Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2023

Bảo vệ trẻ em, chống bạo lực học đường là nỗ lực không ngừng nghỉ cả hệ thống chính trị Việt Nam

 


Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, xúc phạm đến danh dự của người khác gây ra những tổn thương về tinh thần và cả thể xác. Những hành vi đó diễn ra trong môi trường học đường, ở lứa tuổi từ mười đến mười tám tuổi. Theo một số thống kê thì hằng năm ở nước ta có hàng trăm những vụ bạo lực học đường và mức độ thì ngày càng nghiêm trọng hơn. Các em học sinh không chỉ dừng lại ở những hành động như đánh đập, xúc phạm nhân phẩm của nạn nhân mà còn quay phim lại quá trình hành động xảy ra và chia sẻ trên mạng xã hội như một chiến tích, như cách để dằn mặt đối phương. Điều này đã khiến toàn xã hội cảm thấy lo lắng bởi sự suy thoái đạo đức ở một bộ phận các em học sinh vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Những vụ bạo lực học đường diễn ra gần đây đã như là hồi chuông cảnh báo về sự bất lực của nhà trường, gia đình và xã hội. Khi xem những clip này nhiều người không khỏi xót xa, phẫn nộ trước tình trạng bạo lực học đường đang ngày một nghiêm trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng về tinh thần của học sinh, tạo tâm lý bất an cho học sinh, phụ huynh và cả xã hội. Khó ai biết, mỗi ngày đi học, con em mình có bị xâm hại thân thể, tinh thần hay không; bất cứ lúc nào, ở đâu, học sinh cũng có thể đánh nhau. Từ tình hình trên có thể rút ra 03 nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất, đó là nguyên nhân từ chính các em học sinh. Theo một báo cáo của Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, đối tượng tham gia đánh nhau hầu hết là học sinh ở cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông (từ 12-17 tuổi), đây là lứa tuổi mà tâm, sinh lý các em có nhiều biến đổi, suy nghĩ bồng bột, thích tự chứng tỏ bản thân, dễ bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, tâm lý có những nét bất ổn, đôi lúc bốc đồng, không kiểm soát được hành vi bản thân. Trong giai đoạn này, chỉ cần sự tác động, kích thích xấu từ bên ngoài cũng khiến các em học theo, do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng ứng xử, sự non nớt trong kỹ năng sống, sự sai lệch trong quan điểm, chuẩn mực sống… sẽ dẫn đến nhận thức và hành động sai.

Thứ hai, nguyên nhân từ môi trường gia đình và xã hội: môi trường đầu tiên mà mỗi đứa trẻ được sinh ra tiếp xúc là gia đình, bố, mẹ là những người có ảnh hưởng đầu tiên và quan trọng nhất đến việc hình thành tính cách, nhân cách và định hướng sống của con cái. Trong tình hình hiện nay, có không ít ông bố, bà mẹ dạy con bằng cách la mắng, đánh đập thô bạo con khi con mắc sai lầm, dần dần đã hình thành trong con cái tính hung hăng hơn. Việc con cái tiếp xúc với văn hóa  như phim ảnh, sách báo, game, đồ chơi (kiếm, súng) mang tính bạo lực… cũng gây ra những tác động tiêu cực, thúc đẩy sự gia tăng tính hung hăng ở trẻ.

Môi trường xã hội cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng bạo lực học đường. Đa số những vụ việc bạo lực học đường thường xảy ra với những thanh thiếu niên sống trong cộng đồng dân cư có môi trường sống thiếu thốn, trình độ dân trí thấp, nghèo khổ, nhiều đối tượng nghỉ học sớm, chơi bời lêu lổng, nơi có nhiều tệ nạn xã hội… khi tiếp xúc với nhiều đối tượng xấu đó đã tác động xấu tới các em, dần dần đưa vào môi trường học đường và tác động, ảnh hưởng đến những học sinh khác trong nhà trường.

Thứ ba, nguyên nhân từ nhà trường: các trường học còn nặng về việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người, ít hoạt động trải nghiệm. Mặt khác, cuộc sống thực dụng, chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã làm cho giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức, kỹ năng ứng xử của một bộ phận thầy giáo, cô giáo bị xuống cấp. Một số vụ việc học sinh đánh nhau ngay tại lớp học nhưng nhà trường không hay biết, chỉ đến khi trên mạng xuất hiện clip mới quay lại xác minh, xử lý.

Thế nhưng, bạo lực học đường lại là câu chuyện không chỉ riêng của Việt Nam, nó là vấn nạn mang tính toàn cầu. Vấn đề bạo lực học đường gần đây diễn biến phức tạp, có thể xảy ra trong trường học, ngoài cộng đồng và cả trên không gian mạng. Các nghiên cứu cho biết, tỷ lệ bạo lực học đường tại các quốc gia theo từng thời điểm có thể dao động từ 10% – 70%. Tuổi học sinh tham gia các vụ bạo lực học đường có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi từ 10-15 tuổi.

Để chấm dứt bạo lực học đường, UNICEF và các đối tác kêu gọi hành động khẩn cấp trong các lĩnh vực sau: Thực hiện chính sách và pháp luật để bảo vệ học sinh khỏi bạo lực học đường. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa và ứng phó trong trường học. Thúc đẩy các cộng đồng và cá nhân tham gia cùng học sinh lên tiếng về bạo lực và cùng nỗ lực thay đổi văn hóa trong lớp học và trong cộng đồng. Đầu tư hiệu quả hơn và cụ thể vào những giải pháp đã được chứng minh có thể giúp đảm bảo an toàn cho học sinh và nhà trường. Thu thập số liệu tốt hơn, và có số liệu phân tổ về bạo lực đối với trẻ em trong và xung quanh nhà trường đồng thời chia sẻ phương pháp hiệu quả.

Như vậy có thể thấy “bạo lực học đường” từ lâu đã là một vấn nạn mang tính toàn cầu, làm cho UNICEF cũng như nhiều chính phủ hết sức quan tâm để tìm hiểu rõ nguyên nhân và tìm cách giải quyết. Nhưng với mục đích công kích, đả phá, xuyên tạc nhằm bôi nhọ Việt Nam, một số kẻ cố ý xuyên tạc rằng: “Không phải tự nhiên mà “bạo lực học đường” trở thành vấn nạn phổ biến tại Việt Nam” đăng tải trên mạng xã hội mấy ngày qua gây nghi ngờ trong dư luận và công kích chế độ ta.

Trong bài viết trên, tác giả tỏ ra vô cùng thích thú khi liệt kê các hiện tượng bạo lực học đường xảy ra gần đây để rồi quy kết, đổ lỗi một cách đẩy chủ ý cá nhân: “Chắc chắn là có – đó là quan hệ nhân quả” và quy chụp rằng Việt Nam “phải chấp nhận “bạo lực học đường” như một phần không thể thiếu vắng dưới mái trường XHCN”. Rõ rang đây là chiêu trò rất tinh vi của một kẻ chống phá chuyên nghiệp, dám lộng ngôn đưa ra nhận định hết sức tráo trở nhằm công kích chế độ XHCN của Việt Nam.

Chúng ta không phủ nhận bạo lực học đường đã và đang là một vấn nạn, nhưng vấn đề là, với những người tử tế thì đó là đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục để làm cho giáo dục Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn. Còn với những luận điệu của đám con buôn chính trị khoác áo dân chủ nhân quyền suốt ngày la liếm, xuyên tạc, công kích chống phá thì đó lại là “lỗi chế độ”, còn những vụ việc xả súng trường học kinh hoàng ở Mỹ hay phương Tây thì lại được những kẻ này dán cho cái nhãn “tự do”, “quyền con người”. Đúng là trò hề, thật nực cười!

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét