Mặc dù được xem là đồng minh chiến lược về an
ninh, chính trị, kinh tế, nhưng Ấn Độ luôn bị USCIRF đưa ra báo cáo cáo buộc vi
phạm tự do tôn giáo và đòi đưa vào danh sách CPC. Chẳng hạn trong báo cáo năm nay, USCIRF khuyến nghị Bộ Ngoại giao Hoa
Kỳ chỉ định 17 quốc gia là CPC. Mười quốc gia trước đây đã được chỉ định là
CPC: Miến Điện, Trung Quốc, Cuba, Eritrea, Iran, Nicaragua, Bắc Triều Tiên,
Pakistan, Nga, Ả Rập Xê Út, Tajikistan và Turkmenistan. Năm quốc gia khác cũng
được khuyến nghị thêm vào: Afghanistan, Ấn Độ, Nigeria, Syria và Việt Nam.
Theo đạo luật tự do tôn giáo
của Hoa Kỳ, danh sách CPC là các quốc gia mà chính phủ tham gia
hoặc dung túng cho các hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo “đặc biệt nghiêm
trọng”, chẳng hạn như tra tấn hoặc giam giữ kéo dài mà không cần xét xử.
Còn Danh sách theo dõi đặc biệt (SWL)
dành cho các quốc gia mà chính phủ tham gia hoặc dung túng cho các hành vi vi
phạm quyền tự do tôn giáo “nghiêm trọng” đang diễn ra và nghiêm trọng.
Báo
cáo hàng năm của USCIRF thường lên án
chính phủ Ấn Độ vi phạm tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo của các nhóm, giáo phái
và cá nhân, nhất là cộng đồng thiểu số.
Mỗi bận phát đi cáo buộc như vậy, truyền thông, chính giới và
dân chúng Ấn lại được dịp công kích Chính phủ Hoa Kỳ mạnh mẽ, quyết liệt, gay gắt.
Mỗi bận sau báo cáo nói trên,
Ấn Độ lại công khai chỉ trích Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2022 của Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ là "có động cơ và thiên vị" khi chỉ trích đất nước
này không bảo vệ quyền của các nhóm thiểu số.
Người
phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại giao (MEA) thường khẳng định, "Ấn Độ tự
hào về uy tín thế tục của mình, vị thế là nền dân chủ lớn nhất và là một xã hội
đa nguyên với cam kết lâu dài về sự khoan dung và hòa nhập. Hiến pháp Ấn Độ đảm
bảo các quyền cơ bản cho tất cả công dân, bao gồm cả các cộng đồng thiểu
số."…
Báo chí Ấn độ cũng từng có bài
viết công khai phản ứng “Hoa Kỳ phải sắp xếp lại
nhà cửa trước khi cáo buộc Ấn Độ vi phạm quyền tự do tôn giáo”, cụ thể cho rằng
Hoa Kỳ
trước tiên phải sắp xếp lại ngôi nhà của mình trước khi "đặc biệt quan
tâm" đến Ấn Độ. Báo cáo của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF)
thấm đẫm sự đạo đức giả. Thái độ thánh thiện hơn người của họ biến mất khi nói
đến đất nước của họ. Xin trích nguyên văn bài viết này
“Một
báo cáo của tờ Washington Post cho biết người Mỹ gốc Phi đang tử vong với tỷ lệ
cao hơn do vi-rút corona vì họ bị bỏ mặc trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của
Hoa Kỳ vốn đã bị định hình từ lâu bởi nạn phân biệt chủng tộc. Có sự chênh lệch
trong cách họ được đối xử so với những người Mỹ khác. Họ đang làm những công
việc không được trả lương nếu họ không xuất hiện.
Có một giả định rằng người Mỹ gốc Phi miễn
nhiễm với bệnh cúm và phải tự lo cho bản thân. Họ cũng bị buộc phải làm việc để
duy trì hoạt động kinh doanh. Kết quả là hầu hết những công nhân vận tải công
cộng bị bệnh ở New York là người Mỹ gốc Phi.
Khi
họ đến bệnh viện với các dấu hiệu nhiễm trùng, họ phải đối phó với những 'bác
sĩ da trắng' thiên vị. Phân biệt chủng tộc đang diễn ra ở một tỷ lệ lớn các bác
sĩ phẫu thuật không phải da trắng. Những sinh viên tốt nghiệp trường y đang bị
phân biệt đối xử trong quá trình đào tạo phẫu thuật. Trường đại học phía tây
bắc ở Chicago đã tiến hành một cuộc khảo sát và kết quả của cuộc khảo sát vừa
được công bố ngày hôm qua. 23,7% số người được hỏi phàn nàn về sự phân biệt đối
xử dựa trên chủng tộc và tôn giáo. Tỷ lệ cao nhất là ở người Mỹ gốc Phi với
70,7%, người Châu Á - 45,9% và người gốc Tây Ban Nha - 25,3%.
Các hành vi phân biệt đối xử bao gồm đánh giá
thiên vị công việc của họ, bị nhầm là người khác cùng chủng tộc và những bình
luận gây tổn thương từ bệnh nhân và gia đình họ.
Điều này không đáng lo ngại sao? Điều này
không vi phạm các tiêu chuẩn của USCIRF về phân biệt đối xử dựa trên danh tính
sao?
USCIRF có dám đưa đất nước của mình vào danh
sách theo dõi như vậy không? Nếu câu trả lời là không thì chiến dịch của cơ
quan này vì tự do tôn giáo quốc tế là giả mạo. Nó không có quyền dạy bất kỳ ai
về chủ nghĩa thế tục -- chắc chắn không phải là Ấn Độ”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét