Những năm gần đây, các tổ chức như phóng viên không biên giới
(RFS), BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân phản động chống
phá luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí và cái gọi
là “Sự trung thực của báo chí Việt Nam”. Năm 2022 RFS đã công bố một thứ gọi là
báo cáo về “chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2022”. Theo bảng xếp hạng do tổ
chức này đưa ra thì tự do báo chí Việt Nam ở vị trí 174/180 quốc gia và vùng lãnh
thổ, đứng trên trên Trung Quốc (175) và ngay dưới Cu Ba (173), báo cáo đưa ra
luận điệu bịa đặt và vu cáo Việt Nam và cáo buộc rằng, Việt Nam vẫn nằm trong
nhóm các quốc gia có tình hình báo chí “rất tồi tệ”.
Cùng với đó trong nhiều năm qua các phần tử phản động, chống
đối trong và ngoài nước luôn tìm cơ hội để phụ họa, bình phẩm, xuyên tạc tình hình
tự do báo chí và cái gọi là “sự trung thực” của báo chí Việt Nam. Nhân danh dân
chủ, nhân quyền, chúng cổ vũ cho thứ tự do báo chí không xây dựng trên nền tảng
của sự trung thực và tôn trọng sự thật, một thứ tự do báo chí vô nguyên tắc, nằm
ngoài khuôn khổ pháp luật. Chúng đòi Việt Nam phải tổ chức, quản lý báo chí
theo mô hình báo chí phương Tây, đòi tư nhân hóa báo chí để biến báo chí Việt
Nam thành công cụ phục vụ mưu đồ chính trị của chúng.
Nhân danh tự do báo chí theo tiêu chuẩn phương Tây, họ tung
ra các bài viết, clip, ảnh và đủ thứ tư liệu ngụy tạo, bịa đặt nhằm tuyên truyền
chống lại Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Chúng bình luận theo kiểu bất chấp
sự thật với góc nhìn tiêu cực nhằm gieo rắc hoang mang và qua đó ca ngợi những
thứ giá trị phương Tây mà chúng tôn thờ, ra sức tung hô, cổ súy, ca ngợi những
kẻ mà chúng gán cho những mỹ từ như “nhà báo tự do”, “nhà đấu tranh dân chủ”, “nhà
bất đồng chính kiến” mà thực ra đó là những kẻ vi phạm pháp luật, đã bị pháp luật
xử lý.
Trên thế giới ngày nay, tự do ngôn luận và tự do báo chỉ là
biểu hiện trực tiếp của quan niệm, chính sách nhân quyền ở quốc gia đó. Báo chí
là phương tiện để mọi công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Việt
Nam luôn quan tâm và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người trong đó quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin. Việc bảo đảm mọi công
dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của pháp
luật là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nhiều năm qua, Đảng
và Nhà nước Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo điều kiện
thúc đẩy và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân về tự do ngôn luận. Luật báo
chí năm 2016 quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước, của cơ quan báo chí; trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận
trên báo chí của công dân. Theo đó Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân
thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí
phát huy đúng vai trò của mình.
Bất chấp thực tế và những nguyên tắc cơ bản của báo chí Việt
Nam, RFA tung ra bài viết rất xuyên tạc trên mạng xã hội: “Tuyên giáo Cộng sản
Việt Nam lại “xảo ngôn” khi kêu gọi báo chí “trung thực””. Để minh họa cho luận
điệu này, RFA tung ra hai đơn cử.
Thứ nhất, “Đơn cử như vào ngày 7/4/2022, Đại hội đồng Liên Hợp
Quốc đã bỏ phiếu khai trừ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) với các cáo buộc
nước này vi phạm nhân quyền ở Ukraine, theo đó có 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống
và 58 phiếu trắng. Việt Nam nằm trong số những nước bỏ phiếu chống lại nghị quyết
của Mỹ để loại Nga ra khỏi HĐNQ. Tuy nhiên các tờ báo trong nước trong hai ngày
7 và 8 tháng 4 năm 2022, khi tường thuật về vụ việc này đã không hề đề cập gì đến
lá phiếu chống của Việt Nam”. Cần nói rõ đây không phải là “nghị quyết của Mỹ”
mà là dự thảo Nghị quyết do Mỹ đưa ra trước Đại hội đồng Liên hợp quốc để các
thành viên bỏ phiếu. Việc bỏ phiếu thuận, trắng hay chống là quyền của mỗi quốc
gia, phản ánh thái độ và lợi ích quốc gia của họ, các cơ quan truyền thông hầu
hết đưa tin và bình luận về sự kiện này.
Thông tấn xã Việt Nam ngày 08/4/2022 đã đưa tin: “Tại phiên
họp, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết đình tư cách thành viên
của Nga tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống,
58 phiếu trắng” và bình luận: “Các nước bày tỏ quan ngại trước tình hình hiện
nay tại Ukraine và nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhiều
nước trong đó có những nước bỏ phiếu trắng và chống nghị quyết nói trên cho rằng
trong bối cảnh các cơ chế điều tra quốc tế về tình hình nhân quyền tại Ukraine
gồm cơ chế điều tra được thành lập theo quyết định của Hội đồng nhân quyền tại
Ukraine vẫn đang diễn ra. Việc đề xuất và xem xét này là hành động vội vã trong
khi chưa có thông tin cụ thể, khách quan. Vì thế việc thông qua nghị quyết nói
trên được các nước xem là có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nỗ lực đàm phán, đối
thoại giữa các bên liên quan gây chia rẽ và giảm sự tín nhiệm đối với Liên hợp
quốc”… Nhiều báo, đài đã dẫn lại bài viết này. Như thế là đã rõ. Sao có thể thô
thiển cho rằng “Ban Tuyên giáo nhiều lần chỉ đạo báo chí không được đăng tải”.
Thứ hai, lại một ví dụ điển hình của RFA hết sức bậy bạ, thô
bỉ và tráo trở: “Dư luận cho rằng, câu chuyện “bác sĩ Khoa” là hậu quả của việc
tuyên truyền sai sự thật được Đảng Cộng sản sử dụng để bảo vệ Đảng từ ngày
thành lập. Chỉ đến khi bị cư dân mạng phân tích những điểm vô lý thì câu chuyện
biến mất cùng tác giả”. RFA không thể nói “dư luận cho rằng” để đổi trắng thay đen,
gắp lửa bỏ tay người như thế được. Bởi ngay khi tiếp nhận thông tin và câu chuyện
“bác sỹ Khoa” dưới góc nhìn chuyên môn, cơ quan chức năng nhận ra ngay những thông
tin này là không đúng sự thật và đã chỉ đạo, phối hợp điều tra làm rõ. Chỉ 1 ngày
sau, ngày 8/8/2021 bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai- Chánh Văn phòng Sở Y tế TP. Hồ Chí
Minh khẳng định, sự việc trên là hư cấu, bịa đặt ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc
chiến chống dịch Covid-19 ở thành phố. Chiều 9/8/2021, Sở Thông tin và truyền
thông TP. Hồ Chí Minh đã làm việc với chủ thể đăng ký và sử dụng tài khoản
facebook là Nguyễn Đức Hiền và Hoàng Nguyên Vũ về việc cung cấp thông tin “bác
sỹ rút ống thở của người nhà để nhường cho sản phụ” là nội dung không đúng sự
thật đăng trên mạng internet. Hai chủ tài khoản này đã nhận lỗi và nộp phạt hành
chính 5 triệu đồng/người về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật trên
mạng xã hội. Ngay sau đó nhiều Facebooker cũng đã đăng bài chất vấn bản thân và
nói lời xin lỗi trên trang cá nhân sau khi góp phần lan tỏa câu chuyện nhảm nhí
này.
Rõ ràng RFA dù có cố tình xuyên tạc và bịa đặt thế nào đi chăng
nữa thì sự thật cũng chỉ có một, đó là sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền
báo chí Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung với vị thế, vai trò
ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét