Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2024

Phải chăng thân nhân Đặng Đình Bách, Trần Huỳnh Duy Thức nên công khai, minh bạch lý do tuyệt thực?

 

Xưa nay những “nhà dân chủ”, “đấu tranh chính trị” luôn sử dụng những luận điệu đòi công khai, minh bạch những thông tin mật, thông tin nội bộ, thông tin riêng tư (đã được quy định trong các điều luật và được pháp luật bảo vệ) nhằm khai thác thông tin, hạ bệ uy tín, danh dự hoặc vẽ ra các kịch bản để tấn công vào các tổ chức, cá nhân để thực hiện các mục đích chính trị. Nhưng có lẽ những đòi hỏi vô lý này miễn trừ áp dụng cho những “nhà dân chủ” kia.

Trong suốt thời gian thi hành án của 02 “nhà dân chủ” Đặng Đình Bách và Trần Huỳnh Duy Thức, có rất nhiều thông tin được cho là từ phía 02 “nhà dân chủ” này cung cấp cho người thân về việc bị các cán bộ trại giam áp bức, gây sức ép trong quá trình sinh hoạt, ngăn cấm gửi thư từ hay điện thoại ra bên ngoài... Dẫn tới việc 02 “nhà dân chủ này” rủ nhau tuyệt thực để phản đối bản án và phản đối trại giam đối xử bất công, vi phạm quy định…

Đặng Đình Bách và Trần Huỳnh Duy Thức có nhiều tuyên bố tuyệt thực khác nhau với những lý do khác nhau. 


Có lần tuyệt thực là phản đối cơm trại khó ăn, chắc 02 “nhà dân chủ” này nghĩ mình đang đi nghỉ dưỡng? 


Rồi có khi họ cho là Căng tin không bán đồ ăn cho họ, chắc họ đang nghĩ đang shopping trong siêu thị?


 Nhưng có những lý do được đề cập nhiều nhất trong các lần tuyên bố tuyệt thực đó là “bị cán bộ quản giáo hạn chế, ngăn cấm gọi điện, thư từ và nhận bưu kiện từ người thân gửi vào”.

Không hiểu các “nhà dân chủ” này có đang nhận thức được việc rằng họ đang ở tù hay không mà đưa ra rất nhiều lý do, đòi hỏi vô lý. Sở dĩ những người bị kết tội phải đi tù, chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ, phải tuân thủ theo một chế độ sinh hoạt, lao động cải tạo bởi đó là những đối tượng gây nguy hại cho xã hội, buộc phải cách ly khỏi xã hội và học tập cải tạo để nhận ra được sai lầm của mình. Ngoài ra một số phạm nhân phạm tội có tổ chức hoặc liên quan đến nhiều người càng phải bị giám sát chặt chẽ hơn nữa, chẳng hạn việc gửi thư từ, điện thoại ra bên ngoài một cách tự do không khác nào trở thành công cụ liên lạc để các đối tượng bên ngoài tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật của mình.

Điều 54 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định chế độ liên lạc của phạm nhân như sau:

1. Phạm nhân được gửi mỗi tháng 02 lá thư. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải kiểm tra, kiểm duyệt thư mà phạm nhân gửi và nhận.

2. Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 10 phút, trừ trường hợp cấp bách. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại và tổ chức kiểm soát việc liên lạc này.

Như vậy, phạm nhân đều có chế độ liên lạc đã được quy định nhưng đều được cấp kiểm tra, kiểm duyệt. Nếu quả thực 02 “nhà dân chủ” bị chèn ép, ngăn cấm gửi thư từ, thăm gặp, gọi điện và nhận bưu kiện từ các cán bộ trại giam thì có thể công khai cụ thể nội dung thư từ gửi ra là gì được không? Không lý nào cán bộ trại giam lại ngăn cấm nếu không có vấn đề gì.

Có lẽ 02 “nhà dân chủ có những điều khó nói nên các nội dung tuyên bố tuyệt thực vì lý do trên đều không đề cập đến nội dung thư từ, điện thoại, bưu kiện của mình. Chắc hẳn đó phải là những thông tin gây nguy hiểm cho xã hội, có các hoạt động vi phạm pháp luật. Bởi nếu đó chỉ là những nội dung thăm hỏi người thân, hay một nội dung mang tính “quyền con người” đơn thuần thì có lẽ đã có những thông tin bù lu bù loa lên rồi, đằng này im bặt.

Là một người quan sát các hoạt động của các nhà đấu tranh dân chủ, đề nghị người thân của 02 phạm nhân Đặng Đình Bách và Trần Huỳnh Duy Thức công khai, minh bạch các nội dung thư từ, liên lạc mà phía trại giam đã ngăn cấm để mọi chuyện được sáng tỏ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét