Ai cũng biết rằng, cứ đến hẹn lại lên, năm nào cũng vậy, Bộ
Ngoại giao Mỹ cũng tự cho mình cái quyền phán xét tình hình tự do tôn giáo của
các quốc gia có chủ quyền trên thế giới. Các quốc gia nào không tuân thủ cái gọi
là tiêu chuẩn tự do Mỹ, thì Bộ Ngoại giao Mỹ tìm mọi cách để xuyên tạc tình
hình bảo đảm quyền con người, quyền tự do tôn giao ở quốc gia đó. Từ đó, Bộ Ngoại
giao Mỹ kêu gọi chính giới Mỹ lên án và Chính phủ Mỹ đưa các nước này vào danh
sách “Các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo – CPC”, hay “Các nước cần
theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo – SWL”; tiến hành hỗ trợ các nước đó chuyển
đổi nền dân chủ, bằng cách khuyến kích, cung cấp nhân vật lực cho những tổ chức,
cá nhân tôn giáo cực đoan tiến hành chống phá, gây rối, tiến tới lật đổ chế độ
xã hội ở các nước này.
Ngày 15/5/2023, Bộ Ngoại giao Mỹ lại công bố Báo cáo thường
niên về tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2022. Bản Báo cáo này được xây dựng
theo Đạo luật Tự do tôn giáo quốc tế của Mỹ. Báo cáo năm nay của Bộ Ngoại giao
Mỹ đánh giá tình hình “tôn trọng tự do tôn giáo” theo tiêu chuẩn Mỹ của gần 200
quốc gia và vùng lãnh thổ. Về Việt Nam, dựa trên nguồn thông tin trôi nổi thông
tin do các tổ chức và cá nhân chống chống cộng cực đoan, cơ hội chính trị, chống
đối trong và ngoài nước cung cấp, nên Bộ Ngoại giao Mỹ đã cho rằng, Chính phủ
Việt Nam thực hiện chính sách kỳ thị tôn giáo, vi phạm quyền tự do tôn giáo, với
các hành động như xóa bỏ đạo Dương Văn Mình, Hội Thánh Tin lành Đấng Christ; ép
tín đồ Tin lành người H’mông và người Thượng ở một số địa phương; phá dỡ cơ sở
thờ tự, sách nhiễu thành viên tôn giáo tham gia hoạt động bảo vệ nhân quyền; cấm
các nhóm hội tôn giáo tụ họp; tịch thu ấn phẩm tôn giáo, v.v.Đây là một bản báo
cáo sai lệch, chứa đựng những nhận định thiếu khách quan, không chính xác về
tình hình thực tế về tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Thực tế cho thấy, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa
tôn giáo, có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, Đảng Cộng sản và Nhà nước
Việt Nam luôn nhất quán quan điểm, chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân; bảo đảm
bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng và bảo hộ hoạt
động của các tổ chức tôn giáo trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật. Điều 24, Hiến
pháp nước Cộng hoàn XHCN Việt Nam, đã ghi rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước
pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Điều
quy định này được cụ thể hoá thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, cũng
như các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và được Nhà nước bảo đảm trên thực
tế.
Đến nay, đời sống tôn giáo ở Việt Nam được thể hiện sinh động,
Chỉ tính từ năm 2003 đến nay, số lượng chức sắc, chức việc, cơ sở thờ tự của
các tôn giáo đều tăng. Nếu như, năm 2003, có 06 tôn giáo, 15 tổ chức, với 17
triệu tín đồ, khoảng 20 nghìn cơ sở thờ tự; 34 nghìn chức sắc, 78 nghìn chức việc,
thì đến năm 2022, Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận và cấp
đăng ký hoạt động với hơn 55 nghìn chức sắc, hơn 145 nghìn chức việc, hơn 29
nghìn cơ sở thờ tự. Gắn liền với đó, Nhà nước luôn tạo điều kiện để hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành. Đặc biệt, Nhà nước Việt Nam có nhiều
chủ trương, chính sách quan tâm chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
đồng bào có đạo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi khó khăn. Việc giao quyền sử
dụng đất để xây dựng, mở mang cơ sở đào tạo, thờ tự của các tôn giáo luôn được
chính quyền các địa phương quan tâm. Việc thực hiện công tác thông tin, truyền
thông, báo chí, in ấn, xuất bản ấn phẩm tôn giáo được Nhà nước thực hiện đáp ứng
yêu cầu hoạt động của các tôn giáo. Các tổ chức, cá nhân quốc tế khi đến Việt
Nam đều dễ dàng nhận thấy người dân có tín ngưỡng, tôn giáo sinh hoạt bình thường.
Hiện nay, Việt Nam có gần 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; trong
đó, có 26,5 triệu tín đồ (chiếm 27% dân số cả nước). Đặc biệt, đời sống tôn
giáo ở Việt Nam rất phong phú, với hơn 8.000 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo hàng
năm, thu hút sự tham gia đông đảo của các tín đồ và quần chúng nhân dân; hoạt động
giao lưu, hợp tác quốc tế diễn ra sinh động. Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện
thuận lợi để tổ chức thành công nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn, được các
tổ chức tôn giao lớn, đông đảo tín đồ, nhân dân trong nước và quốc tế đánh giá
cao. Đồng bào các tôn giáo luôn hoạt động theo khuôn khổ pháp luật; đoàn kết
trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng lòng sống tốt đời đẹp đạo. Các tổ chức
tôn giáo được pháp luật công nhận, chính quyền cấp đăng ký đều hành đạo phù hợp
với tôn chỉ, mục đích và truyền thống văn hóa dân tộc, đồng hành cùng với các cấp
chính quyền và nhân dân thực hiện có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
người dân ở Việt Nam được Nhà nước tôn trọng, bảo đảm; hoạt động tôn giáo ở Việt
Nam đều diễn ra bình thường, không gặp bất cứ sự cản trở nào.
Như vậy, những nhận xét thiếu khách quan, mang đầy tính quy
chụp của Bộ Ngoại giao Mỹ trong Báo cáo thường niên về tình hình tự do tôn giáo
quốc tế năm 2022 là không đúng sự thật, xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt
Nam. Việc làm này của Bộ Ngoại giao Mỹ đã làm tổn hại đến hình ảnh, quyền, lợi
ích của nhân dân Việt Nam và nhân dân Mỹ, cũng như tổn hại đến mối quan hệ đối
tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét