Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019

Mạng xã hội là công cụ phù hợp để tìm kiếm “sự thật” cho các "nhà báo độc lập"??



Những ngày qua, những "nhà báo độc lập" Lê Phú Khải, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đình Cống, Nguyễn Khắc Mai, Trần Đình Thu… đã phản bác bài xã luận của Trưởng ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng, mang tên “Truyền thông xã hội đối với chính trị, xã hội ở Việt Nam”. Họ bình luận rằng ông Thưởng đang nhìn nhận mạng xã hội một cách phiến diện, khi chỉ thấy những khuyết điểm như “tin giả”, mà không thấy những ưu điểm như khả năng đăng tải sự thật không bị kiểm duyệt, khả năng truyền tải một lượng lớn thông tin từ thực địa của người dân... Trần Đình Thu viết rằng biểu tình, bất ổn không nảy sinh do mạng xã hội, mà nảy sinh do Nhà nước làm việc kém, khiến mâu thuẫn xã hội gia tăng. Từ đó, họ tuyên truyền rằng Nhà nước Việt Nam “sợ mạng xã hội trong thời đại thông tin”, “sợ sự thật” vì “tồn tại bằng cách bưng bít sự thật”. Nhân việc này, Nguyễn Đình Cống cũng đòi Nhà nước “mở rộng tự do dân chủ, tự do ngôn luận, xóa bỏ độc tài đảng trị, tổ chức đối thoại giữa” Nhà nước và giới chống đối.
相關圖片
「mạng xã hội, tin giả, Hội nhà báo độc lập」的圖片搜尋結果
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến.
Thứ nhất, nếu giới “dân chửi” từng đọc lịch sử của báo chí, họ sẽ hiểu rằng “tự do ngôn luận” là một điều kiện cần, chứ không phải là điều kiện đủ, để tạo ra môi trường thông tin tôn trọng sự thật. Từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, khi báo chí Anh – Mỹ hoàn toàn không bị kiểm soát bởi pháp luật và các quy trình nghiệp vụ, báo chí cũng gặp phải nhiều hạn chế mà mạng xã hội đang gặp phải. Cụ thể, ở hạ tầng, đa số giới phóng viên trở thành nô lệ của đồng tiền, chuyên viết tin giả, tin nhảm, tin thổi phồng, tin có mục đích quảng cáo… để tăng lợi nhuận. Ở thượng tầng, người giàu mua các tờ báo để tự quảng bá cho nhóm lợi ích kinh tế, chính trị của mình; khiến cả nền báo chí Mỹ bị thao túng bởi vài tập đoàn; và có nhóm lợi ích sở hữu đến hàng trăm tờ báo, đài phát thanh, nhà xuất bản. Bối cảnh “tự do” này khiến báo chí không phản ánh sự thật, chỉ là công cụ của đồng tiền. Tình hình chỉ được cải thiện khi giới trí thức phương Tây đề nghị kiểm soát báo chí bằng pháp luật và các quy trình nghiệp vụ.
Khi mạng xã hội mới xuất hiện, nó đã giúp mỗi cá nhân tự xuất bản một lượng lớn thông tin sơ cấp, từ đó cải thiện môi trường thông tin. Tuy nhiên, do những thông tin này không được ghi chép đúng phương pháp, chúng chỉ có giá trị của tin đồn, tức “nguyên liệu đầu vào” cho báo chí, chứ không phải là sự thật. Mạng xã hội đang đi lại vết xe đổ của báo chí – khi dần bị thao túng bởi các nhóm lợi ích chính trị, kinh tế, và để nạn tin giả, tin nhảm, tin thổi phồng lên ngôi. Tệ hơn, nó còn gây hại cho văn hóa đọc, khi tạo ra một thế hệ không có khả năng đọc các văn bản dài và chứa nhiều thông tin.
Vì vậy, một mặt, chỉ nên xem mạng xã hội như một diễn đàn, và một nguồn thông tin đầu vào cho báo chí, thay vì gán cho nó chức năng “chỉ ra sự thật”. Mặt khác, việc xây dựng pháp luật để quản lý mạng xã hội, cùng các quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, là cần thiết với mọi quốc gia.
Thứ hai, nếu ông Nguyễn Đình Cống thích “đối thoại”, ông cứ việc sử dụng chức năng diễn đàn của báo chí và mạng xã hội theo đúng quy định của pháp luật. Chẳng có lý do nào khiến Nhà nước phải “đối thoại” với những tổ chức không có lực lượng và sự thống nhất, không có tư cách pháp nhân, cũng không công nhận thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam, như các hội nhóm “dân chửi” hiện tại.
 Nguyễn Biên Cương

11 nhận xét:

  1. Mạng xã hội là một xu thế tất yếu của thời đại, là một trong những vấn đề mà hiện nay xuất hiện rất nhiều những biểu hiện xấu độc cũng như những vấn đề cần thiết phải quan tâm tới. Chúng ta cùng nhau bảo vệ an ninh quốc gia trên môi trường mạng như thế mới được an toàn

    Trả lờiXóa
  2. Chúng nó bây giờ không có môi trường và điều kiện ngoài thực tế nhiều để mà chống đối chính quyền và xuyên tạc đủ mọi trò nữa thì chúng nó lại lợi dụng môi trường của không gian mạng để mà xuyên tạc những câu nói và phản bác những bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta

    Trả lờiXóa
  3. Bây giờ một mặt, chỉ nên xem mạng xã hội như một diễn đàn, và một nguồn thông tin đầu vào cho báo chí, thay vì gán cho nó chức năng “chỉ ra sự thật”. Mặt khác, việc xây dựng pháp luật để quản lý mạng xã hội, cùng các quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, là cần thiết với mọi quốc gia.

    Trả lờiXóa
  4. Chẳng có lý do nào khiến Nhà nước phải “đối thoại” với những tổ chức không có lực lượng và sự thống nhất, không có tư cách pháp nhân, cũng không công nhận thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam, như các hội nhóm “dân chửi” hiện tại.

    Trả lờiXóa
  5. Tất cả mọi vấn đề đều mang tính hai mặt của nó và mạng xã hội cũng không ngoại lệ . Mạng xã hội là không gian chung cho tất cả mọi người tham gia nên ai cũng có thể chia sẻ thông tin , viết bài , bày tỏ cảm xúc nhưng thực hư đúng sai như thế nào thì không ai có thể đảm bảo . Vì vậy việc đọc thông tin trên mạng xã hội đòi hỏi người đọc phải thật tỉnh táo , biết phân tích nhìn nhận vấn đề để không mắc phải bị lừa gạt , dắt mũi .

    Trả lờiXóa
  6. Với khoảng 58 triệu người dùng facebook , 40 triệu người dùng zalo, 22 triệu người dùng youtube ...và còn nhiều trang mạng xã hội khác nữa thì không ai có thể khẳng định những thông tin trên mạng xã hội là đúng . Với lượng người dùng đông đảo , mỗi ngày có hàng triệu lượng tin tức , thông tin tràn lan trên mạng xã hội thì bạn đọc đang bị ngập bởi lượng thông tin đó mà không biết đúng sai , thực hư nên vai trò truyền tải thông tin tin chính xác của báo chí hiện nay rất cần thiết và mang yếu tố sống còn .

    Trả lờiXóa
  7. Mạng xã hội ngày nay ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống , sinh hoạt của mỗi người dân và toàn xã hội . Thiết nghĩ nếu lượng thông tin thất thiệt tràn lan trên tất cả mạng xã hội thì bạn đọc sẽ rất khó xác định tính xác thực của thông tin vì vậy đòi hỏi mọi người có ý thức khi đăng tải thông tin lên mạng xã hội và cơ quan chức năng có biện pháp xử lý để trả lại môi trường trong sạch cho mạng xã hội .

    Trả lờiXóa
  8. Mạng xã hội cần thiết cho cuộc sống này tuy nhiên mạng xã hội lại như con giao hai lưỡi có cả mặt tích cực và tiêu cực. Bất lỳ quốc gia nào sử dụng mạng Internet đều phải có sự quản lý, phải chăng là cách quản lý sẽ khác nhau mà thôI. Việt Nam là một quốc gia có tốc độ phát triển mạng xã hội một cách chóng mặt, tuy vậy trong bối cảnh hiện nay những đối tượng xấu, đối tượng thù đich, phản động luôn tìm mọi cách lợi dụng nó để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, vì vậy cần siết chặt quản lý không gian mạng là đều đương nhiên và cần làm ngay đúng như ông Thưởng đã nêu.

    Trả lờiXóa
  9. Nhà nước chẳng tội gì phải đối thoại với những kẻ chỉ vì lợi ích cá nhân, những kẻ chuyên tìm mọi cách để hạ bệ uy tín cũng như vị trí của Việt Nam đối với thế giới, những kẻ chuyên chống phá...Ai mà chả biết bất kỳ quốc gia nào sử dụng mạng xã hội đều phải có sự quản lý, nữa gì là Việt Nam. Cho nên việc siết chặt quản lý là điều đương nhiên và cần làm

    Trả lờiXóa
  10. chỉ nên xem mạng xã hội như một diễn đàn, và một nguồn thông tin đầu vào cho báo chí, thay vì gán cho nó chức năng “chỉ ra sự thật”. Mặt khác, việc xây dựng pháp luật để quản lý mạng xã hội, cùng các quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, là cần thiết với mọi quốc gia

    Trả lờiXóa