Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2023

Nhà zân chủ Chu Mộng Long xâm phạm nhân phẩm phụ nữ

 


Trong khi những kẻ luôn vỗ ngực tự xưng là “cấp tiến”, “dân chủ”, “chống cộng” đang đấu tranh vì nhân quyền, dân chủ, đã có vô số câu chuyện cho thấy trong đời sống thực tế, họ chẳng hề tôn trọng những giá trị này, thậm chí là những kẻ thô thiển, tấn công nhân quyền, phẩm giá của người khác. Một ví dụ tiêu biểu là vụ việc mới đây, khi một số nhà zân chủ như Chu Mộng Long và Châu Hồng Lĩnh bị tố “quấy rối tình dục bằng ngôn từ” với nhà văn Hiền Trang chỉ dựa trên tít bài phỏng vấn nữ nhà văn trên báo Tuổi Trẻ.

Câu chuyện bắt đầu vào ngày 05/06/2023, khi báo Tuổi Trẻ đăng một bài phỏng vấn nhà văn Hiền Trang, có tựa đề “Nhà văn phải là những người mà tỉ phú như Elon Musk muốn cùng ăn tối”. Nếu đọc kỹ bài phỏng vấn, người ta sẽ thấy phóng viên báo Tuổi Trẻ đã giật tít theo lối câu view, tách một câu của Hiền Trang ra khỏi văn cảnh gốc để câu kéo người xem. Nguyên văn đoạn phỏng vấn trong bài báo như sau:

Tác giả Hiền Trang cho rằng những người sáng tác vẫn có thể sống được bằng nghề, đồng thời họ cũng có được sự biệt đãi từ mọi người xung quanh, bằng cách này hay cách khác.

Cô nói: "Tôi tin, cuối cùng thì mọi người vẫn yêu nghệ thuật. Người nghệ sĩ có thể không giàu có như Elon Musk.

Thế nhưng, đó sẽ là người mà những tỉ phú như Elon Musk muốn được ăn tối cùng.

Murakami có thể không phải là tỉ phú nhưng tỉ phú sẽ muốn được ngồi ăn tối cùng Murakami".”

Đọc đoạn phỏng vấn trên, ta thấy Hiền Trang không hề nói nhà văn phải thế này, phải thế kia, như ngụ ý của nhan đề bài báo. Và chi tiết trên cũng chỉ là một nội dung không quan trọng trong bài, không đáng để được đem làm dòng tít. Nhưng lợi dụng màn câu view của phóng viên báo Tuổi Trẻ, các thành phần vỗ ngực tự xưng là “nhân sĩ, trí thức” trong giới chống cộng đã viết những dòng mang tính chất quấy rối tình dục và xúc phạm nặng nề phẩm giá của Hiền Trang.


 

Để lấy ví dụ, hãy nhìn những gì mà Chu Mộng Long – một người từng đứng trên bục giảng dạy học - đã viết trên Facebook:

Nhà văn hiển nhiên mơ như trẻ con. Thậm chí nhiều hơn trẻ con. Bởi nhà văn là đứa trẻ con đã mọc lông ở những bộ phận trưởng thành.

Già như Bọ Lập cũng đã từng mơ nhưng khiêm tốn hơn: mơ được gái xinh nhà Đóc tờ Thanh cho nhậu một bữa để có cảm hứng viết lời ngợi ca nước ruồi sạch, ngon. Vì khiêm tốn nên giấc mơ ấy thành hiện thực.

Trẻ như em Hiền Trang hiển nhiên mơ cao hơn Bọ: được tỉ phú Elon Musk mời một bữa ăn tối. Elon Musk nổi tiếng làm việc đến quên ăn. Vậy thì mơ Elon Musk mời một bữa ăn khó ngang với mơ được ngủ một đêm với ông ta!

Elon Musk không như Đóc tờ Thanh cần nhà văn viết bài thanh tẩy món ruồi, gián trong chai nước. Bởi ở Mỹ, nếu xuất hàng bẩn thì đã sập tiệm từ lâu. Elon Musk không cần nhà văn dùng lời châu ngọc để thanh tẩy.

Mơ gì chứ mơ một bữa tối với tỉ phú thì chẳng ai kiểm duyệt, trừ phi nhà văn đã có chồng có vợ. Chỉ lo là em thành bữa tối của đại gia.”

Trong những dòng trên, Chu Mộng Long đã hé lộ nỗi ám ảnh tình dục không chỉ của mình, mà còn của một nhà chống cộng nổi tiếng khác là Nguyễn Quang Lập. Không biết đó có phải là mẫu số chung của đa phần giới chống cộng (vốn từng bị dư luận gọi là giới “dâm chủ”) hay không, mà một nhà chống cộng khác, là Châu Hồng Lĩnh, đã thể hiện mình cũng thô bỉ chẳng kém ông Long.

Những bình luận bất nhã trên của những trí thức zâm chủ đã lập tức khơi dậy phản ứng từ phía Hiền Trang và nhiều nhà văn nữ khác. Họ thẳng thắn tố cáo rằng hai ông Long và Lĩnh đã quấy rối tình dục, xâm phạm quyền và phẩm giá của phụ nữ - những hành vi đáng lẽ đã khiến hai ông bị kiện nếu diễn ra ở phương Tây.

Đơn cử, Hiền Trang gọi những lời lẽ của Long và Lĩnh là  sự tấn công hung bạo vào phẩm cách và cơ thể một phụ nữ”. Cô lên án họ như sau:

Hằng ngày có vô số những kẻ có thể nói ra những lời thô tục, khiếm nhã, bất lương như thế này, và nghiễm nhiên được coi là bình thường. Càng nguy hiểm hơn khi những người nói thế này không phải người ít học mà là người nhiều chữ, tức là có khả năng định hướng xã hội.”

Trong bài viết bênh vực Hiền Trang, tiến sĩ văn học Nguyễn Quyên cũng viết rằng những bình luận của Chu Mộng Long và Châu Hồng Lĩnh “tiềm tàng khả năng rất buồn nôn nếu bạn là phụ nữ, hoặc đơn giản là người có lương tri”.

Cô viết thêm: “Chúng ta có thể không đồng ý và phê phán, một cách văn minh, quan điểm của chị Hiền Trang (…) Nhưng việc tấn công cá nhân với những lời lẽ đầy dung tục về ngoại hình, giới tính... của chị Hiền Trang là không thể chấp nhận được. Hãy tử tế.”

Và đọc thêm bình luận của nhà văn Nguyễn Khắc Ngân Vi, thì ta thấy các nhà chống cộng có lẽ chẳng còn chút mặt mũi nào nữa.

Sau hàng chục năm vỗ ngực tự xưng là “nhân sĩ, trí thức”, là những người đang “khai dân trí” cho người dân Việt Nam mà họ xem là mông muội, rao giảng đạo đức và văn hóa cho công cán chính quyền được truyền thông chống phá chế độ tung hô, liệu họ đã thật sự văn minh hay chưa? Ví dụ này cho thấy, họ chỉ quen lồng lộn chửi bới, chứ không hề nhìn lại mình để sửa đổi.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét