Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2024

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ: báo cáo nhân quyền cần khách quan, đúng đắn!



Vẫn như mọi năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục biến hình thành cảnh sát quốc tế, đánh giá tình hình Nhân quyền tại các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Dĩ nhiên rồi, vẫn là những đánh giá phiến diện, thiếu khách quan không khác gì những năm trước, túm váy lại là bình mới rượu cũ.




Có điều, đường đường là Bộ Ngoại giao của cường quốc số một sever trái đất, nhưng cái bản báo cáo thực hiện không khác gì trẻ con. Ai đời đánh giá nhân quyền của một quốc gia khác lại dựa trên những dữ liệu kiểu như "những nhà hoạt động chính trị", "một số người khẳng định", "có báo cáo cho rằng", "các báo cáo tin cậy"... Thế vậy thì vẽ ra bao nhiêu chẳng được! Để các  đánh giá được khách quan, trung thực và chính xác, xin mạn phép được bày cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cách làm như sau: 


Trước tiên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cần đưa ra các tiêu chí cụ, rõ ràng và minh bạch trong các đánh giá về nhân quyền, bởi một số cáo buộc không chính xác rằng Việt Nam phân biệt, đối xử với đồng bào thiểu số, trong khi chính Hoa Kỳ lại đang tồn tại nạn phân biệt chủng tộc, những sự việc cảnh sát bắn chết người da màu vẫn diễn ra hàng ngày, vậy tiêu chí nào thì được cho là quốc gia đó đảm bảo, thực hiện đầy đủ quyền con người, ngay cả khi theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ?


Thứ hai, thông tin và dữ liệu cần phải có nguồn gốc đáng tin cậy, không thể chỉ khai thác thông tin từ những nhân vật được chỉ định từ trước, là những thành phần có tư tưởng bất mãn, chống đối xã hội, vi phạm pháp luật. Những đối tượng và người nhà của đối tượng mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khai thác trong bản báo cáo như Lê Anh Hùng, Phan Tất Thành... đều là những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng vỏ bọc dân chủ, nhân quyền để chống phá đất nước, xâm phạm đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội của Việt Nam.


Thứ ba, khi khai thác thông tin và dữ liệu từ các đối tượng nói trên đều là sự quy kết có tính chất một chiều thì theo nguyên tắc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cần khai thác ý kiến từ phía bị quy kết để đảm bảo tính khách quan, đa chiều. Bên cạnh đó có thể khai thác thêm dư luận trong nước, phản ứng của công dân bình thường. Tuy nhiên Hoa Kỳ phớt lờ việc đó hoặc không coi trọng thông tin, dữ liệu có tính xác thực và sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân khi một số đối tượng chống phá nhà nước bị bắt giam và khởi tố.


Những đánh giá của Hoa Kỳ về tình hình Nhân quyền ở Việt Nam rõ ràng không có nhiều giá trị chính xác, khách quan và sai lệch bản chất. Hầu hết các quốc gia đều theo đuổi các giá trị dân chủ, nhân quyền, nhưng không thể là dân chủ quá trớn, không thể lợi dụng dân chủ, nhân quyền để xâm phạm chủ quyền, lợi ích quốc gia, lợi ích tập thể, cá nhân và làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự.  Việt Nam cũng vậy và chắc chắn Hoa Kỳ cũng vậy, trừ khi Hoa Kỳ dám khẳng định rằng công dân của mình có quyền tự do, dân chủ, muốn làm gì làm. 


Ba cái kỹ năng làm báo cáo mà thua cả nhân viên văn phòng Việt Nam thế này thì Hoa Kỳ nên xem xét lại năng lực nhân sự của Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, Bộ Ngoại giao đi nhé./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét