Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019

Nhân 100 năm “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”, giới “dân chửi” viết bài bịa đặt lộ liễu



Ngày 19/06/1919, Nguyễn Tất Thành đã trình một “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” lên Hội nghị Versailles, được tổ chức để ký hòa ước chấm dứt Thế chiến I. Bản yêu sách gồm 8 điểm, chủ yếu đòi các quyền tự do, bình đẳng về mặt chính trị cho người Việt Nam sống dưới chế độ thuộc địa Pháp.
相關圖片
Những ngày qua, một số tổ chức, cá nhân chống đối đã tuyên truyền về dịp kỷ niệm 100 năm bản yêu sách (19/06/2019), nhằm công kích Nhà nước Việt Nam. Các bài viết của họ chủ yếu đưa ra 2 thông điệp.
Thứ nhất, họ tuyên truyền rằng Nhà nước Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh (tức Nguyễn Tất Thành) sáng lập, đã không để người dân được hưởng những quyền tự do chính trị nêu trong “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”. Từ đó, Nguyễn Quang A kêu gọi độc giả chủ động thực hiện các quyền nêu trong Yêu sách 2019 (mà Diễn đàn Xã hội Dân sự của ông soạn phỏng theo Yêu sách 1919). Trần Vũ Hải viết rằng Nhà nước Việt Nam đang thể hiện một “dấu hiệu không bình thường”, khi không tổ chức sự kiện và cho báo chí chính thống viết bài về dịp kỷ niệm 100 năm. Nhận xét của Hải không phản ánh sự thật, vì dịp kỷ niệm đã diễn ra với 1 buổi tọa đàm khoa học, và một lượng lớn bài viết trên báo chí chính thống.
Thứ hai, họ tuyên truyền rằng Yêu sách 1919 do Phan Văn Trường soạn, Nguyễn Tất Thành chỉ mạo nhận làm tác giả để cướp công. Thông điệp này không phản ánh sự thật, vì trong tác phẩm “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, tác giả Trần Dân Tiên viết rõ rằng bản yêu sách do ông Phan Văn Trường soạn, Nguyễn Tất Thành chưa viết được tiếng Pháp nên chỉ nêu ý kiến.


Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi thấy cần bác bỏ quan điểm của giới “dân chửi”, rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam chưa được cải thiện từ thời thực dân Pháp đến nay. Để đánh giá sự thay đổi về tình hình nhân quyền, cần dựa vào các con số và chi tiết. Chẳng hạn, về quyền tự do hội họp, để dập tắt phong trào Đông Kinh Nghĩa thục năm 1907, thực dân Pháp đã bắt giam hầu hết giáo viên, giải tán các hội buôn, cấm mọi hình thức hội họp hoặc diễn thuyết. Những người đã cắt búi tóc, chuyển sang mặc âu phục đều bị tình nghi. Về quyền giáo dục, trường đại học đầu tiên được thành lập ở Việt Nam vào năm mà bản Yêu sách được soạn; và phải đến năm 1927, những trường này mới có các khoa Y, Dược, Luật, Hành chính, Sư phạm. Khác với thời thực dân Pháp, hiện người Việt Nam được bình đẳng trước pháp luật, được hưởng một nền tư pháp dựa trên các đạo luật thay vì sắc lệnh, có quyền tự do đi lại và tự do xuất dương… Đó là chưa kể những khác biệt hiển nhiên giữa hai thời kỳ, như số người chết đói và số người biết chữ.
Nếu giới “dân chửi” muốn thực hành nhân quyền, họ cứ việc làm, miễn là tuân thủ pháp luật. Chỉ mong sau này, họ tự giữ cho mình cái nhân cách tối thiểu mỗi lần bợ đít Tây, để người đọc khỏi xấu hổ thay cho họ.
Nguyễn Biên Cương

3 nhận xét:

  1. Nếu giới “dân chửi” muốn thực hành nhân quyền, họ cứ việc làm, miễn là tuân thủ pháp luật. Chỉ mong sau này, họ tự giữ cho mình cái nhân cách tối thiểu mỗi lần bợ đít Tây, để người đọc khỏi xấu hổ thay cho họ.

    Trả lờiXóa
  2. Bản yêu sách là một minh chứng bất diệt cho sự khát khao đòi tự do, độc lập của nhân dân an nam. Và giờ đây chúng ta đã và đang làm được điều đó, đất nước giành được độc lập, nhân dân âm no được hưởng các quyền con người, quyền công dân một cách đầy đủ....ấy thế vân luôn có những kẻ lợi dụng tự do, nhân quyền để vu cáo Việt Nam.Chúng bợ đít phương Tây để chối bỏ những gì mà Việt Nam đạt được. Ngay cả bản yêu sách của Bác Hồ chúng ta, chúng cuxg cố tình xuyên tạc, chối bỏ. Thật là một đám đê hèn

    Trả lờiXóa