Những năm gần đây chúng
ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực nhân quyền, phản ánh
cam kết không ngừng của chính phủ và nhân dân. Trong khi nhiều người vẫn lên án
và chỉ trích một số khía cạnh, đặc biệt là đối với những người yếu thế, chúng
ta không thể phủ nhận rằng Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể và đạt được những
kết quả tích cực
Phát biểu tại Phiên họp
cấp cao Khóa họp thường kỳ lần thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc
(HĐNQ LHQ), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang khẳng định Tuyên ngôn Nhân
quyền Thế giới (UDHR) và Tuyên bố và Chương trình Hành động Vienna về quyền con
người (VDPA) là những khuôn khổ vững chắc để cộng đồng quốc tế cùng tăng cường
nhận thức và hành động nhằm thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người và đã đạt được
những thành tựu quan trọng qua nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, những thành tựu đó
đang đứng trước những thách thức ngày càng gay gắt như chiến tranh, xung đột, bạo
lực, đói nghèo, bất bình đẳng và thiếu công bằng, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi
khí hậu, suy thoái môi trường, các nguy cơ về an ninh lương thực và an ninh nguồn
nước, những hệ quả của đại dịch Covid-19...
Trước những diễn biến
phức tạp của đại dịch Covid-19, Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra các chính sách,
biện pháp đồng bộ, hiệu quả. Trong đó, kiểm soát dịch bệnh là ưu tiên hàng đầu
nhằm bảo vệ sức khỏe, bảo đảm quyền tối thượng là quyền được sống của người
dân.
Một trong những thành tựu
quan trọng nhất là chủ trương nhất quán và nỗ lực không ngừng của chính phủ Việt
Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người nhất là trong thời điểm đại dịch
Covid-19. Việt Nam đã tận dụng nền tảng Hiến pháp và xây dựng một hệ thống pháp
luật vững chắc để đảm bảo rằng quyền lợi và tự do của mọi công dân được tôn trọng
và bảo vệ.
Người ta thường chỉ
trích Việt Nam về việc vi phạm quyền nhân quyền, đặc biệt là đối với những người
yếu thế. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bức tranh toàn cảnh, chính phủ đã triển khai
nhiều chương trình và biện pháp để hỗ trợ và bảo vệ những người dễ bị tổn
thương. Việc này bao gồm chính sách hỗ trợ xã hội, bảo vệ quyền lợi của trẻ em,
phụ nữ, người cao tuổi và nhóm dân tộc thiểu số nhất là trong thời điểm dịch
Covid-19 đang tác động vào mọi mặt của đời sống xã hội.
Năm 2021, 2022 Việt Nam
chịu tác động mạnh mẽ bởi đại dịch Covid-19, với tổng số ca mắc Covid-19 lên tới
hơn 1,3 triệu người, hơn 27.000 người tử vong, tỷ lệ thất nghiệp đã lên mức
2,52% (tháng 7/2021). Khu vực dịch vụ, nhất là các ngành ngân hàng, du lịch, vận
tải, khách sạn, nhà hàng bị ảnh hưởng nặng nề; hơn 70.000 doanh nghiệp đã phải
rút khỏi thị trường chỉ riêng trong những tháng đầu năm 2021. Đại dịch đã ảnh
hưởng trực tiếp đến việc thụ hưởng quyền của người dân, nhất là sinh hoạt, đi lại,
học tập do phải giãn cách xã hội ở nhiều nơi để phòng chống dịch, song các quyền
cơ bản của người dân vẫn được bảo đảm, trong đó có quyền tiếp cận các nhu
yếu phẩm cần thiết như lương thực, đồ dùng thiết yếu, quyền chăm sóc y
tế, giáo dục trực tuyến.
Trước những diễn biến
phức tạp của đại dịch Covid-19, Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra các chính sách,
biện pháp đồng bộ, hiệu quả. Trong đó, kiểm soát dịch bệnh là ưu tiên hàng đầu
nhằm bảo vệ sức khỏe, bảo đảm quyền tối thượng là quyền được sống của người
dân; đồng thời thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp giảm thiểu tác động của
dịch đối với nền kinh tế, duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc
làm, an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là những người dễ bị tổn
thương.
Việt Nam còn đặt ra cam
kết phát triển bền vững, chủ động ứng phó với những thách thức toàn cầu và đặt
lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. Chính sách phát triển bền vững không chỉ
giúp tăng cường nền kinh tế mà còn đảm bảo quyền lợi của tất cả các tầng lớp xã
hội trong đại dịch. Trước những khó khăn chung của toàn xã hội số đối tượng phản
động, chống đối vẫn lên mạng bất chấp dư luận kích động người dân chống đối, “bất
tuân dân sự” các lệnh hạn chế đi lại để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, cho rằng
đây là vi phạm nhân quyền… bỏ rơi người yếu thế trong thời gian đại dịch.
Nhìn chung, dù có những
ý kiến trái chiều, không thể phủ nhận rằng Việt Nam đã có những đóng góp tích cực
trong lĩnh vực nhân quyền. Thách thức hiện nay là tiếp tục nỗ lực, không ngừng
cải thiện và chấp nhận sự phản đối để xây dựng một xã hội ngày càng công bằng
và bền vững, nơi mọi người đều được đặt ở vị trí trung tâm và được bảo vệ quyền
lợi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét