Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

Vì sao Việt Nam phản bác Báo cáo nhân quyền của Mỹ?

 


Vừa qua, bà Phạm Thu Hằng- Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định: Việt Nam lấy làm tiếc vì Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2022 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên thông tin không chính xác về tình hình thực tiễn tại Việt Nam…Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi thẳng thắn, cởi mở trên tinh thần xây dựng với Hoa Kỳ về những vấn đề còn có sự khác biệt để tăng cường hiểu biết và đóng góp vào sự phát triển của quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Ý kiến của Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao đã khái quát về đánh giá thiếu khách quan trong Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khi cho rằng, “ Một số quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam đã vi phạm nhân quyền có hệ thống”.

Chúng ta thấy rằng, việc đánh giá này là hết sức phiến diện, mang tính quy kết và thiếu chính xác. Chính vì vậy, nội dung Báo cáo lặp lại những nhận định đã đưa ra từ các năm trước đó. Trong báo cáo này đã thể hiện đầy đủ cách nhìn nhận sai lệch và phiến  diện, như: Nhà nước CHXHCN Việt Nam là một nhà nước độc tài. Cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 5-2021 không tự do và không công bằng…Có thể thấy rằng, những thông tin trong báo cáo này bị ảnh hưởng bởi định kiến cá nhân, không dựa trên những thông tin khách quan thu thập được, như báo cáo cho rằng: “ Ở Việt Nam xảy ra bắt bớ và giam giữ tùy tiện, những người thực thi các quyền được quốc tế công nhận, chẳng hạn quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội”. Nhưng các thông tin này là không căn cứ vào các nguồn tin chính thống mà lại lấy từ các nguồn sai lệch, biến những trường hợp vi phạm pháp luật thành những cái tên không hề có ở Việt Nam, như “ tù nhân lương tâm”, “ tù nhân tôn giáo”…

Mặt khác, trong bản báo cáo này khi nhắc đến dân chủ, nhân quyền họ lại cố tình nhắc đến những đối tượng: Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Bắc Truyền, Nguyễn Thúy Hạnh, Huỳnh Thục Vy và khoác lên cho họ những cái tên mà ở Việt Nam cũng không hề có, “ nhà đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền”, “nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền”… để họ quy kết việc các cơ quan chức năng của Việt Nam giam giữ, xử lý các đối tượng này là “ chính quyền đàn áp người vô tội”…Trên thực tế thì đây là những đối tượng chống đối bị chính quyền xử lý theo pháp luật.

Điều nực cười ở chỗ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại bênh vực các đối tượng trên khi phê phán Việt Nam bắt giữ tùy tiện, xét xử không công bằng, đàn áp xuyên quốc gia, can thiệp bất hợp pháp vào các quyền riêng tư, không tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, thiếu tự do Internet…Sự đánh giá này là sai lệch về bản chất về dân chủ và nhân quyền mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đang hướng đến và ngày càng hoàn thiện. Chính vì vậy mà Việt Nam lần thứ hai trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc. Nhiều người cũng biết trước khi bỏ phiếu bầu chọn, các thế lực thù địch và phản động ở trong và ngoài nước ra các “ Lời kêu gọi”, “ Thỉnh nguyện thư” gửi cho một số tổ chức trên thế giới, gửi cho Chính giới một số nước để không ủng hộ Việt Nam tham gia lần thứ hai vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhưng họ đã không thực hiện được. Điều đó đặt ra một câu hỏi: Nếu Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền như báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ viết thì liệu các nước có bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc khóa thứ hai không?

Cá nhân tôi nghĩ trong câu hỏi đã có sự trả lời xác đáng. Do vậy, để quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển thì nhất thiết phải vượt qua rào cản về định kiến nhân quyền, trên cơ sở bình đẳng và hợp tác để làm sâu sắc hơn Đối tác toàn diện mà Việt Nam và Hoa Kỳ đã có nhiều năm gắn bó sau khi bình thường hóa quan hệ!

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét