Thứ Năm, 20 tháng 4, 2023

Không có chuyện Nhà nước tước đoạt quyền sở hữu đất ở của người dân

 


Thời gian hiện nay, Nhà nước Việt Nam tổ chức lấy ý kiến các giai tầng xã hội về dự thảo Luật Đất đai ( sửa đổi). Có thể nói hiếm có Luật nào lại chú ý sự thu hút của toàn xã hội đến như thế. Qua sự thông tin của các cơ quan thông tin truyền thông, rất nhiều cuộc hội thảo, cuộc họp đã được tổ chức ở mọi miền của đất nước. Ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai lần này được tổ chức bài bản, có hệ thống. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Chính phủ tháng 3-2023 đã nhấn mạnh: Tiếp thu tối đa ý kiến góp ý của các tầng lớp nhân dân để trình ra Quốc hội tại kỳ họp sắp tới. Thế nhưng lợi dụng sự kiện này, một số tổ chức và cá nhân có tư tưởng thù địch với Việt Nam đã xuyên tạc khi cho rằng, “ Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân là sự khôn lỏi của Nhà nước, làm cho hàng triệu người khốn khổ; sở hữu toàn dân về đất đai là thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên hình thức, còn thực tế đã tước quyền sở hữu của nhân dân”. Đồng thời, thời gian qua có nhiều trang báo ở hải ngoại đăng tải ý kiến của các đối tượng chống phá Nhà nước Việt Nam khi núp dưới danh nghĩa “ nhà nghiên cứu” khi lu loa rằng: Nguyên nhân của mọi tranh chấp đất đai là vấn đề sở hữu khi” người dân bị Đảng tước đoạt quyền sở hữu đất đai”. Họ còn rêu rao người dân đấu tranh giành chính quyền nhưng “ không được sở hữu gì”. Vậy trên thực tế thì thế nào?

Như chúng ta đều biết, đất đai là một bộ phận không thể thiếu được của lãnh thổ mỗi quốc gia. Ở nước ta quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân thì tất yếu đất đai của quốc gia phải thuộc sở hữu của toàn dân và được sử dụng cho mục đích chung của nhân dân. Việc sở hữu toàn dân về đất đai tạo điều kiện để mọi người tiếp cận đất đai tạo ra của cải, góp phần phát triển kinh tế xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh. Vì vậy, đứng trên bình diện lý luận và thực tiễn, khi thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đã chứng tỏ tính đúng đắn, phù hợp điều kiện cụ thể ở Việt Nam cũng như xây dựng nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

Mặt khác, chúng ta cũng phải thấy rằng, trải qua hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến thì nguyên nhân chính của chế độ người bóc lột người trong các chế độ cũ là do sự tồn tại chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, trong đó đất đai chính là tư liệu sản xuất quan trọng nhất. Nhà nước mà nước ta đang xây dựng là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Vì thế, để loại trừ nguồn gốc của bóc lột và bất công trong xã hội thì Nhà nước phải là người đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đất đai. Hơn nữa, ở Việt Nam do việc thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, nên Nhà nước trao nhiều quyền cho người sử dụng đất, như: Quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế, góp vốn, tặng cho…

Nhìn ra các nước tư bản, họ thực hiện chế độ đa sở hữu về đất đai nhưng đa phần diện tích đất ở và đất sản xuất, kinh doanh đều thuộc sở hữu tư nhân mà chủ yếu thuộc về nhà tư bản. Đây chính là nguồn gốc của sự phân hóa giàu – nghèo không bao giờ lấp nổi.

Một điểm nữa cũng thẳng thắn đặt ra là vì sao chúng ta cần sửa đổi Luật Đất đai? Rất rõ ràng là trong thời gian qua đã xảy ra những vấn nạn trong việc thực hiện chế độ đất đai, như: Tham nhũng,  nhiều tranh chấp, nhiều “ điểm nóng” dẫn đến khiếu kiện về đất đai… Vô hình chung nó trở thành “ mảnh đất tự nhiên” cho một số tổ chức và cá nhân chống phá chế độ ta quy chụp, suy diễn hạ bệ vai trò của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Song, chúng ta có đủ cơ sở để tin rằng, việc sửa đổi Luật Đất đai hiện hành sẽ được các cơ quan nhà nước tiếp thu tối đa các ý kiến đóng góp của nhân dân để báo cáo Quốc hội khóa XV thảo luận và thông qua xứng đáng với kỳ vọng của nhân dân. Điều đó cũng khẳng định rằng ở Việt Nam người dân không mất quyền sử dụng đất đai mà thuộc về sở hữu của toàn dân!

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét