Tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, trong các
phát biểu tại nhiều phiên họp, phiên thảo luận, đoàn Việt Nam luôn kêu gọi các nước cần đoàn kết và tăng cường tham gia, đóng
góp thiết thực nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu,
xem đây như nhân tố quyết định, nhân tố đảm bảo quyền con người trong bối cảnh
hiện nay. Không chỉ có vậy, Việt Nam đã cùng hai nước Bangladesh và Philippines
- Nhóm nòng cốt về biến đổi khí hậu và quyền con người, đã soạn thảo và đưa ra
Phát biểu chung về biến đổi khí hậu và quyền con người tại khóa họp này, cũng
thu hút đông đảo các nước tham gia đồng bảo trợ. Vì sao và dựa trên cơ
sở nào mà Việt Nam nhấn mạnh thách thức này?
Biến
đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh hơn, nghiêm trọng hơn, trở
thành một trong những vấn đề cấp bách toàn cầu. Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng to lớn đến
toàn nhân loại, gia tăng mạnh mẽ cả về cường độ và mức độ với một số hiện tượng
nổi bật:
Nhiệt
độ toàn cầu gia tăng tới mức báo động: Thế
kỷ XX ghi nhận mức nhiệt độ tăng cao nhất trong lịch sử quan trắc thế giới kể
từ thế kỷ XV với mức tăng 0,75. Đặc biệt, kể từ năm 1970, nhiệt độ bề mặt Trái
đất tăng nhanh hơn bất kỳ khoảng thời gian 50 năm nào khác trong vòng 2.000
năm. Theo báo cáo năm 2023 của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), trong giai
đoạn 2023 - 2027, nhiệt độ trung bình năm toàn cầu có thể sẽ cao hơn 1,5°C so
với mức thời kỳ tiền công nghiệp trong ít nhất một năm do sự kết hợp giữa ô
nhiễm bẫy nhiệt và hiện tượng El Nino.
Mực
nước biển dâng nhanh, vốn chỉ xuất hiện với chu kỳ 100 năm/lần, đã trở thành
hiện tượng phổ biến từ đầu thế kỷ XXI: Tháng
9-2022, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, khối lượng băng suy
giảm mạnh trên phạm vi toàn cầu, nhất là tại khu vực Bắc Cực với tốc độ băng
tan vào mùa hè hiện nay ở mức 12,6%/thập niên. Theo dự báo của Liên hợp quốc
tại Báo cáo các mục tiêu phát triển bền vững năm 2022(2),
trong thế kỷ XXI, mực nước biển sẽ tăng thêm ít nhất từ 30 - 60cm vào cuối năm
2100 nếu lượng khí thải nhà kính giảm mạnh và sự nóng lên toàn cầu được giới
hạn ở mức dưới 20C và lên tới 60 -
110cm nếu lượng khí thải nhà kính tiếp tục tăng như hiện nay.
Thảm
họa thiên nhiên (bão, lũ, động đất, sóng thần, hạn hán...) diễn ra ngày càng
nhiều với cường độ lớn: Trong 50 năm qua, số lượng thảm họa
thiên nhiên đã tăng gấp 5 lần và gây thiệt hại gấp 7 lần. Các hiện tượng thiên
tai khiến hàng triệu gia đình mất nhà cửa, phương tiện sản xuất; ảnh hưởng đến
giáo dục, sức khỏe của hàng trăm triệu người. Tại báo cáo tháng 5-2023, WMO cho
biết, trong giai đoạn 1970 - 2021, thế giới ghi nhận 11.778 thảm họa liên quan
đến biến đổi khí hậu, khiến 2 triệu người chết và thiệt hại kinh tế khoảng 4,3
nghìn tỷ USD(3).
Trước những tác động to lớn tới mọi lĩnh vực và
quốc gia, biến đổi khí hậu đã trở thành một trong những vấn đề cấp bách toàn
cầu, là thách thức an ninh phi truyền thống lớn nhất và là một trong những
thách thức nghiêm trọng nhất đối với toàn nhân loại trong thế kỷ XXI, đòi hỏi
sự tham gia giải quyết của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc
gia dễ bị tổn thương nhất với biến đổi khí hậu. IPCC cho rằng, khi mực nước
biển dâng lên 100cm, diện tích đất bị mất đi của Việt Nam sẽ lên tới 40.000km2, chiếm 12,1% tổng diện tích đất hiện có, kéo theo hệ quả
khiến khoảng 17,1 triệu người sẽ mất đi nơi sinh sống. Biến đổi khí hậu là nhân
tố chính gây ra bão, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở, chiếm 87 - 91% số lượng
thiên tai, ảnh hưởng đến 70% dân số, gây thiệt hại khoảng 1 - 1,5% GDP, đe dọa
nghiêm trọng tới việc thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và các mục tiêu
phát triển bền vững của Việt Nam. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong giai
đoạn 2011 - 2020, khí hậu cực đoan đã gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế với
tổng thiệt hại lên tới khoảng 10 tỷ USD.
Trước tác động to lớn của biến đổi khí hậu, từ
khi thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt coi trọng
vấn đề này, luôn nhất quán chủ trương chủ động, tích cực hợp tác quốc tế về
biến đổi khí hậu. Chính phủ đã kịp thời thể chế hóa, ban hành một
số luật, văn bản quan trọng để thúc đẩy, ứng phó với biến đổi khí hậu và nhất
quán đẩy mạnh thực hiện chủ trương từ “tham gia” thành “chủ động, tích cực tham
gia” hợp tác quốc tế trong ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu tại nhiều
thể chế đa phương, quốc tế, khu vực. Không chỉ tham gia với tư cách quốc gia
thành viên, mà Việt Nam còn chủ động đề xuất nhiều sáng kiến, cơ chế, phương
thức hợp tác hiệu quả, góp phần quan trọng thu hút nguồn lực bên ngoài trong
ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao hình ảnh và vị thế đất nước, nhận được
sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế. Trong hợp tác đa phương, Việt Nam đã: 1- Ký kết và sớm phê chuẩn nhiều thỏa thuận
lớn về biến đổi khí hậu, như Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí
hậu (UNFCCC) năm 1992, Nghị định thư Ky-ô-tô năm 1998, Thỏa thuận Pa-ri năm
2016...; 2- Tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế lớn về biến đổi khí hậu,
như Diễn đàn biến đổi khí hậu Á - Âu năm 2011 hay phiên Đối thoại cấp cao “Việt
Nam chung tay cùng các đối tác quốc tế ứng phó với các thách thức của biến đổi
khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long” năm 2015...; 3- Đóng góp tích cực thúc đẩy
các sáng kiến trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), Diễn đàn Hợp tác
kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi
khí hậu (COP). Tại các Hội nghị COP lần thứ 26 và 27, Việt Nam đã cam kết đưa
mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Trong hợp tác song phương, Việt Nam chủ động, tích cực đẩy mạnh hợp tác, đối thoại
với các quốc gia phát triển, nhận được nguồn vốn hỗ trợ lớn thông qua các tổ
chức quốc tế, như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Phát triển
Pháp (AFD), Ngân hàng Thế giới (WB),... Báo cáo về đầu tư và chi tiêu công cho
biến đổi khí hậu tại Việt Nam năm 2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban Phát
triển Liên hợp quốc (UNDP) cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2010 - 2019, Việt
Nam đã nhận được khoảng 600 dự án quốc tế hỗ trợ ứng phó, thích ứng với biến
đổi khí hậu có tổng số vốn ước tính đạt 18,5 tỷ USD. Trong đó, tổng số nguồn
vốn viện trợ không hoàn lại đạt khoảng 1,1 tỷ USD, còn lại là vay ưu đãi. Tháng
12-2022, Việt Nam đã nhận được cam kết hỗ trợ 15,5 tỷ USD từ Anh, Mỹ, các nước
EU hỗ trợ chuyển đổi năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo, giảm phát
thải ròng bằng 0 vào năm 2050(19
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét