Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Biểu tình “chống Trung Quốc”: hải ngoại giục, trong nước im!



Giữa tháng 07/2019, khi mới nghe tin tàu Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính, Dân Làm Báo và cánh Việt Tân tại Nhật đã chủ động kêu gọi biểu tình, trong khi giới chống đối trong nước chỉ dám khơi gợi, đùn đẩy nhau làm việc này. Đến cuối tháng 7, dù Diễn đàn Xã hội Dân sự đã ra “Tuyên bố Biển Đông lần thứ 3” để chốt các yêu sách của phong trào, tình trạng đùn đẩy nêu trên vẫn tiếp diễn. Một mặt, các thành phần sống trong “vùng an toàn” – như giới chống đối ở hải ngoại hoặc một số linh mục bất mãn trong nước – tiếp tục kích động biểu tình, hoặc phàn nàn về việc biểu tình chưa nổ ra. Mặt khác, giới chống đối trong nước đồng thanh tuyên bố rằng họ sẽ không biểu tình, để tránh bị Nhà nước Việt Nam “lợi dụng”.

Cụ thể, việc kích động, kêu gọi biểu tình trong nước đang thực hiện bởi cánh Livestream như linh mục Nguyễn Duy Tân, Tân Thái, Terry Nguyen Truong… Ngày 21/07, khoảng 20 cá nhân chống đối đã đi hành hương và thăm linh mục Nguyễn Duy Tân tại núi Cúi. Nhân dịp này, họ đã ra hồ Trị An giơ các biểu ngữ chống Trung Quốc, rồi chụp ảnh đăng lên mạng, coi như một cuộc “biểu tình mini”. Ngoài ra, Tân Thái và Terry Nguyen Truong – hai nick từng kêu gọi bạo động lật đổ chế độ vào ngày 02/09/2018 – đang liên tục Livestream để kích động người trong nước biểu tình. Linh mục Nguyễn Duy Tân đã vào comment khích lệ trong một số clip Livestream của họ. Một số cá nhân chống đối trong nước cũng lên hình trong các clip này để kêu gọi lật đổ Nhà nước Việt Nam.
Việc kêu gọi, tổ chức biểu tình ở hải ngoại đang được thực hiện bởi Dân Làm Báo và cánh Việt Tân tại Nhật. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Dân Làm Báo kêu gọi biểu tình ở Texas hôm 31/07; còn cánh Việt Tân tại Nhật kêu gọi biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo hôm 08/04/2019.
Trong hai cuộc biểu tình ở hải ngoại vừa nêu, cuộc ở Nhật có nhiều khả năng tác động đến trong nước, do liên quan đến nhiều đầu mối trong nước hơn. Người phát động biểu tình là Lê Hoàng Hải – vốn là một thanh niên Công giáo ở Đồng Tháp, sau chuyển sang sống và làm việc tại Nhật. Qua tìm hiểu, được biết Hải tích cực tham gia phong trào “Zombie Nguyễn” trên trang Triết học Đường phố từ năm 2015. Trong thời gian sống ở Nhật, Hải cũng hoạt động trong "Hiệp hội Người Việt ở Nhật" (chịu ảnh hưởng của Việt Tân) và "Nam Nghệ Tân Xã". Ngày 02/07, Hải tổ chức một cuộc offline cho các thành viên Zombie Nguyễn sống ở Nhật, nghe nói có nhiều người tham gia. Hải nêu ý tưởng biểu tình từ ngày 11/07, và chính thức lập fanpage, tạo khung avatar để kêu gọi biểu tình từ ngày 26/07. Vì lời kêu gọi này nhanh chóng được đăng lại trên 2 fanpage “Hiệp hội Người Việt ở Nhật” và “Việt Tân tại Nhật”, đảng Việt Tân sẽ có ảnh hưởng đến cuộc biểu tình này. Vì nhiều người đăng ký biểu tình là thanh niên Công giáo học tập và làm việc tại Nhật, tham gia nhóm Zombie Nguyễn và “Hiệp hội Người Việt ở Nhật”, cuộc biểu tình này có thể ảnh hưởng đến Việt Nam qua các nhóm Công giáo bất mãn ở miền Trung và miền Nam, cùng các thành viên của Việt Tân và Zombie Nguyễn.
Trong khi giới chống đối ở hải ngoại thúc giục biểu tình, giới chống đối trong nước tuyên bố đanh thép rằng họ sẽ không biểu tình. Dương Đại Triều Lâm, Nguyễn Lân Thắng, Bùi Văn Thuận, Mai Quốc Ân… viết rằng mỗi khi có va chạm trên Biển Đông, Nhà nước Việt Nam lại “bật đèn xanh” cho “người dân” biểu tình, để gây áp lực với Trung Quốc. Khi các cuộc biểu tình “vượt quá khả năng kiểm soát”, tới mức có khả năng “đe dọa chế độ”, Nhà nước lại quay sang “bắt bớ, đàn áp” những người biểu tình. Vì vậy, họ tuyên bố rằng lần này “người dân” sẽ không biểu tình, để không bị Nhà nước “lợi dụng”.
Vậy chính phủ Việt Nam có cần dựa vào giới “dân chửi” để tổ chức một cuộc biểu tình không? Tính cả ba miền, có lẽ giới “dân chửi” có không quá 1000 “biểu tình viên” chuyên nghiệp. Trong khi đó, giữa nhiều tổ chức tham gia Mặt trận Tổ quốc, riêng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã có 6,4 triệu thành viên. Phép so sánh đơn giản này cho thấy trình độ tự sướng và tấu hài của giới “dân chửi” đã đạt đến mức quá nguy hiểm, cơ quan chức năng không thể xử lý.
Nói thẳng ra, cánh “dân chửi” trong nước từ chối biểu tình sợ bị Nhà nước xử lý mạnh tay, đồng thời hiểu rằng mình đã quá yếu, không còn lực lượng để phí phạm. Nhưng họ phải viện cái cớ khác để chống chế, thay vì thành thực thừa nhận điều đó, vì 2 lý do. Thứ nhất, họ đang quy kết Nhà nước “hèn nhát” trước Trung Quốc, nên họ không thể thừa nhận sự “hèn nhát” của chính mình. Thứ hai, cánh hải ngoại đang liên tục trách họ không biểu tình, và không hề có dấu hiệu thông cảm với họ.
Năm ngoái, những lời kêu gọi biểu tình, bạo động của giới “dân chửi” đã khiến hàng trăm người dân thiếu hiểu biết ở Bình Thuận phải trả giá bằng án tù. Thật bi hài, khi năm nay, đến lượt họ bị hại vì cái thói “yêu nước bằng máu của người khác”.
Nguyễn Biên Cương

1 nhận xét: