Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

Giới "dân chửi" im lặng khi VN tham gia tập trận chung Mỹ-ASEAN?



Liên quan đến xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc tại bãi Tư Chính, tuần qua đã nổi lên 4 diễn biến đáng quan tâm:
Thứ nhất, là việc hôm 21/08, hai tờ báo IBTimes và Wionews của Ấn Độ đưa tin rằng Trung Quốc vừa cử máy bay ném bom, máy bay chiến đấu đến bãi Tư Chính, nơi Tập đoàn Dầu Khí ONGC Videsh Ltd của Ấn Độ có quyền lợi thương mại. Ngoài ra, cũng có tin rằng tàu HD-8 đang đi sâu hơn vào vùng biển Việt Nam. Những diễn biến này khiến nhiều trang tin bình luận rằng va chạm tại bãi Tư Chính có khả năng chuyển thành xung đột quân sự.
Thứ hai, trong suốt tuần qua, Mỹ và các đồng minh bắt đầu lên tiếng nhiều hơn về xung đột tại bãi Tư Chính. Cụ thể, trong chuyến thăm Hà Nội ngày 18/08, Tư lệnh Không quân Mỹ David Goldfein nói rằng Mỹ “phản đối mạnh mẽ các hoạt động gây ảnh hưởng và thách thức những quyền lợi chính đáng cũng như chủ quyền của Việt Nam trong khu vực”; “luôn ủng hộ quyền tự vệ và phòng vệ chính đáng của Việt Nam”; “sẽ theo sát các hoạt động của Việt Nam, sẵn sàng hợp tác làm việc với Việt Nam”. Ngày 20/08, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ là ông John Bolton dùng Twitter để công kích hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời viết rằng “Mỹ cương quyết ủng hộ những ai phản đối hành vi cưỡng chế và chiến lược bắt nạt gây đe dọa hòa bình và an ninh khu vực”. Ngày 21/08, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng ra thông cáo lên án hành vi của Trung Quốc tại bãi Tư Chính. Ngày 23/08, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã thảo luận với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về căng thẳng tại bãi Tư Chính.
Thứ ba, ngày 22/08, Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận rằng Việt Nam sẽ tham gia cuộc tập trận chung Mỹ-ASEAN, dự kiến sẽ tổ chức ở khu vực Vịnh Thái Lan và ngoài khơi Cà Mau vào ngày 02/09/2019.

Thứ tư, nhiều bộ phận của dư luận cũng xem việc Bộ Chính trị yêu cầu rà soát an ninh các dự án đầu tư nước ngoài, và việc Chính phủ thu hồi giấy phép văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam, như những diễn biến liên quan đến tình hình căng thẳng tại bãi Tư Chính.
Trước thông tin nêu trên, giới "dân chửi" hầu như lờ đi các diễn biến số 2, 3, 4 trong danh sách vừa nêu, do chúng thể hiện quyết tâm và thành tựu của Nhà nước Việt Nam trong việc điều chỉnh chính sách đối ngoại để bảo vệ chủ quyền. Trong khi đó, họ tiếp tục tận dụng chủ đề Biển Đông để tuyên truyền nhưng theo 4 hướng sau:
Thứ nhất, họ tận dụng việc Trung Quốc tăng lượng tàu, máy bay chiến đấu ở bãi Tư Chính, để kích động dư luận về nguy cơ “xâm lược”, “mất nước”, biến dư luận thành cực đoan.
Thứ hai, các cá nhân liên quan đến Diễn đàn Xã hội Dân sự tiếp tục kêu gọi Nhà nước đáp ứng gói yêu sách mà họ đã tuyên truyền suốt 1 tháng qua (bao gồm việc đòi kiện Trung Quốc, đòi ngừng học tập Trung Quốc, đòi thân Mỹ, đòi công nhận biểu tình “chống Trung Quốc”).
Thứ ba, nhiều cá nhân tiếp tục tuyên truyền rằng Chính phủ Việt Nam đang “bán nước” cho Trung Quốc. Để chứng minh, họ viện dẫn việc hai nước Việt - Trung có cùng thể chế chính trị, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chưa lên tiếng về sự kiện Tư Chính, việc Việt Nam chưa điều tàu ngầm ra đánh nhau, chưa kiện Trung Quốc, chưa chính thức làm đồng minh của Mỹ… Hà Sĩ Phu đòi “thoát thể chế cũ” để “thoát Trung”.
Thứ tư, có 2 tổ chức chống đối ở hải ngoại, là Dân Làm Báo và nhóm Zombie Nguyễn tại Nhật, đang kêu gọi biểu tình “chống Trung Quốc”.
Như vậy, hiện Chính phủ đã thực hiện hầu hết những giải pháp bảo vệ chủ quyền mà giới “dân chửi” cho là cần thiết, bao gồm việc công khai lên án Trung Quốc bằng dư luận và ngoại giao; gia tăng hợp tác với Nga, Nhật, Ấn Độ, phương Tây và ASEAN để bảo vệ an ninh trên Biển Đông; sắp xếp tập trận với Mỹ. Việc kiện Trung Quốc ra tòa PCA sau khi Philippines đã kiện có thể là không cần thiết, như Trương Nhân Tuấn đã phân tích trong các bài viết gần đây. Còn việc thả những phạm nhân bị bắt sau cuộc biểu tình “chống Trung Quốc” năm 2018 là không phù hợp, vì những người này bị truy tố do tham gia bạo động, chặn đường phố hoặc đập phá trụ sở UBND, chứ không phải do thể hiện quan điểm “chống Trung Quốc”.
Trong hoàn cảnh đó, nếu giới “dân chửi” tiếp tục quy kết rằng Chính phủ “bán nước”, bất chấp những bằng chứng cho thấy Chính phủ đang hành động một cách kiên quyết để bảo vệ chủ quyền, dư luận sẽ đánh giá rằng họ chỉ lợi dụng chuyện chủ quyền để kêu gọi lật đổ chế độ. Nhiều status của họ đang thể hiện rất rõ động cơ đó:

Cũng không nói đâu xa, chính Nguyễn Quang A cũng đã công khai kêu gọi người dân xuống đường không phải vì biểu tình chống Trung Quốc mà để "hỏi tội bọn bán nước"!?!



Vậy nên giới "dân chửi" không nên phàn nàn vì sao dân không ủng hộ họ và dư luận công khai lên án họ núp danh chống Trung Quốc để chống chính quyền, chống thể chế chính trị hiện nay!

1 nhận xét: