ ủng hộ yêu sách của công nhân trong vụ việc này, họ sẽ phải công nhận tính chính danh của Nhà nước Việt Nam hiện tại. Thêm nữa, nếu Nhà nước quyết định ai được đi xuất khẩu lao động, cơ hội để giới “dân chửi” lôi kéo công nhân Việt Nam ở nước ngoài chắc chắn sẽ giảm đi.
Nguyễn Biên Cương

3 nhận xét:

  1. Chắc chắn một điều rằng các đối tượng này không hề gì quan tâm đền quyền và lợi ích của người công nhân mà cái họ muốn là lợi dụng công nhân để kích động họ biểu tình, chống đối lại Đảng và Nhà nước Viêt Nam. Hơn hẳn là chúng đang muốn nói đến vấn đê "biểu tình"...cho nên chúng ta là những người công nhân, hay người dân cần hết sức tỉnh táo để không bị bọn "dận chủ "kích động, không những không được lợi ích gì mà còn rước họa vào thân

    Trả lờiXóa
  2. Qua cách phản ứng của giới “dân chửi” trong vụ việc này, có thể thấy họ không hề quan tâm đến quyền lợi thiết thực của công nhân, mà chỉ muốn lợi dụng công nhân để phát động biểu tình chống chế độ.
    Trái với sự lạc quan thái quá của giới “dân chửi”, chúng tôi tin rằng họ sẽ không xơ múi được gì trong vụ việc này. Bởi nếu họ ủng hộ yêu sách của công nhân trong vụ việc này, họ sẽ phải công nhận tính chính danh của Nhà nước Việt Nam hiện tại. Thêm nữa, nếu Nhà nước quyết định ai được đi xuất khẩu lao động, cơ hội để giới “dân chửi” lôi kéo công nhân Việt Nam ở nước ngoài chắc chắn sẽ giảm đi.

    Trả lờiXóa