Đầu tháng 3/2023, Bộ Ngoại giáo Mỹ có ra cái gọi là báo cáo
về nhân quyền thế giới, trong đó, có cho rằng, Việt Nam vi phạm nhân quyền(!?) Thực
tế có phải như vậy? Không hoàn toàn không!
Cần nói ngay rằng, chẳng có đất nước, tổ chức nào trên thế
giới lại cho Mỹ được quyền ra cái gọi là báo cáo nhân quyền trên thế giới cả.
Thông lệ và luật pháp quốc tế về nhân quyền cũng chẳng có điều luật nào nói rằng
Bộ Ngoại giao Mỹ được làm quyền như vậy. Mỹ và Việt Nam đều là thành viên bình
đẳng của Liên hợp quốc; hơn nữa Việt Nam hiện nay là Uỷ viên Hội đồng nhân quyền
của Liên hợp quốc chứ không phải Mỹ. Đặc biệt, việc bảo đảm nhân quyền ngay tại
chính nước Mỹ đã và đang đòi hỏi thế giới phải lưu tâm, đặc biệt là nạn súng ống,
nạn phân biệt chủng tộc, nạn đòi nghèo,…., cho nên Bộ Ngoại giao Mỹ hãy báo cáo
với thế giới, Liên hợp quốc, trực tiếp Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc về việc
bảo đảm nhân quyền của chính nước Mỹ. Hơn nữa, nước Mỹ là thủ phạm của mọi sự
vi phạm nhân quyền trên thế giới. Chính Mỹ đã gây ra hàng loạt cuộc chiến
tranh, đe doạ hoà bình và phát triển trên thế giới, đe do những thành tuwuuj
nhân quyền mà loại người tiến bộ đã đạt được. Cái gọi là báo cáo nhân quyền của
Bộ Ngoại giao Mỹ chẳng có giá trị. Đó chỉ là sản phẩm của chủ nghĩa cường quyền,
là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, của những thế lực chống cộng cự
đoan.
Thực tiễn nhân quyền đất nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã bác bỏ những luận điệu sai trái của Bộ Ngoại giao Mỹ.
78 năm qua (1945-2023) gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam
đoàn kết, đồng lòng giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử,
trong đó có lĩnh vực bảo đảm và thực thi quyền con người, quyền công dân. Hiện
nay, đất nước, con người Việt Nam đều được đổi mới, có nền chính trị ổn định,
kinh tế – xã hội phát triển bền vững, quốc phòng – an ninh được tăng cường, quyền
con người, quyền công dân được đảm bảo, đời sống nhân dân không ngừng được nâng
cao.
Thực tế cho thấy, ở Việt Nam quyền con người, quyền công dân
gắn liền quyền được độc lập, tự do, thống nhất của quốc gia dân tộc.
Đầu thế kỷ 20, đất nước Việt Nam là một đất nước thuộc địa,
nửa phong kiến, chưa có tên trên bản đồ thế giới, quyền con người, quyên công
dân hoàn toàn bị tước bỏ. Ngày 19/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã làm nên một sự kiện “long trời, lở đất” – Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 thành công – tạo bước ngoặt vĩ đại trên con đường thực hiện
khát vọng độc lập, tự do, thống nhất và chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam.
Ngày 02/9/1945, thay mặt nhân dân Việt nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn
độc lập, khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật
đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả
tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”.
Thực hiện lời thề Độc lập, 78 năm qua, dưới sự lãnh đạo của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc Việt Nam đã đoàn kết, nêu cao tinh thần
“không có gì quý hơn độc lập tự do”, chiến đấu và lập nên những thiên sử vàng
chói lọi – đánh bại phát xít Nhật, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất
đất nước. Mọi người dân Việt nam đã thực sự có quyền con người, quyền công. Từ
năm 1975 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, dân tộc Việt Nam
đã vượt qua mọi thử thách, trong đó có sự bao vậy, cấm vận của Phương Tây, do đế
quốc Mỹ cầm đầu, thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN. Ngay nay, đất nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu
mạnh, văn minh, quyền con người, quyền công dân được đảm bảo ngày càng tốt hơn.
Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy
tín như ngày nay.
Từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, nền kinh tế phụ thuộc,
hành chính, bao cấp, Việt Nam đã vươn lên trở thành nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển có thu nhập trung bình. Năm 2020, mặc dù
kinh tế thế giới suy thoái nghiêm trọng, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn giảm
sâu, bị ảnh hưởng tiêu cực của Đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn đảm bảo ổn định
kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 2,91%, quy mô nền kinh tế hơn 343 tỷ
USD, trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Đặc
biệt, năm 2022, mặc vượt qua những diễn biến rất xấu, khó lường, đặc biệt phức
tạp, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục được duy trì ổn định, tăng trưởng GDP đạt
8,02%. Việt Nam được các tổ chức quốc tế lớn, uy tín trên thế giới đánh giá có
nền kinh tế năng động, sáng tạo và hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả. Về văn
hoá, nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc không ngừng được củng
cố, phát triển, thực sự là nguồn lực nội sinh để phát triển kinh tế – xã hội, bảo
vệ Tổ quốc, phát huy, hình thành nhân tố mới, giá trị mới của con người Việt
Nam, góp phần nâng cao dân trí, dân chủ hóa đời sống xã hội, sự năng động sáng
tạo, tự chủ, tích cực của con người. Đến năm 2020, Chỉ số phát triển con người
(HDI) Việt Nam đạt 0,704, thuộc nhóm cao trên thế giới. Nhiều phong trào, cuộc
vận động văn hóa được tổ chức có sức lan toả sâu rộng trong đời sống, tạo môi
trường văn hóa, bảo vệ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng môi trường văn
hóa lành mạnh”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, v.v. Việt Nam đã trở
thành “Đất nước của những di sản”, với những con người cần cù, thông minh, sáng
tạo, hiện đại, thân thiện, là điểm đến của bạn bè quốc tế. Văn hoá thực sự “soi
đường cho quốc dân”, nguồn lực nội sinh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Về đời sống
xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được nâng cao. Việt Nam
cơ bản xóa tình trạng đói kinh niên; được quốc tế đánh giá là một trong số
ít quốc gia có mạng lưới y tế hoàn chỉnh, tổ chức tới tận thôn, bản và đang là
mô hình mà nhiều nước trên thế giới quan tâm, học hỏi kinh nghiệm. Cùng với đó,
chất lượng giáo dục và đào tạo của Việt Nam ngày càng được nâng lên; quốc phòng
– an ninh được đảm bảo.
Việt Nam đã thực hiện hiệu quả phương châm và định hướng “Đa
dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng
quốc tế”. Đến nay, Việt Nam là thành viên tích cực, trách nhiệm cao của 63 tổ
chức quốc tế, nhất là của Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái
Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO); Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), v.v. Việt Nam có quan hệ hợp
tác kinh tế, thương mại, đầu tư với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó đã
ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với 60 nền kinh tế, đối tác chiến lược và
toàn diện với 30 nước, trong đó có 05 nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc, các nước nhóm G7 và G20, v.v. Việt Nam đã được bầu làm Uỷ viên không thường
trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009 và nhiệm kỳ 2020 – 2021
với số phiếu cao, rất cao. Năm 2020, Việt Nam hoàn thành tốt vai trò là Chủ tịch
ASEAN; có nhiều sáng kiến hữu ích thực hiện “nhiệm vụ kép” – vừa phòng chống Đại
dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội có hiệu quả – được
các nước trong khu vực, thế giới đánh giá cao và ủng hộ, v.v. Với phương châm
không để ai bị bỏ về phía sau, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết, phát huy sức mạnh
tổng hợp của toàn dân tộc để chiến thắng “Giặc covid-19” và được các nhà khoa học,
các tổ chức uy tín trên thế giới thừa nhận, Việt Nam là hình mẫu về đối phó với
khủng hoảng toàn cầu, trong đó có khủng hoảng về dịch bệnh. Đặc biệt, Việt nam
đã trúng cử làm Uỷ viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2022-2023 với
số phiếu cao. Năm 2022, vượt qua những tác động rủi ro của nền kinh tế và những
bất ổn thế giới và khu vực, nền kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng 8,02
và 3 tháng đầu năm 2023, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô,
là điểm đến của các doanh nghiệp, tổ chức, tập đoàn kinh tế hàng đầu trên thế
giới.
Đó là sự thật khách quan không thể bác bỏ!
Việt Nam đã “rũ bùn đứng dậy sáng loà”, là biểu tượng của
nhân loại về thực hiện khát vọng độc lập, tự do, thống nhất, đảm bảo quyền con
người, quyền công dân trong một thế giới còn nhiều bất ổn. Một đất nước như thế
không thể là một quốc gia vi phạm nhân quyền. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân
giành được thành tựu như vậy, đó là, xã hội Việt nam có Đảng Cộng sản Việt nam
– Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội- có đường lối, chủ trương, chính
sách đúng đắn; có Nhà nước pháp quyền XHCN vững mạnh, đủ sức điều hành, quản lý
xã hôi; có khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững chắc tạo sức mạnh tổng hợp để
cùng thực hiện xây dựng chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh,
công bằng, dân chủ, văn minh.
Thực tiễn đó đã bác bỏ mọi xuyên tạc về tình hình nhân quyền
ở Việt Nam. Nhân đây cũng nói thêm rằng, Việt Nam và Mỹ đã có mối quân hệ đối
tác toàn diện và ngày càng sâu sắc. Hành động của Bộ Ngoại giao Mỹ không chỉ
làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân Việt Nam, mà còn trực tiếp làm tổn hại đến
lợi ích của nhân dân Mỹ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét