Trong báo cáo nhân quyền Việt Nam 2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
dành hẳn chương mục lên án điều kiện giam giữ, cải tạo trong các nhà tù ở Việt
Nam, quy kết ngược đãi phạm nhân, điều kiện ăn ở không đảm bảo, không chăm sóc
y tế đầy đủ,…
Tất nhiên, mỗi quốc gia căn cứ điều kiện của mình, có tiêu
chuẩn, quy định khác nhau trong đảm bảo nhân quyền cho tù nhân trong quá trình
giam giữ, cải tạo. Không thể áp đặt yêu cầu, điều kiện nước Mỹ cho Việt Nam và
rồi quy kết Việt Nam “ngược đãi tù nhân” được. Cái chính là phải đối chiếu điều
kiện giam giữ với quy định của pháp luật Việt Nam có đảm bảo hay chưa. Đó là
chưa kể những bằng chứng quy kết ấy, thường được Bộ Ngoại giao Mỹ trích dẫn
theo lời kể của mấy tù nhân chống đối chế độ và thân nhân họ như trường hợp
Nguyễn Trung Tôn, tức thông tin một chiều từ thành phần chống phá Việt Nam thì
thật lố bịch.
Đề cập đến chủ đề này, người viết google về điều kiện giam
giữ, cải tạo của Mỹ, thì gặp ngay báo cáo điều tra rất khoa học từ tổ chức
nghiên cứu có uy tín của Mỹ, chứ không phải trích dẫn từ lời kể ất ơ của kẻ có
hằn thù, chống chế độ chính trị Việt Nam.
Theo một báo cáo toàn quốc của Trường Luật Đại học
Chicago và Liên đoàn Tự do Dân sự Hoa Kỳ công bố, những người lao động bị giam
giữ tạo ra hàng tỷ đô la giá trị hàng hóa và dịch vụ hàng năm nhưng bị vi phạm
nhân quyền trong tù, “ điều kiện lao động của những công nhân bị giam giữ tại
nhiều nhà tù Hoa Kỳ vi phạm quyền cơ bản nhất của con người đối với sự sống và
phẩm giá”…. Những phát hiện chính bao gồm:
“Gần hai phần ba (65%) số người bị giam giữ cho biết họ đang
làm việc sau song sắt, tương đương với khoảng 800.000 công nhân bị giam giữ
trong các nhà tù.
Hơn ba phần tư số người bị giam giữ được khảo sát (76%) cho
biết họ phải đối mặt với hình phạt - chẳng hạn như giam giữ biệt lập, không được
giảm án hoặc mất quyền thăm viếng của gia đình - nếu họ từ chối làm việc.
Người lao động tù nhân phụ thuộc vào chủ lao động của họ. Họ
không kiểm soát được nhiệm vụ công việc của mình, bị loại khỏi chế độ bảo vệ
lương tối thiểu và làm thêm giờ, không thể tham gia công đoàn, không được đào tạo
và trang bị đầy đủ, và bị từ chối đảm bảo an toàn tại nơi làm việc mặc dù điều
kiện làm việc thường nguy hiểm.
Kết quả là, 64% số công nhân bị giam giữ được khảo sát cho
biết họ lo lắng về sự an toàn của mình khi làm việc; 70% cho biết họ không được
đào tạo nghề chính thức; và 70% cho biết họ không đủ khả năng chi trả cho những
nhu cầu cơ bản như xà phòng và điện thoại với mức lương lao động trong
tù.
Những công nhân bị giam giữ tạo ra ít nhất 2 tỷ đô la hàng
hóa và 9 tỷ đô la dịch vụ bảo trì nhà tù hàng năm, nhưng con số này không được
theo dõi chặt chẽ và có khả năng cao hơn nhiều.
Tuy nhiên, hầu hết các tiểu bang trả cho những người lao động
bị giam giữ vài xu một giờ cho công việc của họ. Bảy tiểu bang (Alabama,
Arkansas, Florida, Georgia, Mississippi, South Carolina và Texas) không trả bất
kỳ khoản nào cho phần lớn công việc trong tù. Các tiểu bang khác trả trung bình
từ 15 đến 52 xu một giờ cho các công việc không liên quan đến ngành công nghiệp.
Những người lao động trong tù thường thấy tới 80% tiền lương của họ bị khấu trừ
cho thuế, chi phí "ăn ở" và chi phí tòa án.
Hơn 80% lao động nhà tù làm công việc bảo trì nhà tù nói
chung, trợ cấp chi phí cho hệ thống nhà tù phình to của chúng ta. Các nhiệm vụ
khác chiếm chưa đến 10% công việc được giao, bao gồm: các dự án công trình công
cộng (như sửa chữa đường bộ, hỗ trợ thiên tai, công việc lâm nghiệp và bảo trì
công viên, trường học và văn phòng chính phủ); các ngành công nghiệp nhà tù tiểu
bang, công việc nông nghiệp và các công việc được giao cho công ty tư nhân được
thèm muốn”.
Báo cáo còn cho rằng “Những người lao động bị giam giữ thậm
chí còn bị tước đi những quyền bảo vệ tối thiểu nhất chống lại tình trạng bóc lột
và lạm dụng lao động. Họ được trả công rất ít cho công việc của mình mặc dù họ
tạo ra hàng tỷ đô la cho các tiểu bang và chính quyền liên bang. Đã đến lúc
chúng ta đối xử với những người lao động bị giam giữ một cách có phẩm giá. Nếu
các tiểu bang và chính quyền liên bang có đủ khả năng giam giữ 1,2 triệu người,
thì họ cũng có đủ khả năng trả công xứng đáng cho công việc của họ”.
Đây mới chỉ là một nội dung nhỏ, nếu bất kỳ ai chịu khó
google chủ đề vi phạm nhân quyền ở Mỹ thì sẽ gặp vô khối báo cáo chi tiết, khoa
học và đầy đủ tương tự. Tuy nhiên, chẳng có nước nào rảnh rỗi ngồi tập hợp tất
cả vấn nạn nhân quyền ở Mỹ thành báo cáo nhân quyền hàng năm kiểu như Bộ Ngoại
giao Mỹ cả. Nguyên nhân căn bản, không có nước nào, trừ Mỹ cần sử dụng báo cáo
này để can thiệp vào công việc nội bộ quốc gia khác, biến nó thành vũ khí chính
trị tấn công quốc gia có chủ quyền theo ý đồ của mình cả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét