Thứ Năm, 13 tháng 4, 2023

Tự do thông tin bảo vệ quyền lợi người dân chứ không phải lợi dụng để chống phá!

 


Dù cho thực tế Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội, bảo đảm nhân quyền, tự do thông tin…thì  một số đối tượng, một số trang trên mạng, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt vẫn tìm mọi cách để xuyên tạc, bịa đặt để xuyên tạc, bẻ cong thực tế tự do thông tin, ngôn luận, báo chí ở Việt Nam.

Năm 2021, một nghị định về một số điều liên quan thông tin quảng cáo và hoạt động của doanh nghiệp, tăng cường thiết lập yêu cầu thông tin tin cậy, có trách nhiệm trên các các nền tảng xuyên biên giới, đặc biệt đối với những thông tin ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của nhiều người, của doanh nghiệp. Theo đó, Facebook, Google, Youtube… buộc phải gỡ bỏ các thông tin quảng cáo sai lệch, vi phạm pháp luật. Điều tất nhiên đó, nhiều quốc gia đã yêu cầu sớm hơn, làm chặt hơn. Nhưng khi thực hiện ở Việt Nam thì một số đối tượng lấy đó để xiên tạc, kiểu như “Đây là cách mà chính quyền Cộng sản cố tình đánh vào những kênh thông tin trái chiều với chủ trương của Đảng!”. Thông tin trái chiều mà các đối tượng này phát tán là những thứ thông tin thêu dệt, bịa đặt, xuyên tạc sự thật, bôi đen thực tế tự do thông tin, báo chí ở Việt Nam. Đó là những thứ tự do bất chấp sự thật, “tự do báo chí” vô nguyên tắc. Để được “thoải mái” ngoài khuôn khổ pháp luật, chúng đòi “tư nhân hóa báo chí” để biến báo chí thành công cụ phục vụ mưu đồ chống phá; yêu sách tự do báo chí theo “tiêu chuẩn” phương Tây; ra sức tung hô, cổ xúy những “nhà báo tự do”, “nhà đấu tranh dân chủ”, “nhà bất đồng chính kiến” chính là những người “tự do ngôn luận” vi phạm pháp luật. Mục đích của những xuyên tạc, bịa đặt đó là để quy kết rằng, “Chỉ khi nào tư pháp có quyền tự trị rộng rãi, thoát khỏi sự lãnh đạo của Đảng, người dân có quyền tự do, thì quốc nạn tham nhũng mới có thể diệt trừ tận gốc, thể chế mới có thể phù hợp với thị trường, tránh được bất ổn, và đất nước mới có thể phát triển bền vững!.

Trên thế giới ngày nay, tự do ngôn luận và tự do báo chí là đòi hỏi khách quan, nó được thể hiện qua chính sách, nhân quyền ở quốc gia đó. Nhưng thực tế báo chí phương Tây có đúng như những kẻ chống phá ca ngợi hay không? Tác giả cuốn “Độc quyền truyền thông” (The Media Monopoly) đã thốt lên: “Các tập đoàn có chiến lược kiểm soát riêng đối với báo chí, từ chuẩn bị nội dung đến đăng tải thông tin. Không một chương trình nào, dù là tin tức hay giải trí, đến được với công chúng nếu không qua sự kiểm duyệt của người quản lý”… Còn ông L.M. Russell và nhiều trí thức ở Mỹ cũng phải thừa nhận: “Từ nhiều năm nay, ở đất nước này, đồng tiền kiểm soát chính sách báo chí. Rất ít tờ báo dám phát ngôn trên lập trường của đông đảo nhân dân. Những tờ báo này được trợ cấp, do đó, chúng nói ngôn ngữ của các ông chủ”.

Ở Việt Nam, công nghệ thông tin và mạng xã hội được sử dụng rộng rãi, cho phép người dân tự do tiếp cận thông tin và bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình. Việc thực hiện quyền tự do internet và mạng xã hội tất nhiên phải được đặt trong khung khổ pháp luật để bảo đảm an ninh mạng, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng mạng xã hội để vi phạm pháp luật; đồng thời pháp luật cũng là để bảo vệ người dùng, tổ chức, doanh nghiệp. Điều 25 Hiến pháp 2013 đã ghi nhận: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”. Các Luật Báo chí 2016 và Luật Tiếp cận thông tin 2016 cũng nêu rõ việc tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí; bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân. Các luật này cũng đều tương thích với các văn kiện quốc tế về quyền con người, quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, báo chí.

Các công ước quốc tế về quyền con người cũng như luật pháp của các nước, trong đó có luật pháp Việt Nam, đều coi tự do thông tin, báo chí là một quyền cơ bản, nhưng đó không phải là quyền tự do tuyệt đối mà phải có giới hạn nhất định – bởi nó nhằm bảo đảm quyền tự do chính đáng của chủ thể khác, không thể chủ thể này mạnh có thể lấn át chủ thể khác, không thể để “cá lớn nuốt cá bé”. Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 xác định rõ: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Qua đường lối, chính sách, pháp luật và trên thực tiễn, Việt Nam luôn quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin. Các quyền đó đều được pháp luật bảo đảm và bảo vệ thực hiện. Hệ thống thông tin báo chí, mạng xã hội và nhiều kênh thông tin khác được tổ chức phong phú, rộng rãi. Hiện nay, nước ta có hàng trăm cơ quan báo chí với quy mô khác nhau, như các cơ quan báo chí chủ lực đa phương tiện, các báo, tạp chí… Việt Nam còn được ghi nhận là một nước có số tỷ lệ người sử dụng internet cao so với nhiều nước (với gần 70 triệu người sử dụng, khoảng 70% dân số). Sóng của nhiều cơ quan truyền thông quốc tế như CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg… đều được tiếp cận dễ dàng tại Việt Nam.

Bất chấp những sự thật đó, các đối tượng thù địch vẫn phủ nhận, vẫn phát tán các tin bài xuyên tạc sự thật tự do thông tin ở Việt Nam; đưa ra các loại “bảng xếp hạng”, “báo cáo” thường niên và “đột xuất”, những kết luận phiến diện để chống phá chế độ XHCN, đòi thực hiện thể chế đa nguyên, đa đảng! Nhưng, dù có “cố gắng” đến đâu thì chúng cũng không thể đảo ngược được thực tế, không thể ngăn cản được con đường đi lên XHCN của dân tộc Việt Nam./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét