Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019

“Ứng cử viên độc lập” trong cuộc bầu cử Quốc hội có cần trung thành với Hiến pháp Việt Nam?



Ngày 01/07/2019, Phạm Đoan Trang và Trịnh Hữu Long thông báo rằng Luật khoa Tạp chí mới mở một “chuyên trang về bầu cử”, nhằm chuẩn bị cho đợt bầu cử Quốc hội Khóa 15 và Hội đồng Nhân dân các cấp, sẽ diễn ra vào năm 2021. Dưới ngọn cờ “bầu cử tự do và công bằng”, chuyên trang này cung cấp kiến thức, thông tin tuyên truyền và mạng lưới quan hệ cho các “ứng cử viên độc lập” vốn là người của giới chống đối. Bằng động thái này, Luật khoa Tạp chí đã khởi động lại phong trào “Tự ứng cử Đại biểu Quốc hội”, mà nhiều lực lượng chống đối, bất mãn từng phối hợp thực hiện vào năm 2016.
「zân chủ Việt chống phá bầu cử bằng ứng cử viên độc lập」的圖片搜尋結果
Theo mô tả của Phạm Đoan Trang và Trịnh Hữu Long, thì chuyên trang này sẽ tiến hành tuyên truyền theo ít nhất 3 hướng.
Trong hướng tuyên truyền thứ nhất, họ viện 2 lý do để kêu gọi độc giả quan tâm đến các kỳ bầu cử năm 2021. Lý do đầu tiên, theo họ, là bầu cử ở Việt Nam không diễn ra một cách dân chủ. Thứ hai, họ gọi đây là “kỳ bầu cử quyết định việc Việt Nam sẽ bắt đầu những bước đi đầu tiên trên lộ trình dân chủ hóa, chuyển đổi ôn hòa, hay sẽ tiếp tục là quốc gia độc đảng, với bộ máy lãnh đạo ngày càng tỏ ra kém năng lực trong điều hành đất nước”.
Trong hướng tuyên truyền thứ hai, họ đăng tải các kiến thức về bầu cử dưới góc nhìn của chủ nghĩa tự do phương Tây -  như “các quyền và nghĩa vụ liên quan đến bầu cử, phương pháp tính phiếu, các hệ thống bầu cử khác nhau trên thế giới, những nguyên tắc của bầu cử tự do và công bằng, những việc cần làm để có bầu cử tự do và công bằng”.
Trong hướng tuyên truyền thứ ba, họ kêu gọi các thành viên của giới chống đối tự ứng cử, đồng thời cung cấp kiến thức, thông tin tuyên truyền và mạng lưới quan hệ cho những người này. Cụ thể, Trịnh Hữu Long viết rằng những người muốn ứng cử cần chuẩn bị cho đợt bầu cử “ngay từ bây giờ”, bằng cách làm 5 việc.
Một, là “đọc mọi thứ có thể” về bầu cử. Ngoài những nội dung liên quan trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, Long đề nghị các ứng cử viên đọc cẩm nang “ABC về bầu cử” của Lã Khánh Tùng, “Chính trị bình dân” và “Căn bản về Truyền thông & Báo chí” của Phạm Đoan Trang; và chuyên trang về bầu cử của Luật khoa Tạp chí.
Hai, là “tìm hiểu, gặp gỡ những người từng ứng cử trước đây”; bằng cách đọc bài trên website Baucuquochoi.blogspot.com cùng fanpage “Vận động ứng cử đại biểu Quốc hội 2016”; và làm quen với những “ứng cử viên độc lập” cũ như “Nguyễn Thuý Hạnh, Đặng Bích Phượng, Đỗ Nguyễn Mai Khôi, Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy”.
Ba, là “bắt đầu tìm hiểu cả những vấn đề quốc gia lẫn vấn đề địa phương”, để “xây dựng hệ thống quan điểm, chính sách của mình”. Theo lời Long, các ứng viên có thể làm việc này bằng cách “đọc báo một cách có chọn lọc”, gặp gỡ người dân trong khu vực mình định ứng cử, “tham gia thảo luận và giải quyết những vấn đề ở địa phương”, “tìm đến các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp để tìm hiểu những vấn đề thuộc chuyên môn của họ”.
Bốn, là xây dựng hình ảnh của mình trong dư luận, bằng cách sử dụng mạng xã hội, viết báo, viết sách, phát tờ rơi, tổ chức meeting, đến thăm nhà cử tri…
Năm, là “xây dựng đội nhóm” ủng hộ mình, bao gồm các bộ phận “hậu cần, truyền thông, gây quỹ, cố vấn pháp lý,…”.
Ngoài những nội dung trên, trong một số comment trên Facebook cá nhân, Phạm Đoan Trang viết rằng phong trào này đặt mục tiêu “gây khó khăn” cho đợt bầu cử Quốc hội, khiến Nhà nước “mất kiểm soát” bầu cử, hoặc phải “mất hết sức”, “cạn kiệt nguồn lực” để kiểm soát:

Trong một comment khác, Đoan Trang vui miệng nói rằng nếu “90 triệu dân mà không ai, không nhóm nào là đối thủ của Cộng sản được, thì công nhận dân tộc này toàn là lợn”:

Nếu chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài của phong trào “ứng cử viên độc lập”, chúng tôi cũng nghĩ rằng nó tốt, đáng hoan nghênh. Một mặt, nó giúp tiền tài trợ nước ngoài được dùng vào mục đích khám phá, phổ biến kiến thức, thay vì chỉ dùng để nuôi một đám vô học làm nghề biểu tình thuê và chửi chế độ. Mặt khác, khi giới chống đối phải tiếp xúc với cư dân thật thay vì cư dân mạng, họ sẽ tự “giải ảo”, nhận ra mình không được ủng hộ lắm, cũng không có đủ năng lực để giải quyết những vấn đề mà thực tế xã hội đang đặt ra.
Nhưng nếu nhìn vào các comment của Phạm Đoan Trang, để biết tâm thế của những người bên trong phong trào, ta mới biết họ đang rất thù hằn, bế tắc và yếm thế. Họ không tin mình được người dân ủng hộ đủ nhiều để có ảnh hưởng trong bầu cử, họ chỉ dám nghĩ đến việc phá hoại, cản trở cuộc bầu cử. Dù nhân danh “tự do”, họ không tôn trọng quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị của người dân. Dù tự gọi mình là “phong trào dân chủ”, họ khinh thường người dân và hằn học với lòng dân.
Thay vì đại diện cho người dân, hoặc cho các xu hướng tiến bộ, họ chỉ đang đại diện cho những hận thù cá nhân của họ, và cho tiền tài trợ của người Mỹ.
Nếu các nhà “dân chửi” muốn, họ cứ việc thực hiện quyền ứng cử của mình. Nhưng trước đó, họ cần nhớ rằng mọi thể chế chính trị đều chia sẻ một nguyên tắc chung: ai ứng cử vào một chức vụ trong Nhà nước, người đó cần thể hiện sự trung thành với Nhà nước. Có lẽ trong kỳ bầu cử tới, Nhà nước nên quy định rằng mọi người ứng cử đều phải thề trung thành với Hiến pháp Việt Nam hiện hành, ít nhất trong thời gian một nhiệm kỳ. Đây là một thao tác đơn giản và chính danh để loại bỏ mọi “ứng cử viên” giả hiệu, chỉ tham gia để phá hoại cuộc bầu cử.
Nguyễn Biên Cương

3 nhận xét:

  1. Nếu các nhà “dân chửi” muốn, họ cứ việc thực hiện quyền ứng cử của mình. Nhưng trước đó, họ cần nhớ rằng mọi thể chế chính trị đều chia sẻ một nguyên tắc chung: ai ứng cử vào một chức vụ trong Nhà nước, người đó cần thể hiện sự trung thành với Nhà nước. Có lẽ trong kỳ bầu cử tới, Nhà nước nên quy định rằng mọi người ứng cử đều phải thề trung thành với Hiến pháp Việt Nam hiện hành, ít nhất trong thời gian một nhiệm kỳ. Đây là một thao tác đơn giản và chính danh để loại bỏ mọi “ứng cử viên” giả hiệu, chỉ tham gia để phá hoại cuộc bầu cử.

    Trả lờiXóa
  2. nhìn vào các comment của Phạm Đoan Trang, để biết tâm thế của những người bên trong phong trào, ta mới biết họ đang rất thù hằn, bế tắc và yếm thế. Họ không tin mình được người dân ủng hộ đủ nhiều để có ảnh hưởng trong bầu cử, họ chỉ dám nghĩ đến việc phá hoại, cản trở cuộc bầu cử. Dù nhân danh “tự do”, họ không tôn trọng quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị của người dân. Dù tự gọi mình là “phong trào dân chủ”, họ khinh thường người dân và hằn học với lòng dân.

    Trả lờiXóa