Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2024

Không có chuyện “chính quyền bỏ tù các nhà hoạt động môi trường”

 


Mỗi khi có đối tượng được xem như “đồng đảng” bị bắt, xử lý, y như rằng các nhóm phản động trong ngoài nước lại mở chiến dịch tuyên truyền sai sự thật về vụ án, tâng bốc, đánh bóng, cổ súy, ca ngợi kẻ bị bắt, xử lý kia, rồi dùng nó để vận động chính giới, tổ chức quốc tế, dân biểu, chính khách lên tiếng can thiệp, đòi “trả tự do vô điều kiện” cho kẻ phạm tội. Vụ án ông Đặng Đình Bách, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Pháp luật & Phát triển Bền vững (LPSD) phải chấp hành án phạt tù với tội danh trốn thuế là vụ việc điển hình của “quy trình” này

Sau một loạt bài ca ngợi tinh thần hy sinh vì cộng đồng, tâm gương sáng cống hiến của Đặng Đình Bách, vụ án được làm nóng dư luận, thế là họ vận động được nhiều tổ chức, cá nhân lên tiếng can thiệp, chẳng hạn như xuyên tạc, suy diễn khi cho rằng “chính quyền bỏ tù các nhà hoạt động môi trường”, rồi kêu gọi Việt Nam “trả tự do cho Đặng Đình Bách”. Họ cũng liên hệ đến vụ án Ngụy Thị Khanh, Giám đốc xã hội dân sự Green ID bị bắt với cáo buộc trốn thuế”, Mai Phan Lợi, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm Giáo dục Truyền thông (MEC) phải chấp hành án phạt tù với tội danh trốn thuế để quy kết, vu cáo chính quyền “đàn áp nhà hoạt động môi trường”.



Từ câu chuyện của Green ID, MEC và LPSD, chúng ta dễ nhận thấy các đối tượng tự xưng “nhà dân chủ” đang cố tình lợi dụng vấn đề "xã hội dân sự", quyền tự do lập hội được quy định trong Hiến pháp, để bao biện cho hành vi sai phạm, tạo cớ đả phá chính quyền nhân dân.

Theo như phân tích của một bài báo, cho rằng: Thực tế, trong nhiều năm qua, các đối tượng xấu, phần tử cơ hội đã ráo riết thực hiện chiêu trò "xã hội dân sự" để chống phá đất nước. Lợi dụng các đối tượng thực hiện tuyên truyền đánh lận bản chất vấn đề nhằm hình thành các tổ chức tự phát, không theo quy định của pháp luật. Thông thường khi mới thành lập, các tổ chức này sẽ để đánh bóng tên tuổi, tìm mọi phương thức tập hợp lực lượng chống đối từ bên trong và móc nối với các tổ chức phản động ở nước ngoài. Sau khi có đủ khả năng về nhân lực và vật lực, số tổ chức, cá nhân này sẽ “thay màu”, lộ rõ bộ mặt thật không chỉ dừng lại ở vấn đề dân sự mà tìm cách “thò tay” can thiệp, lấn sâu tập trung đả phá vấn đề chính trị.

Với thủ đoạn “nội công ngoại kích”, mục đích của số đối tượng trên nhằm gây phân tâm dư luận, tìm mọi cách gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chống phá cơ quan công quyền, tìm kiếm những tác động từ bên ngoài hòng can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; cố tình đánh lận, dựng chuyện hòng làm giảm vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đối với tội trốn thuế, đây là hành vi khai báo gian dối trong sản xuất, kinh doanh để không phải đóng thuế hoặc đóng mức thuế thấp hơn nhiều so với mức phải đóng. Tội trốn thuế đã được sửa đổi về số tiền trốn thuế trong Bộ luật Hình sự với hình phạt cao nhất là 7 năm tù và phạt tiền có thể lên tới 4,5 tỷ đồng. Trước khi bị khởi tố, tuyên án tù, các trường hợp này đều được biết đến là chuyên gia “nhà hoạt động môi trường” khá nổi tiếng trên mạng xã hội với những phát ngôn táo bạo, trái chiều. Các thế lực thù địch, thiếu thiện chí cố tình liên hệ sự ông Đặng Đình Bách, cựu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển Bền vững (LPSD), đã bị kết án 5 năm tù về tội “trốn thuế” vào tháng 1/2022 với các trường hợp Nguy Thị Khanh,  Mai Phan Lợi, Chủ tịch Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng, lần lượt bị tuyên án 4 năm tù và 2 năm 6 tháng tù với cùng tội danh trên để vu cáo chính quyền Việt Nam “đàn áp những lãnh đạo các tổ chức xã hội dân sự”…. Các trường hợp này đều được điều tra, truy tố và xét xử theo đúng quy định pháp luật, với các tài liệu, chứng cứ kết tội rõ ràng, khách quan. Do vậy, không thể biện minh, cổ súy cho hành vi sai trái ấy bằng những luận điệu lố bịch, lời lẽ vô lý, xảo trá, càng không thể đưa ra bất kỳ yêu cầu nào để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam như cái cách mà các thế lực thù địch, phản động, số tổ chức, cá nhân chống đối đang làm.

Việt Nam luôn cam kết nghiêm túc và mạnh mẽ trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển xanh và bền vững. Việt Nam đang tiến hành nhiều biện pháp tổng thể và toàn diện trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh và tuần hoàn. Điều này đã được nêu rõ trong nhiều văn bản pháp luật, chủ trương và chính sách của Việt Nam.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP 26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; giảm 30% lượng phát thải khí methane gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030; tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang điện sạch và Tuyên bố các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất.

 Đảng, Nhà nước tiến hành thường xuyên và rộng rãi việc tham vấn, lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các tổ chức phi Chính phủ và các đối tác quốc tế trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu. Những tổ chức hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển xanh ở Việt Nam đã tham gia và có những đóng góp tích cực đều được ghi nhận. Đồng thời, chúng ta cũng xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng danh nghĩa xã hội dân sự, bảo vệ môi trường để gây mất trật tự xã hội, vi phạm luật pháp. 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét