Trong các báo cáo về tự
do tôn giáo của Việt Nam, các tổ chức thiếu thiện chí đều nhai đi nhại lại rằng
Nhà nước Việt Nam gây khó khăn cho việc đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo,
đặc biệt với các nhóm tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số. Họ
lập luận hàm
hồ rằng, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo bắt các tôn giáo phải đăng ký, bao gồm: các điều khoản mơ hồ cho
phép tự do tôn giáo vì lợi ích an ninh quốc gia và đoàn kết xã hội; đặt ra gánh
nặng và yêu cầu phức tạp đối với các nhóm tôn giáo để đăng ký với chính phủ; có
những quy định sự kiểm soát đáng kể của chính phủ đối với các hoạt động tôn
giáo bằng những điều khoản hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, như duy
trì một quy trình đăng ký và công nhận nhiều giai đoạn cho các nhóm tôn giáo
(?!). … Đây là nhận định rất thiếu tính khách quan.
Những nhận định trên rõ
ràng là mang tính áp đặt, không đúng với điều kiện thực tế công tác quản lý nhà
nước về tôn giáo ở Việt Nam. Bởi lẽ, mỗi quốc gia đều có cách thức quản lý hoạt
động tôn giáo phù hợp với truyền thống và thực tế của mình, trong đó quản lý
hoạt động tôn giáo thông qua con đường đăng
ký là một hình thức phổ biến, thích hợp và hiện thực ở nhiều quốc gia
(như Pháp, Bun-ga-ri, Ba Lan, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc...), trong đó có Việt
Nam. Theo đó, mỗi quốc gia có những yêu cầu riêng về điều kiện và thể thức việc
đăng ký xem xét tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo. Có quốc gia xem
việc đăng ký pháp nhân của tổ chức tôn giáo thuộc vấn đề ở cấp quốc gia, như Ba
Lan, Nga, I-ta-li-a, Đức, Lat-vi-a; có quốc gia chỉ ở cấp hội đồng tỉnh, thành phố
(Bun-ga-ri). Về điều kiện, có sự khác biệt giữa các nước, trong đó yếu tố thời
gian tồn tại, số lượng, cơ sở tài sản tôn giáo, nhân sự, khả năng tài chính...,
là những tiêu chí cơ bản(10). Việt
Nam lựa chọn mô hình quản lý theo hình thức “đăng ký” và phân cấp chủ thể có
thẩm quyền cấp đăng ký theo phạm vi hoạt động của tôn giáo là hợp lý và phù hợp
với điều kiện Việt Nam.
Luật
pháp Việt Nam đưa ra những tiêu chí cụ thể để công nhận tổ chức tôn giáo chứ
không phải để cản trở tự do tôn giáo. Theo đó, mọi tôn giáo nếu bảo đảm những
điều kiện đó đều được công nhận, khác với một số quốc gia chỉ thừa nhận một số
tôn giáo chủ yếu(11). Luật Tín
ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam ngoài những điều kiện về thời gian (giảm từ 23
năm theo Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo xuống còn 5 năm), nhân sự, địa điểm hợp
pháp, còn có yêu cầu về hiến chương, điều lệ, tôn chỉ, mục đích... Luật Tín
ngưỡng, tôn giáo còn phân cấp quản lý (Trung ương và địa phương) theo phạm vi
hoạt động của tổ chức tôn giáo. Bởi lẽ, tổ chức tôn giáo ở Việt Nam rất đa
dạng, có tôn giáo phạm vi sinh hoạt trên khắp cả nước, như Phật giáo, Công
giáo, Tin lành; có tôn giáo phạm vi hoạt động chỉ trong một khu vực, như Phật
giáo Hòa Hảo, Bà-la-môn giáo, có tôn giáo thuộc loại nhóm nhỏ, như Minh sư đạo,
Minh lý đạo, Bửu sơn Kỳ hương, Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn, Mặc Môn, đạo Baha’i
(ở Việt Nam); có tôn giáo có nhiều tổ chức, hệ phái khác nhau, như Cao Đài, Tin
lành,... Do đó, cơ chế công nhận và quản lý hoạt động của tổ chức tôn giáo theo
hình thức đăng ký theo quy mô hoạt động của tôn giáo là phù hợp với điều kiện
thực tế Việt Nam, cũng giống như nhiều quốc gia khác và được luật pháp quốc tế
thừa nhận (tính đặc thù). Đó không phải là điều kiện đặt ra để hạn chế hay cản
trở quyền tự do tôn giáo như USCIRF hay các thế lực phản động, thù địch xuyên
tạc.
Thực tế, Nhà nước Việt
Nam đã cấp đăng ký hoạt động và công nhận cho 311 chi hội, 1.742 điểm nhóm của
đạo Tin lành ở Tây Nguyên, 14 chi hội và 797 điểm nhóm Tin lành ở khu vực miền
núi phía Bắc. Điều này đã được thừa nhận trong Báo cáo thường niên năm 2020 của
Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ. Ngoài ra, các tổ chức của Công giáo, Phật
giáo, Hồi giáo, Bàni giáo, Bàlamon giáo, ... cũng được Nhà nước Việt Nam thừa
nhận và được tự do hoạt động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo (tổ
chức của Công giáo, Phật giáo được thừa nhận và hoạt động trong vùng dân tộc
thiểu số ở các khu vực Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, Tây Nam Bộ; tổ chức của
Bàlamon giáo, Bà ni giáo, Hồi giáo được thừa nhận và hoạt động trong cộng đồng
người Chăm).
Việc một số hội, nhóm tôn giáo ở vùng dân tộc
thiểu số chưa được thừa nhận như: “Hội thánh Tin lành đấng Christ”, “Hội thánh
truyền giảng Phúc âm”, “Hội thánh Đề ga quốc tế”,... đang bị chính quyền Việt
Nam sách nhiễu cũng là những luận điệu hoàn toàn sai sự thật. Thực chất các tổ
chức nói trên đang núp bóng hoạt động tôn giáo để âm mưu chống phá nhà nước
Việt Nam, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. “Hội thánh Đề ga quốc tế” với những
nhân vật chủ chốt như Ksok Kơk, Brạ Su Kbông ở Mỹ và Rah Lan Ngol, Y Wi Ksơn (A
ma Trương) ở Việt Nam đã từng gây nên các vụ biểu tình và bạo loạn chính trị
năm 2001, 2004 và nhiều cuộc biểu tình những năm sau đó với mưu đồ thành lập
“Nhà nước Đề ga tự trị” ở khu vực Tây Nguyên. Người đứng đầu và nhóm cốt cán
của các nhóm “Giáo hội Tin lành Đấng Christ Việt Nam”, “Cây Thập giá Chúa Jêsu
Krits” và “Hà Mòn” ở Tây Nguyên đều rất có ý thức tạo dựng các hiện tượng này
trở thành đạo Tin lành mới và Công giáo mới của các dân tộc thiểu số trên địa
bàn, còn gọi là “Tin lành Đề ga” và “Công giáo Đề ga” - được hứa hẹn là quốc
giáo của “Nhà nước Đề ga”, thể hiện rõ ràng chủ nghĩa ly khai, phục vụ mưu đồ
chính trị của các thế lực phản động nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam.
Mong rằng với
chính sách mở, truyền thông rộng rãi như hiện nay, những luận điệu lạc lõng n
ày sẽ không còn đất sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét