Báo cáo của USCIRF đã đưa ra
nhiều nhận định sai lệch về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam. Đặc biệt, phần
nói về “các tù nhân lương tâm tôn giáo” cho rằng các điều kiện đối với số này vẫn
rất tồi tệ vào năm 2023 “bất chấp một số vụ thả người nổi bật”, đồng thời lấy dẫn
chứng của một loạt những kẻ bị xử lý vì các tội phạm hình sự thông thường và
gán ghép chúng vào lý do tôn giáo. Đây là chiêu bài hết sức cũ của không chỉ
USCIRF mà còn của các thế lực khác lợi dụng quyền tự do, dân chủ, nhân quyền,
tôn giáo để chống phá Việt Nam.
- USCIRF báo cáo rằng Y Khiu Nie và Y Si
Eban bị giam giữ một phần do tham gia Hội nghị Tự do Tôn giáo Đông Nam Á vào
tháng 11/2022. Thực tế, chúng bị bắt giữ không phải vì lý do tôn giáo mà vì vi
phạm pháp luật quốc gia, bao gồm cả việc tổ chức các hoạt động bất hợp pháp gây
rối trật tự công cộng.
- Báo cáo USCIRF đề cập Nay Y Blang bị bắt
giữ vì truyền giáo và tổ chức các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp. Tuy nhiên,
Nay Y Blang bị bắt giữ vì các hoạt động gây rối trật tự xã hội và vi phạm quy định
pháp luật, không liên quan đến việc thực hành tôn giáo của hắn ta.
- USCIRF nêu rằng Tô Hoàng Chương, Danh Minh Quang và Thạch Cương bị bắt
giữ vì vi phạm Điều 331 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, cho rằng ly do bắt vì “Ba cá nhân này đã
báo cáo việc vi phạm quyền của họ với cộng đồng quốc tế và phổ biến các tài
liệu quốc tế về quyền của các dân tộc thiểu số và quyền tự do tôn giáo cho các
thành viên cộng đồng để thông báo cho họ về các quyền của họ”. Thực tế
Điều 331 là một điều luật hình sự của Bộ luật Hình sự Việt Nam, quy định về tội
lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, chứ không phải vì lý do tôn giáo. Theo Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Trà Vinh, từ
năm 2020 đến nay, Thạch Cương, Tô Hoàng Chương sử dụng mạng xã hội đăng tải,
chia sẻ bài viết, video và livestream nhiều thông tin sai sự thật, giả mạo, vu
khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Trước
đó, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Trà Vinh đã 2 lần xử phạt vi phạm hành
chính đối với Thạch Cương về hành vi đăng thông tin sai sự thật, vu khống, xúc
phạm uy tín của cơ quan, tổ chức theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 101,
Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ và yêu cầu gỡ thông tin
sai sự thật trên trang cá nhân. Cơ quan chức năng cũng xử phạt vi phạm hành
chính 1 lần đối với Tô Hoàng Chương về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai
sự thật trên mạng xã hội.Danh Minh Quang sử dụng Facebook để viết, đăng
tải, chia sẻ công khai 51 bài viết, hình ảnh với nội dung có tính chất tiêu
cực, tuyên truyền xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,
gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.
- USCIRF cho rằng Nguyễn Hoàng Nam bị bắt chỉ
“thường xuyên
đăng bài về các nghi lễ tôn giáo và hoạt động từ thiện của Phật giáo Hòa Hảo”
và Rian Thih bị kết án vì là “một nhà lãnh đạo
tôn giáo “Tin lành Dega”, thực tế số này thường xuyên đăng bài trên mạng xã hội, gây rối trật
tự công cộng và kích động chia rẽ chính sách đoàn kết tôn giáo, xuyên tạc chủ
trương, đường lối của Đảng, Nhà nước liên quan thực hành quyền tự do tín ngưỡng
của người dân.
Tuy nhiên, không phải không
có điểm tích cực trong báo cáo của USCIRF khi mà đã công nhận việc thả tự do
cho Nguyễn Bắc Truyển và Lê Đức Đông, ghi nhận rằng điều này cho thấy sự cải
thiện trong chính sách của chính phủ Việt Nam về tự do tôn giáo. Thật ra, việc trả
tự do cho các đối tượng này là minh chứng cho thấy chính phủ Việt Nam luôn xem
xét và giải quyết các trường hợp tù nhân một cách nhân đạo, phù hợp với tình
hình sức khỏe và các yếu tố khác.
Nhìn chung, các trường hợp
mà USCIRF nêu ra đều đã có bằng chứng rõ ràng về các hành vi phạm tội, các đối
tượng đều thừa nhận hành vi của mình trước tòa hoặc trước các cơ quan pháp luật;
thế nhưng qua những ngôn từ lạc điệu, USCIRF lại biến hóa chúng thành các vụ việc
liên quan đến tôn giáo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét