Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2024

Không có cái gọi là “quyền” tự do tôn giáo tuyệt đối, đứng trên và ngoài pháp luật!

 


Sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ công bố Báo cáo Tự do tôn giáo toàn cầu 2023, trong đó chứa nhiều thông tin thiếu khách quan, sai lệch về tự do tôn giáo ở Việt Nam, các trang báo nước ngoài và phản động được dịp tung hứng, giật tít phụ họa như thể đây là “bằng chứng” chứng minh Việt Nam không có tự do tôn giáo vậy. Chẳng hạn như “Tự do theo đinh hướng thì đâu phải là tự do!” đăng ngày 24/6/2024 trên trang thongluan-rdp.org, “Phúc trình về Tự do tôn giáo Quốc tế 2023 của Hoa Kỳ: Việt Nam vẫn vi phạm, giới hạn quyền này” ngày 27/6/2024 trên VOA,… vừa bẻ cong sự thật tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do báo chí ở Việt Nam, vừa thực hiện âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ.



Trước hết, chính pháp luật quốc tế khẳng định, không có cái gọi là “quyền” tự do tuyệt đối!

Khoản 3, Điều 18, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc (năm 1966) đã ghi rõ: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi những quy định pháp luật và các giới hạn này là cần thiết cho việc bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng hoặc những quyền và tự do cơ bản của người khác” và Điều 9, Công ước châu Âu về bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản cũng khẳng định: “Quyền tự do thể hiện tôn giáo, tín ngưỡng của một người chỉ bị luật pháp giới hạn nếu điều đó là cần thiết trong một xã hội dân chủ, phục vụ an ninh công cộng, bảo vệ trật tự trị an, sức khỏe, chuẩn mực đạo đức chung hoặc các quyền và sự tự do của người khác” …

Thứ hai, Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo quyền con người cũng như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn luận… của người dân. Cụ thể, nội dung Điều 24, Hiến pháp năm 2013 và nội dung các Điều của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016… chính là minh chứng sinh động. Hơn nữa, sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” ngày 9/3/2023 đã công bố: “Việt Nam có 26,5 triệu tín đồ tôn giáo, chiếm 27% dân số cả nước, với hơn 54.000 chức sắc, 135.000 chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự. Cụ thể, tính đến năm 2021, Phật giáo chiếm số lượng tín đồ đông nhất với trên 14 triệu tín đồ và 18.544 cơ sở thờ tự. Kế đến là Công giáo với trên 7 triệu tín đồ và 7.771 cơ sở thờ tự. Lần lượt xếp thứ ba và thứ tư về số lượng tín đồ là đạo Tin Lành và đạo Cao Đài. Hiện nay, Nhà nước Việt Nam đã công nhận 36 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo khác nhau”… Trong cả nhân thức và hành động của Việt Nam thì các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo và người dân được hoàn toàn tự do lựa chọn tôn giáo, tín ngưỡng mà mình muốn.

Thứ ba, việc một số tổ chức phản động núp danh nghĩa tôn giáo để lôi kéo, tập hợp lực lượng chống chế độ, kích động tư tưởng dân tộc cực đoan, bản chất hoạt động trục lợi, gây rối, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng an ninh trật tự, an toàn xã hội thì chính là vi phạm pháp luật, chứ không phải Việt Nam “hạn chế tự do tôn giáo”.

Từ lâu người dân Việt Nam đều thấy rõ thực tế, việc một số cá nhân và các tổ chức thù địch, phản động luôn tìm cách bịa đặt, xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam như là “một chiêu bài trong chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm chống phá, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế” là sự thật. Thực tế, ở Việt Nam quyền con người, quyền công dân ngày càng được bảo đảm và Đảng, Nhà nước Việt Nam không “kìm kẹp tự do ngôn luận”, không “đàn áp dân chủ”, cũng không “ngồi lên Hiến pháp”, mà chỉ xử lý theo đúng Hiến pháp và pháp luật những đối tượng phản động có hành vi vi phạm pháp luật, gây mất ổn định chính trị, thực hiện âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét