Như mọi năm, USCIRF đều phát hành
báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế, trong đó đề cập đến Việt Nam. Tuy nhiên, từ
góc nhìn thiếu tính xây dựng, thiếu thiện cảm, thậm chí có tình bới móc, đặt
điều, báo cáo này ngày càng khiến dư luận phản ứng bởi nhân định, đánh giá sai
lệch, thậm chí bịa đật của nó, như: Ở Việt Nam chưa có tự do tôn giáo thật sự, vấn đề tự do
tôn giáo ở Việt Nam chưa đạt được quy định của Công ước quốc tế; luật pháp Việt
Nam có nhiều điều luật quy định “không rõ ràng” để kiểm soát, hạn chế tự do tôn
giáo, sử dụng điều khoản về an ninh quốc gia với các “tội danh mơ hồ” để “đàn
áp, hạn chế” tự do tôn giáo; các tôn giáo ở Việt Nam bị buộc im tiếng hay biến
thành công cụ của Nhà nước; Nhà nước Việt Nam gây khó khăn cho việc đăng ký và
công nhận tổ chức tôn giáo, đặc biệt với các nhóm tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa,
vùng các dân tộc thiểu số; chính sách nghĩa vụ quân sự của Nhà nước Việt Nam
cản trở quyền tu học của thanh niên Khmer; các nhân vật đấu tranh cho tự do tôn
giáo luôn bị nhà nước gây khó khăn trong hoạt động, bị hạn chế đi lại; ở Việt
Nam có các “tù nhân lương tâm”, “tù nhân tôn giáo”, .v.v..
Những nhận định trên hoàn toàn mang tính bịa đặt, bóp méo sự
thật và xuyên tạc chính sách tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Thứ nhất, luật pháp Việt Nam có quy định rất rõ ràng về
quyền và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng,
tôn giáo của mọi người dân. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định rõ quyền tự do
tin hoặc không tin theo tôn giáo, tự do bày tỏ niềm tin, thực hành nghi lễ tín
ngưỡng, tôn giáo, tham gia lễ hội, học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn
giáo của mọi người; quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
quyền tự do tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được ghi nhận tại Điều 24 Hiến pháp năm
2013: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một
tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo
hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng,
tôn giáo hoặc lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Nội dung hiến định này
của Việt Nam hoàn toàn tương thích với luật pháp quốc tế. Một số nguyên tắc,
chuẩn mực cơ bản về bảo vệ, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do
không tín ngưỡng, tôn giáo đã được ghi nhận trong các luật và bộ luật quan
trọng của Việt Nam như: Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (Điều 9); Bộ luật Hình
sự năm 2015 (Điều 116), Luật Giáo dục năm 2019 (Điều 13, 20); Luật Tổ chức
Chính phủ năm 2015 (Điều 17); Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, v.v..
Thứ hai, về nhận định cho rằng, Nhà nước Việt Nam gây khó
khăn cho việc đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo, đặc biệt với các nhóm tôn
giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số là nhận định rất thiếu tính
khách quan. Thực tế, Nhà nước Việt Nam đã cấp đăng ký hoạt động và công nhận
cho 311 chi hội, 1.742 điểm nhóm của đạo Tin lành ở Tây Nguyên, 14 chi hội và
797 điểm nhóm Tin lành ở khu vực miền núi phía Bắc. Điều này đã được thừa nhận
trong Báo cáo thường niên năm 2020 của Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ.
Ngoài ra, các tổ chức của Công giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Bàni giáo, Bàlamon
giáo, ... cũng được Nhà nước Việt Nam thừa nhận và được tự do hoạt động trong
vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo (tổ chức của Công giáo, Phật giáo được
thừa nhận và hoạt động trong vùng dân tộc thiểu số ở các khu vực Tây Nguyên,
miền núi phía Bắc, Tây Nam Bộ; tổ chức của Bàlamon giáo, Bà ni giáo, Hồi giáo
được thừa nhận và hoạt động trong cộng đồng người Chăm).
Thứ ba, về luận điệu cho rằng, một số hội, nhóm tôn giáo ở
vùng dân tộc thiểu số chưa được thừa nhận như: “Hội thánh Tin lành đấng
Christ”, “Hội thánh truyền giảng Phúc âm”, “Hội thánh Đề ga quốc tế”,... đang
bị chính quyền Việt Nam sách nhiễu cũng là những luận điệu hoàn toàn sai sự
thật. Thực chất các tổ chức nói trên đang núp bóng hoạt động tôn giáo để âm mưu
chống phá nhà nước Việt Nam, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. “Hội thánh Đề ga
quốc tế” với những nhân vật chủ chốt như Ksok Kơk, Brạ Su Kbông ở Mỹ và Rah Lan
Ngol, Y Wi Ksơn (A ma Trương) ở Việt Nam đã từng gây nên các vụ biểu tình và
bạo loạn chính trị năm 2001, 2004 và nhiều cuộc biểu tình những năm sau đó với
mưu đồ thành lập “Nhà nước Đề ga tự trị” ở khu vực Tây Nguyên. Người đứng đầu
và nhóm cốt cán của các nhóm “Giáo hội Tin lành Đấng Christ Việt Nam”, “Cây Thập
giá Chúa Jêsu Krits” và “Hà Mòn” ở Tây Nguyên đều rất có ý thức tạo dựng các
hiện tượng này trở thành đạo Tin lành mới và Công giáo mới của các dân tộc
thiểu số trên địa bàn, còn gọi là “Tin lành Đề ga” và “Công giáo Đề ga” - được
hứa hẹn là quốc giáo của “Nhà nước Đề ga”, thể hiện rõ ràng chủ nghĩa ly khai,
phục vụ mưu đồ chính trị của các thế lực phản động nhằm chống phá Nhà nước Việt
Nam.
Thứ tư, về nhận định cho rằng, chính sách nghĩa vụ quân sự
của Nhà nước Việt Nam cản trở quyền tu học của thanh niên Khmer là hoàn toàn
không có căn cứ. Chính sách nghĩa vụ quân sự của Việt Nam áp dụng cho tất cả
mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo và trên thực tế khi
thực hiện chính sách này cũng hoàn toàn không cản trở quyền tu học của thanh
niên Khmer. Theo truyền thống, nam thanh niên Khmer từ 13, 14 tuổi trở lên có
thể vào chùa tu học trong một thời gian (thời gian dài hay ngắn là tùy thuộc
vào điều kiện của mỗi người) và mỗi người đàn ông Khmer có thể vào chùa tu
nhiều lần trong đời. Nhà nước Việt Nam tôn trọng truyền thống tu học của thanh
niên Khmer và không hề có cản trở nào gây khó khăn cho việc nhập tu và xuất tu
của thanh niên Khmer. Thậm chí, Nhà nước Việt Nam còn hết sức tạo điều kiện cho
công tác giáo dục, đào tạo của hệ phái Phật giáo Nam tông và cho việc tu học,
nâng cao trình độ Phật học và thế học cho thanh niên Khmer. Bằng chứng là, Nhà
nước khuyến khích các chùa và các sư tăng Khmer mở các lớp dạy ngôn ngữ, dạy
chữ Pali cho người Khmer; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho trường Trung cấp
Pali (đặt tại thành phố Sóc Trăng) được duy trì hoạt động, phát triển; cấp đất,
đầu tư kinh phí cho việc xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông; tạo cơ chế đặc
thù cho Phật giáo Nam tông trong đào tạo nâng cao trình độ thế học cho sư tăng
(ưu tiên cho các cơ sở giáo dục của Nhà nước liên kết với hệ phái Phật giáo Nam
tông mở các lớp đào tạo trình độ đại học và sau đại học cho sư tăng Phật giáo
Nam tông Khmer), v.v..
Thứ năm, về nhận định cho rằng, Nhà nước Việt Nam hạn chế
quyền tự do đi lại của một số chức sắc tôn giáo, gây khó khăn cho việc phân
công, chuyển giao công việc giữa các chức sắc tôn giáo, thực tế là một số chức
sắc đã lợi dụng tự do tôn giáo để tuyên truyền sai sự thật về chính sách của
Đảng, Nhà nước Việt Nam, gây chia rẽ mất đoàn kết trong nội bộ Công giáo, chia
rẽ đoàn kết dân tộc, lợi dụng hoạt động tôn giáo để chống chính quyền, xuyên
tạc lịch sử Việt Nam. Hoạt động của các chức sắc này đã vi phạm đường hướng
hành đạo của Hội đồng Giám mục Việt Nam(8), vi phạm ở những mức độ
nhất định các nội dung trong mục a và d, khoản 4, Điều 5, Luật Tín ngưỡng, tôn
giáo. Do đó, các nhân vật nói trên đã bị Giáo hội Công giáo điều chuyển vị trí
công tác. Vì vậy, những luận điệu cho rằng, Nhà nước Việt Nam hạn chế quyền tự
do đi lại hay gây khó khăn cho việc phân công và chuyển giao công việc giữa các
chức sắc tôn giáo chỉ là những luận điệu xuyên tạc, vu cáo nhằm chống phá Đảng,
Nhà nước Việt Nam.
Ở Việt Nam, mọi người dân nếu vi phạm pháp luật đều bị xử lý
theo pháp luật, không có sự phân biệt về niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng. Một số
nhân vật được nhắc tên trong các Báo cáo thường niên của Ủy ban tự to tôn giáo
quốc tế Hoa Kỳ cũng như trên một số diễn đàn xã hội, được gọi là “tù nhân lương
tâm”, “tù nhân tôn giáo” thực chất là những công dân Việt Nam có hoạt động
chống đối Nhà nước, xâm phạm an ninh quốc gia, hoặc nhân danh tôn giáo vi phạm
các quy định của pháp luật Việt Nam nên đã bị xử lý theo quy định. Điều này
cũng hoàn toàn bình thường, giống như ở nhiều nước phương Tây đã từng có rất
nhiều người bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì có hành vi nhân danh tôn giáo,
vượt qua những giới hạn cho phép của luật pháp.
…
Với bất kỳ một quốc gia nào, việc đảm bảo ổn định an ninh,
trật tự xã hội, đảm bảo chủ quyền quốc gia cũng luôn phải được đặt lên hàng đầu
và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo phải được đặt trong khuôn khổ pháp luật của
nhà nước, phải luôn đi liền với nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia,
dân tộc. Điều này cũng đã được đề cập đến trong Khoản 3 Điều 18 Công ước Quốc
tế về các quyền dân sự và chính trị: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín
ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết
để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo
vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”.
Như vậy, Công ước Quốc tế đã khẳng định, quyền tự do tôn
giáo trên phương diện pháp lý cũng như các quyền khác, đều bị giới hạn bởi
khuôn khổ luật pháp. Do đó, ở mỗi quốc gia, quyền tự do tôn giáo sẽ có những
giới hạn riêng. Chẳng hạn, Điều 25 Bộ luật Phân ly của Pháp quy định rõ: “Các
cuộc họp để cử hành sự thờ phụng được tổ chức trong khuôn viên của một hiệp hội
tôn giáo hoặc được tổ chức ở nơi công cộng phải chịu sự giám sát của chính
quyền vì lợi ích của trật tự công cộng”. Tháng 3 năm 2004, Quốc hội Pháp đã
thông qua đạo luật cấm học sinh các trường công lập mặc quần áo và mang các phù
hiệu có “biểu hiện dễ thấy liên quan đến tôn giáo”; tháng 2/2021 Hạ viện Pháp
thông qua dự luật chống “ly khai” nhằm ngăn ngừa các hoạt động lợi dụng tôn
giáo để thực hiện mưu đồ chia rẽ, ly khai dân tộc.
Ở Hoa Kỳ, mặc dù không ban bố bất cứ luật hay pháp lệnh
riêng nào về tôn giáo, nhưng tất cả các hoạt động tôn giáo đều phải chịu sự
điều chỉnh bởi các quy định trong hệ thống luật dân sự. Mỹ không thiết lập bộ
máy quản lý riêng về tôn giáo, việc quản lý hoạt động tôn giáo được thực hiện
theo từng bang và là công việc của các cơ quan hành chính, nhưng các tổ chức
tôn giáo muốn hoạt động đều phải đăng ký với chính quyền và phải đảm bảo những
điều kiện nhất định theo quy định của luật pháp. Hoạt động của các tổ chức tôn
giáo trên địa bàn phải tuân thủ luật pháp và được giám sát trực tiếp bởi các cơ
quan của chính quyền bang. Ở Đức, giáo sĩ Công giáo khi nhậm chức phải tuyên
thệ tôn trọng chính phủ hợp hiến, tôn trọng lợi ích của nước Đức, v.v..
Như vậy, rõ ràng quyền tự do tôn giáo là có giới hạn và tùy
thuộc vào luật pháp của mỗi quốc gia. Do đó, không thể đem quan niệm về tự do
tôn giáo ở một quốc gia áp dụng cho tất cả các quốc gia, không thể đem những
giá trị và tiêu chuẩn về tự do tôn giáo ở quốc gia này để đánh giá quyền tự do
tôn giáo ở một quốc gia khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét