Thứ Tư, 3 tháng 7, 2024

Không có chuyện Việt Nam “xâm hại, sách nhiễu các nhóm tôn giáo thiểu số”!?

 


Ngày 26/6/2024, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố cái gọi là Báo cáo về tự do tôn giáo ở Việt Nam năm 2023, với các cáo buộc: “vẫn còn các trường hợp chính quyền Việt Nam xâm hại, sách nhiễu các nhóm tôn giáo thiểu số, đặc biệt là các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc của đất nước” với một số liệt kê “bằng chứng” như vu cáo chính quyền địa phương ở các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn và Thái Nguyên “tiếp tục cưỡng ép các tín đồ Dương Văn Mình từ bỏ đức tin bằng cách đe dọa và hành hung họ”; các địa phương “vẫn tiếp tục theo dõi, thẩm vấn, bắt giữ, đe dọa và phân biệt đối xử tùy tiện đối với các cá nhân, một phần là do các các hoạt động của họ có liên quan đến đức tin hoặc tôn giáo của mình”; hoặc chính quyền “gây áp lực cho các nhóm tôn giáo được công nhận để nhóm này can thiệp vào công việc nội bộ của các nhóm chưa đăng ký”….



Việc Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc Việt Nam vẫn tiếp tục xâm hại, sách nhiễu tự do tôn giáo các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc là hoàn toàn sai lệch thực tế và bị Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối là hoàn toàn đúng đắn. Phải thấy rằng, ở Việt Nam hiện nay, nhất là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên và Tây Bắc xuất hiện một số tổ chức, hội, nhóm đội lốt tôn giáo, hoạt động trái pháp luật như: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”, “Hội đồng Liên tôn Việt Nam”, “Cao Đài Chơn quyền”, “Phật giáo Hòa Hảo độc lập”, “Đạo Dương Văn Mình”, “Pháp Luân công”, “Đạo Hà Mòn”, “Hội thánh Đức Chúa trời”… Đây là những tổ chức không được Nhà nước công nhận và không được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo. Đáng chú ý, trong số đó, có những tổ chức được xem là tà đạo, hoạt động bất hợp pháp, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi; thậm chí có tổ chức thực hiện các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc như tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình, Đạo Hà Mòn”, “Hội thánh Đức Chúa trời…

Lấy ví dụ trường hợp “đạo Dương Văn Mình”. Đây không phải là tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp . Sau khi thành lập (năm 1989), Dương Văn Mình (đã chết) dưới sự trợ giúp của các phần tử xấu và các thế lực thù địch, lợi dụng trình độ lạc hậu, thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân tộc Mông, ra sức tuyên truyền luận điệu mê tín, dị đoan, dùng nhiều thủ đoạn, lừa phỉnh, ép buộc người dân tộc Mông tham gia tổ chức của mình trái với phong tục, tập quán, văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Thậm chí, Dương Văn Mình thường xuyên kích động, lôi kéo người dân tộc Mông không thực hiện nghĩa vụ công dân, chống lại các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi… Việc làm của Dương Văn Mình, dẫn đến số đồng bào dân tộc Mông khi theo tổ chức này lâm vào hoàn cảnh nghèo đói, bần hàn, để lại nhiều hậu quả và dư luận xấu trong đồng bào, cũng như gây phức tạp về tình hình an ninh, trật tự ở các địa phương. Do có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đoàn thể, chính quyền các cấp, cùng với việc triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, giác ngộ, nâng cao nhận thức về mọi mặt, chú trọng phong tục, tập quán cho đồng bào thiểu số, nhất là đồng bào Mông, đến năm 2023, toàn bộ số người dân tộc Mông theo Dương Văn Mình đã tự nguyện ký cam kết từ bỏ, quay trở về với phong tục, tập quán của người Mông và các tổ chức tôn giáo hợp pháp.

Hoặc đối với trường hợp Y Krếc Byă ở Đắk Lắk, từ 2012 đến đầu năm 2023, Y Krếc Byă đã tham gia tổ chức phản động “Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên” (CHPC). Đây là tổ chức do đối tượng A Ga, Y Am Byă ở Mỹ cầm đầu, được tách ra từ tổ chức “Tin lành Đấng Christ – UMCC” vào tháng 9/2019, là tổ chức phản động núp bóng tôn giáo để tập hợp lực lượng, mục đích chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động ly khai, tự trị, lập “Nhà nước riêng” của người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên, phụ cận. Với “chức vụ” được các đối tượng phản động bên ngoài tự phong cho là “Phó điều hành” của “Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên”, Y Krếc Byă đã lôi kéo một số đối tượng khác trong nội địa tiến hành âm mưu, hoạt động phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc; tham gia, tổ chức hàng trăm buổi họp, tập huấn trực tuyến với các đối tượng FULRO lưu vong bên ngoài để nhận sự chỉ đạo và thu thập những thông tin, hình ảnh, tài liệu một chiều, sai sự thật, sau đó gửi ra bên ngoài nhằm xuyên tạc, kích động, chia rẽ giữa người dân với chính quyền, lực lượng vũ trang, gây chia rẽ giữa người dân theo các tôn giáo khác nhau. Ngày 8/4/2023, Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét nơi ở của Y Krếc Byă. Ngày 28/3/2024, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc và tuyên phạt Y Krếc Byă 13 năm tù giam.

Thật đáng tiếc, trong thời đại thông tin dễ dàng kiểm chứng và công khai này, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn “lựa chọn” tin theo thông tin một chiều từ các tổ chức chống phá Việt Nam, từ những cá nhân cực đoan, thiếu thiện chí với Việt Nam để đưa ra một báo cáo với cách thức tiếp cận phản cảm, đi ngược lại bối cảnh và mối quan hệ tốt đẹp được lãnh đạo cấp cao hai bên tạo dựng như vậy

 

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2024

Sẽ thế nào nếu có một bản Báo cáo Nhân quyền Hoa Kỳ?

 Hàng năm Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ luôn công bố một bản Báo cáo Nhân quyền với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bất cứ quốc gia nào không dắt mũi được thì y như rằng sẽ có những đánh giá tiêu cực và ngược lại. Hoa Kỳ tự cho mình cái quyền được làm bố thiên hạ, lo chuyện nhà người khác. Vậy sẽ ra sao nếu thế giới đánh giá khách quan, chân thực về tình hình nhân quyền của Hoa Kỳ?


  1. Vi phạm nghiêm trọng quyền cơ bản của con người - Quyền được sống

Hoa Kỳ nên tự vấn xem mình đã có nhân quyền, dân chủ hay chưa. Trong năm 2023, trên toàn nước Mỹ có 650 vụ xả súng, 1472 vụ nổ súng “không cố ý”, có 36 nghìn người bị thương, 42 nghìn người chết, gấp 4 lần số người chết vì tai nạn giao thông ở Việt Nam năm 2023. 


  1. Phân biệt chủng tộc và bắt giữ những người đấu tranh bình quyền

Thống kê năm 2021 cho thấy, có đến 3800 vụ bạo lực liên quan đến phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ, trong khi đó một khảo sát tại thành phố Worcester cho biết, 69% người da màu nghỉ việc vì môi trường bất bình đẳng, bị người da trắng chèn ép, cơ hội thăng tiến thấp. Khi người da màu đứng lên, biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc thì cảnh sát tham gia đàn áp và bắt giữ, như vụ biểu tình tại thành phố Minneapolis, cảnh sát đã bắt giữ trái phép hơn 4000 người, dù đó là một cuộc biểu tình ôn hoà.


  1. Không có bầu cử tự do và đàn áp phe thứ ba

Nếu ai tìm hiểu sâu về nền chính trị Hoa Kỳ sẽ đề nắm rõ điều này, người dân không thực sự tham gia vào bầu cử Tổng thống Mỹ mà là do Đại cử tri bầu lên. Vì vậy mới có trường hợp, cuộc bầu cử Tổng thổng Mỹ năm 2016 theo khảo sát bà Hillary Clinton nhận được sự ủng hộ của dân Mỹ cao hơn Donald Trump nhưng Donald Trump lại chiến thắng do giành được nhiều phiếu bầu từ Đại cử tri. Ngoài ra, chính trị Hoa Kỳ chỉ có Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà thay nhau cầm quyền, các phe chính trị thứ ba đều bị hạn chế quyền lợi, chẳng hạn không được tham gia vào quá trình tranh luận tổng thống; bị hạn chế về mặt tài chính, ngân sách tranh cử…


  1. Không có tự do ngôn luận

Đây là một câu chuyện tiêu biểu cho thấy các gia trị dân chủ nhân quyền mà Hoa Kỳ vẫn luôn rêu rao đã bị chính họ ném vào sọt rác. Năm 2013, Edward Joseph Snowden - một cựu nhân viên của NSA trong quá trình làm việc không hài lòng với một số chương trình của cơ quan này vì có yếu tố vi phạm đạo đức. Snowden trước đó đã nhiều lần trao đổi điều này một cách nội bộ nhưng bị ngó lơ. Sau khi Snowden công bố thông tin ra công luận, thì Hoa Kỳ buộc tội Snowden, khiến Snowden phải đi tị nạn tại Nga. Vậy là có tự do ngôn luận dữ chưa?


Và còn rất nhiều trường hợp vi phạm nhân quyền của Hoa Kỳ mà ở khuôn khổ một bài viết không thể đề cập hết. Đó là chưa kể hàng loạt tội ác của quân đội Hoa Kỳ ở các quốc gia mà Hoa Kỳ đem quân tới gây chiến. Quả là, đừng nghe những gì Hoa Kỳ nói, hãy nhìn những gì Hoa Kỳ làm.


Thứ Hai, 1 tháng 7, 2024

Trả lời USCIRF - Vì sao các tổ chức tôn giáo cần phải được nhà nước công nhận?



USCIRF - Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ trong tháng 5 vừa qua đã công bố Bản báo cáo thường niên về tình hình tự do tôn giáo quốc tế. Việt Nam bị cơ quan này đưa vào danh sách cần quan tâm đặc biệt về tình hình tự do tôn giáo. 


Cũng giống như các báo cáo về tình hình nhân quyền Việt Nam của các cơ quan, tổ chức Hoa Kỳ, báo cáo này của Uscirf đưa ra các nhận định phiến diện, bóp méo thông tin và sử dụng các tư liệu thiếu khách quan.


Mở đầu bản Báo cáo của Uscirf, họ nhận định Việt Nam không có tự do tôn giáo, các tổ chức tôn giáo độc lập đều nằm ngoài vòng pháp luật, các tổ chức tôn giáo “buộc” phải được nhà nước công nhận thì mới được hoạt động tại Việt Nam. Vì lẽ đó, Uscirf quy kết Việt Nam không có tự do tôn giáo. Vậy, vì sao các tổ chức tôn giáo cần phải được nhà nước công nhận?


Trước tiên, ở bất kỳ đâu trên thế giới, ngay kể cả với Mỹ, không bao giờ có tiêu chuẩn tự do tôn giáo theo kiểu thích làm gì thì làm mà không có sự quản lý của nhà nước. Các quốc gia đều tổ chức và vận hành bằng mô hình nhà nước pháp quyền, cá nhân và tổ chức phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ luật pháp quốc gia. Chẳng hạn việc Mỹ ban hành sắc lệnh 13769 nhằm ngăn cản người Hồi giáo nhập cư và hàng loạt sắc lệnh khác hạn chế, ngăn cấm sự phát triển Hồi giáo tại Hoa Kỳ chính là việc nhà nước quản lý với lý do đảm bảo an ninh quốc gia, vậy có thể nói Hoa Kỳ không có tự do tôn giáo trong trường hợp này được không?


Thế nên việc các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam cần được nhà nước công nhận cũng giống như sắc lệnh 13769 của Hoa Kỳ vậy. Tôi không biết anh là ai, mục đích của anh là gì, anh tuyên truyền cái gì, giáo lý của anh ra sao, tín đồ của anh thế nào… thì sao tôi có thể để anh hoạt động được. Tức các hoạt động tôn giáo không ai cấm cản, nhưng phải khai báo, qua quá trình kiểm tra thì mới được phép hoạt động là điều đương nhiên. Cứ lập bừa một cái tôn giáo hoặc tự nhận mình là tín đồ tôn giáo để rồi thoải mái lừa đảo, thực hiện hành vi khủng bố thì ai sẽ chịu trách nhiệm trước nhân dân? Lý lẽ này đến trẻ con cũng hiểu, cớ sao Uscirf không hiểu?


Thực tế, ở Việt Nam xảy ra rất nhiều trường hợp lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tuyên truyền mê tín dị đoan, lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, thậm chí là tham gia vào các hoạt động khủng bố. Làm cho rất nhiều người dân vô tội trở thành nạn nhân, vướng phải vòng lao lý, mất trắng tài sản, gia đình tan vỡ. Chẳng hạn như trường hợp của Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ đã được cơ quan điều tra xác mình và bị xử lý với các tội danh như lừa đảo chiếm đoạt tài sản (thông qua hình thức kêu gọi quyên góp) và loạn luân…Việc ngăn chặn các cá nhân, tổ chức tôn giáo ngoài vòng pháp luật là việc cần thiết và được tất cả người dân ủng hộ. 


Vì vậy việc các tổ chức tôn giáo và các cá nhân hoạt động tôn giáo cần phải được nhà nước công nhận để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và đảm bảo cho chính quyền lợi của người dân, đó mới chính là nhân quyền, đó mới chính là tự do tôn giáo. Người ta có câu, tự do nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật là vì vậy, Uscirf nhé!